hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 25/12/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

So sánh hợp đồng kinh tế và hợp đồng mua bán [Cập nhật mới nhất]

Hợp đồng kinh tế và hợp đồng mua bán là các hợp đồng được sử dụng phổ biến hiện nay, vì có nhiều điểm chung nên không ít người nhầm lẫn 02 loại hợp đồng này với nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc phân biệt được hợp đồng kinh tế và hợp đồng mua bán.

Mục lục bài viết
  • Hợp đồng kinh tế là gì? Các loại hợp đồng kinh tế thông dụng hiện nay
  • Hợp đồng mua bán là gì? Gồm các loại hợp đồng nào?
  • So sánh hợp đồng kinh tế và hợp đồng mua bán chi tiết nhất
Câu hỏi: Tôi thấy hợp đồng kinh tế và hợp đồng mua bán có rất nhiều điểm giống nhau. Vậy phân biệt hai loại hợp đồng này thế nào?

Hợp đồng kinh tế là gì? Các loại hợp đồng kinh tế thông dụng hiện nay

Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận giữa các bên nhằm thực hiện các công việc về sản xuất, trao đổi hàng hóa, cung ứng dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận khác nhằm mục đích để kinh doanh. Chủ thể trong hợp đồng kinh tế thường là thương nhân và đối tượng hợp đồng có thể là hàng hoá (bất động sản, động sản), dịch vụ và các hoạt động sinh lợi khác.

Hợp đồng kinh tế là gì?

Hợp đồng kinh tế là gì?

Hợp đồng kinh tế quy định rõ quyền, nghĩa vụ của các bên nhằm xây dựng và thực hiện kế hoạch, mục đích giao kết hợp đồng. Đây được coi là cơ sở cho việc hợp tác giữa hai bên, đồng thời cũng là căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh chấp xảy ra (nếu có). Do đó, các bên tham gia hợp đồng kinh tế cần lưu ý đến các vấn đề liên quan cũng như tính pháp lý và điều khoản của hợp đồng kinh tế.

Thực tế, đối tượng của hợp đồng kinh tế rất đa dạng, mỗi loại hợp đồng kinh tế đều có những đặc trưng riêng nên được điều chỉnh, chi phối bởi pháp luật có liên quan để áp dụng theo đúng quy định. Hiện nay, có một số hợp đồng kinh tế thông dụng như sau:

- Hợp đồng mua bán hàng hoá;

- Hợp đồng kinh tế xây dựng;

- Hợp đồng cung ứng dịch vụ;

- Hợp đồng liên doanh liên kết;

- Hợp đồng thương mại đặc thù (như thi công thiết kế nhà, giao thầu xây dựng,...);

- Hợp đồng trong hoạt động đầu tư;

- Hợp đồng kinh tế tiếng Anh/song ngữ.

Hợp đồng mua bán là gì? Gồm các loại hợp đồng nào?

Căn cứ theo khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005, mua bán hàng hoá là một hoạt động thương mại mà bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền đối với số hàng hoá đó, nhận hàng và được quyền sở hữu hàng hoá.

Như vậy, có thể hiểu hợp đồng mua bán là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó, bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu cho bên mua, nhận thanh toán và bên mua có nghĩa vụ thanh toán, nhận hàng và được sở hữu hàng theo quy định trong hợp đồng mua bán.

Hợp đồng mua bán gồm 02 loại hợp đồng chủ yếu gồm có: Hợp đồng mua bán trong nước và Hợp đồng mua bán quốc tế.

Hợp đồng mua bán là gì?

Hợp đồng mua bán là gì?

So sánh hợp đồng kinh tế và hợp đồng mua bán chi tiết nhất

*Giống nhau:

- Đều được hình thành dựa trên cơ sở giao kết tự nguyện giữa các bên tham gia hợp đồng, được thể hiện qua các phương diện như:

  • Được tự do lựa chọn đối tác để cùng giao kết và hợp tác thực hiện hợp đồng.

  • Được tự do thỏa thuận các nội dung quy định trong hợp đồng.

  • Tự do lựa chọn thời điểm giao kết hợp đồng, thời điểm hợp đồng hiệu lực và thời điểm chấm dứt hợp đồng,...

- Các chủ thể tham gia hợp đồng đều có lợi, hai bên được tự do thỏa thuận các điều khoản, điều kiện trong hợp đồng có lợi cho mình nhưng không trái quy định pháp luật.

- Đều là hợp đồng song vụ, theo đó các bên đều phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với bên còn lại, hay nói cách khác, quyền lợi của bên này là nghĩa vụ của bên kia.

- Các bên tham gia hợp đồng phải cam kết bằng tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ theo đúng điều khoản đã thoả thuận. Nghĩa vụ tài sản là biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện hợp đồng hoặc giảm thiết thiệt hại, rủi ro trong trường hợp hợp đồng không được thực hiện.

*Khác nhau:

Nội dung

Hợp đồng kinh tế

Hợp đồng mua bán

Căn cứ pháp lý

Luật Thương mại năm 2005.

Bộ luật Dân sự năm 2015.

Chủ thể giao kết

Thương nhân - Thương nhân hoặc Thương nhận - Các bên khác có liên quan.

Người từ đủ 18 tuổi trở lên, nếu là người từ đủ 15 tuổi có tài sản riêng thì được tự mình giao kết hoặc thực hiện hợp đồng; Pháp nhân; Tổ hợp tác; Hộ gia đình và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

Mục đích giao kết

Nhằm mục đích kinh doanh, lợi nhuận cho các bên.

Nhằm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của các bên.

Hình thức

Bằng văn bản (riêng với hợp đồng thương mại thì fax, thư điện tử,... vẫn được xem là hình thức văn bản).

Văn bản, lời nói hoặc hành vi.

Biện pháp bảo đảm

Cầm cố, thế chấp tài sản; đặt cọc; ký quỹ, ký cược; bảo lưu quyền sở hữu; cầm giữ tài sản.

Cầm cố, thế chấp tài sản; đặt cọc; ký quỹ, ký cược; bảo lưu quyền sở hữu; cầm giữ tài sản; tín chấp; bảo lãnh.

Giải quyết tranh chấp

Thương lượng, Trọng tài hoặc Toà án.

Hòa giải, Tòa án (các bên cũng có thể sử dụng giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài).


Trên đây là những thông tin về hợp đồng kinh tế và hợp đồng mua bán. Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ đến tổng đài:  19006199 để được tư vấn, hỗ trợ.
Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X