hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 02/10/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép an toàn thực phẩm mới nhất

Các cơ sở chế biến, sản xuất kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định. Vậy hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép an toàn thực phẩm thế nào?

 
Mục lục bài viết
  • Đối tượng nào phải xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm?
  • Điều kiện cấp giấy phép an toàn thực phẩm
  • Hồ sơ và thủ tục xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm
  • Hồ sơ cần chuẩn bị
  • Thủ tục cấp giấy phép an toàn thực phẩm
Câu hỏi: Tôi dự định mở cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống thì có cần phải xin giấy phép an toàn thực phẩm không và hồ sơ, thủ tục như thế nào?

Đối tượng nào phải xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm?

Theo quy định tại Điều 11, 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở chế biến, sản xuất, kinh doanh thực phẩm bắt buộc phải có giấy phép an toàn thực phẩm, trừ các trường hợp:

- Sơ chế, sản xuất ban đầu nhỏ lẻ.

- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, bao gói sẵn hoặc thức ăn đường phố.

- Sản xuất kinh doanh vật liệu bao gói, dụng cụ chứa thực phẩm hoặc không có địa điểm cố định.

- Nhà hàng ở khách sạn; Bếp ăn tập thể không đăng ký kinh doanh thực phẩm.

- Cơ sở đã được cấp một trong các giấy chứng nhận: Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn, Thực hành sản xuất tốt, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế, Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm, Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Hệ thống an toàn thực phẩm.

Đối tượng nào phải xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm?Đối tượng nào phải xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm?

Điều kiện cấp giấy phép an toàn thực phẩm

Căn cứ Điều 19 Luật An toàn thực phẩm năm 2010, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Cơ sở sản xuất kinh doanh được đặt tại vị trí phù hợp, có diện tích phù hợp và đảm bảo khoảng cách an toàn với các nguồn ô nhiễm, độc hại hoặc các nguồn nguy hại khác.

- Có đầy đủ các trang thiết bị phù hợp để hoạt động từ khâu xử lý nguyên liệu đến bảo quản, vận chuyển các loại thực phẩm; Có đủ các thiết bị, dụng cụ để rửa và khử trùng, nước sát trùng, phòng, chống côn trùng gây hại.

- Tiêu chuẩn nước được sử dụng để sản xuất kinh doanh phải phù hợp với quy chuẩn Việt Nam về chất lượng nước sinh hoạt.

- Duy trì điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm, lưu giữ các hồ sơ về nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm và tài liệu về quá trình sản xuất kinh doanh thực phẩm.

- Người trực tiếp sản xuất kinh doanh tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức, thực hành.

Điều kiện cấp giấy phép an toàn thực phẩmĐiều kiện cấp giấy phép an toàn thực phẩm

Ngoài ra, theo Điều 29 Luật An toàn thực phẩm năm 2010, đối với cơ sở chế biến thức ăn, kinh doanh dịch vụ ăn uống cần đáp ứng các điều kiện sau:

- Có đầy đủ dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thức ăn chín và sống.

- Đảm bảo an toàn vệ sinh đối với dụng cụ nấu nướng, chế biến và dụng cụ ăn uống làm từ các vật liệu an toàn.

- Người trực tiếp sản xuất kinh doanh tại cơ sở tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức, thực hành.

Hồ sơ và thủ tục xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm

Hồ sơ cần chuẩn bị

- Đơn xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm (theo mẫu tại Nghị định 155/2018/NĐ-CP).

- Bản sao y Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của cơ sở kinh doanh.

- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp cho người trực tiếp sản xuất kinh doanh và chủ cơ sở kinh doanh.

- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp cho người trực tiếp sản xuất kinh doanh và chủ cơ sở kinh doanh.

- Bản thuyết minh cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ tại cơ sở chế biến, sản xuất kinh doanh thực phẩm đáp ứng điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thủ tục cấp giấy phép an toàn thực phẩm

- Cá nhân, tổ chức có nhu cầu xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm và nộp cho cơ quan có thẩm quyền theo Điều 35 Luật An toàn thực phẩm 2010, các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép an toàn thực phẩm hiện nay là: Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Y tế tùy theo các lĩnh vực hoạt động khác nhau.

Lĩnh vực hoạt động

Cơ quan cấp giấy phép

Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm:

- Thực phẩm, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, dùng để chứa thực phẩm.

- Dầu thực vật, sữa chế biến, bia rượu, nước giải khát, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, các loại thực phẩm khác theo quy định.

Bộ Công Thương 

- Sản xuất ban đầu nông lâm, thuỷ sản, muối (từ khi trồng trọt đến thu hoạch).

- Đối với đấu giá nông sản và chợ đầu mối.

Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn

Kinh doanh dịch vụ ăn uống:

- Thực phẩm nhập khẩu.

- Thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới và thực phẩm bảo vệ sức khỏe phụ gia.

- Phụ gia ngoài danh sách các chất phụ gia được phép sử dụng được Bộ Y tế quy định.

Bộ Y tế

 

- Trong 15 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở. Nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép an toàn thực phẩm, trường hợp từ chối thì trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

Trên đây là những nội dung về giấy phép an toàn thực phẩm. Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ đến:  19006199 để được giải đáp.

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X