hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Bảy, 27/04/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Viên chức tự ý nghỉ việc, xử lý như thế nào?

Trên thực tế không hiếm các trường hợp người lao động tự ý nghỉ việc, vậy trường hợp viên chức tự ý nghỉ việc xử lý như thế nào?

Câu hỏi: Tôi công tác trong ủy ban nhân dân xã được 10 năm, tuy nhiên do có việc gia đình nên tôi đã nghỉ 03 ngày làm việc mà không báo trước cho cơ quan, dù hiện đã xong việc gia đình và chuẩn bị đi làm lại nhưng tôi không biết mình có thể bị xử lý như thế nào?

Viên chức tự ý nghỉ việc xử lý như thế nào?

Viên chức tự ý nghỉ việc xử lý như thế nào?Viên chức tự ý nghỉ việc xử lý như thế nào?

Trước khi hình thức xử phạt kỷ luật đối với viên chức tự ý nghỉ việc là khá nặng nề, có thể là từ khiển trách trở lên và nặng hơn có thể buộc thôi việc tùy trường hợp. Tuy nhiên hiện nay không còn quy định cụ thể hình thức xử lý đối với viên chức tự ý nghỉ việc mà sẽ tùy vào mức độ vi phạm như số ngày nghỉ, nguyên nhân nghỉ,... mà chọn hình thức xử phạt phù hợp.

Trong đó, hình thức kỷ luật đối với viên chức tự ý nghỉ theo Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP như sau:

Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng

  • Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp, đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;

  • Vi phạm quy định của pháp luật về: thực hiện chức trách, nhiệm vụ của viên chức; kỷ luật lao động; quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;

  • Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi; có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao; xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp;

  • Không chấp hành quyết định phân công công tác của cấp có thẩm quyền; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong đơn vị;

  • ….

Theo đó, hành vi tự ý nghỉ việc là hành vi vi phạm về chức trách, nhiệm vụ, kỷ luật, quy định nội quy, vì thế nếu viên chức tự ý nghỉ có thể chịu hình thức khiển trách, tuy nhiên cần phải lưu ý số ngày nghỉ không được nghỉ quá số buổi mà luật, nội quy, quy định cơ quan quy định.

Trường hợp viên chức nghỉ việc luôn mà không báo trước thì dù không áp dụng hình thức kỷ luật nhưng sẽ không được hưởng các quyền lợi lao động như: Không được chốt bảo hiểm xã hội, không nhận được trợ cấp thôi việc, không rút bảo hiểm thất nghiệp, bồi thường hợp đồng lao động nếu các bên có thỏa thuận

Viên chức tự ý nghỉ việc có được trả lương không?

Viên chức tự ý nghỉ việc có được trả lương không?Viên chức tự ý nghỉ việc có được trả lương không?

Căn cứ tại Điều 40 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

  • Không được trợ cấp thôi việc.

  • Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

Như vậy, viên chức cũng là người lao động vì thế khi tự ý nghỉ việc mà không xin phép sẽ không được trả lương và còn phải bồi thường tiền cho người sử dụng lao động nhằm đền bù thiệt hại do hành vi của mình gây ra.

Nguyên tắc xử lý kỷ luật viên chức ra sao?

Các nguyên tắc xử lý kỷ luật cán bộ công chức viên chức tại Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP.

  1. Khách quan, công bằng; công khai, minh bạch; nghiêm minh, đúng pháp luật.

  2. Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật. Nếu viên chức có từ 02 hành vi vi phạm trở lên thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức trừ trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, buộc thôi việc.

  3. Trường hợp viên chức đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật tiếp tục có hành vi vi phạm thì tùy nào loại hành vi vi phạm và mức độ nghiêm trọng bị áp dụng hình thức kỷ luật như sau:

  • Áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành;

  • Áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm mới.

  1. Khi xem xét xử lý kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu và sửa chữa, việc khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra.

  2. Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính hoặc hình thức kỷ luật đảng thay cho hình thức kỷ luật hành chính;

  3. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đã bị xử lý kỷ luật đảng thì hình thức kỷ luật hành chính phải bảo đảm ở mức độ tương xứng với kỷ luật đảng.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải xem xét, quyết định việc xử lý kỷ luật hành chính.

  1. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, tinh thần, danh dự, nhân phẩm trong quá trình xử lý kỷ luật.

  2. Viên chức có hành vi vi phạm lần đầu đã bị xử lý kỷ luật mà trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực có cùng hành vi vi phạm thì bị coi là tái phạm; ngoài thời hạn 24 tháng thi hành vi vi phạm đó được coi là vi phạm lần đầu nhưng được tính là tình tiết tăng nặng khi xem xét xử lý kỷ luật.

Cùng với đó cũng có nhiều trường hợp quy định sẽ không xem xét kỷ luật đối với viên chức quy định tại Điều 3 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP.

  1. Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được cấp có thẩm quyền cho phép.

  2. Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức; bị ốm nặng

đang điều trị nội trú tại bệnh viện có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.

  1. Cán bộ, công chức, viên chức là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc cán bộ, công chức, viên chức là nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người có hành vi vi phạm có văn bản đề

  2. Cán bộ, công chức, viên chức đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Trên đây là bài viết viên chức tự ý nghỉ việc xử lý như thế nào?

Bài viết vẫn chưa giải quyết hết thắc mắc của bạn? Đừng ngần ngại, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số  1900.6199 để hỗ trợ, giải đáp

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X