hieuluat

Quyết định 41/2017/QĐ-UBND Sóc Trăng phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng Số công báo: Đang cập nhật
    Số hiệu: 41/2017/QĐ-UBND Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
    Loại văn bản: Quyết định Người ký: Trần Văn Chuyện
    Ngày ban hành: 08/12/2017 Hết hiệu lực: 29/12/2023
    Áp dụng: 31/12/2017 Tình trạng hiệu lực: Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực: Cán bộ-Công chức-Viên chức
  •  

    ỦY BAN NHÂN DÂN
    TỈNH SÓC TRĂNG
    -------

    Số: 41/2017/QĐ-UBND

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

    Sóc Trăng, ngày 08 tháng 12 năm 2017

     

    QUYẾT ĐỊNH

    BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG

    -------------

    ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG

     

    Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

    Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;

    Căn cLuật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;

    Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP, ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;

    Căn cứ Nghị định số 93/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;

    Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng và quản lý viên chức;

    Căn cứ Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ Quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập;

    Căn cứ Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức;

    Căn cứ Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác;

    Căn cứ Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức;

    Căn cứ Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều Luật Kế toán;

    Căn cứ Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg, ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, min nhiệm cán bộ, công chc lãnh đạo;

    Căn cứ Thông tư s 08/2013/TT-BNV ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động;

    Căn cứ Thông tư liên tịch s 163/2013/TTLT-BTC-BNV ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục bnhiệm, bnhiệm lại, b trí, min nhiệm, thay thế và xếp phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng, phụ trách kế toán trong các đơn vị kế toán thuộc lĩnh vực kế toán nhà nước;

    Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tnh Sóc Trăng.

     

     

    QUYẾT ĐỊNH:

     

     

     

    Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định Phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

     

    Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2017. Bãi bỏ các điều khoản có liên quan đến phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức quy định tại Chương III, Chương IV, Chương V, Chương VI, Chương VII của Quyết định số 02/2014/QĐ-UBND ngày 21/01/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng và những quy định khác có liên quan đến quản lý cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng trái với Quyết định này.

     

    Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

     

    Nơi nhận:
    - Như Điều 3;
    - Bộ Nội vụ;
    - CQĐD BNV (TPHCM);
    - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
    - TT TU, TT. HĐND tỉnh;
    - Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
    - Ban Tổ chức Tỉnh ủy;
    - CVP UBND tỉnh;
    - Hội đặc thù có phạm vi hoạt động trong t
    nh;
    - VP HĐND tỉnh;
    - Công ty X
    số kiến thiết Sóc Trăng;
    - Công ty Cấp nước Sóc Trăng;
    - Công ty Công trình Đô thị Sóc Trăng;
    - Công báo tỉnh;
    - Cổng thông tin điện tử t
    nh;
    - Địa ch
    email: phongkiemtravanban2012@gmail.com
    - Lưu: TH, KT, VX, QT, NC, HC.

    TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
    CHỦ TỊCH




    Trần Văn Chuyện

     

    QUY ĐỊNH

    PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
    (Kèm theo Quyết định số: 41/2017/QĐ-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)

     

    Chương I

    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

     

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

    1. Phạm vi điều chỉnh

    Quy định này quy định phân cấp thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

    2. Đối tượng áp dụng

    Cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập là những người giữ chức danh, chức vụ, cụ thể:

    a) Cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước, gồm: các sở, cơ quan tương đương sở, Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp (sau đây gọi chung là sở, ban ngành); các tổ chức hành chính trực thuộc sở, ban ngành; các phòng chuyên môn và tương đương thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện).

    b) Công chức, viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập hưng lương từ ngân sách nhà nước và nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật.

    c) Cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền luân chuyển, biệt phái hoặc điều động vcông tác tại các hội đặc thù, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chsở hu.

    d) Phạm vi và đối tượng không áp dụng.

    - Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

    - Các chức danh lãnh đạo, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chsở hữu; các hội đặc thù có phạm vi hoạt động trong tnh (trừ đối tượng quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 1).

    - Cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã.

    Điều 2. Nội dung quản lý

    1. Xây dựng đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức trong các cơ quan, đơn vị.

    2. Tuyển dụng, sử dụng công chức, viên chức; nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức; phê chuẩn, bnhiệm, miễn nhiệm cán bộ, công chức, viên chức.

    3. Thực hiện chế độ tiền lương, thôi việc, nghỉ hưu và các chế độ, chính sách đãi ngộ khác đối với cán bộ, công chức, viên chức.

    4. Khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.

    5. Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức; báo cáo, thống kê; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và chế độ công vụ, công chức; giải quyết khiếu nại tcáo đối với cán bộ, công chức, viên chức và thực hiện các quy định khác liên quan đến quản lý cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.

    Điều 3. Nguyên tắc phân cấp quản lý

    1. y ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý cán bộ, công chức, viên chức thuộc khối Nhà nước của tỉnh Sóc Trăng theo quy định của pháp luật về quản lý cán bộ, công chức, viên chức và phân cấp quản lý cán bộ của Tỉnh ủy Sóc Trăng; chịu trách nhiệm trước Chính phủ, trước Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh về công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các Bộ, ngành trong công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức của ngành trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo, kiểm tra các sở, ban ngành, các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật và theo quy định này.

    2. Các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức của ngành, địa phương theo pháp luật hiện hành, quy định của Bộ, ngành (nếu có), phân cấp của y ban nhân dân tnh và quyết định của cơ quan có thẩm quyền về công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức.

    3. Các đơn vị sự nghiệp công lập trc tiếp quản lý, sử dụng viên chức trong đơn vị và quyết định một số nội dung đối với viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng III và tương đương trxuống và viên chức gichức vụ do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp bổ nhiệm theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của y ban nhân dân tnh.

    Chương II

    THẨM QUYỀN QUẢN LÝ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

     

    Điều 4. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

    1. Chđạo các sở, ban ngành và tương đương, y ban nhân dân cấp huyện xây dựng Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tchức hành chính; Đề án vị trí việc làm trong các đơn vị snghiệp công lập theo theo quy định.

    2. Chỉ đạo Sở Nội vụ thẩm định, tổng hợp Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của tnh, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; thẩm định Đề án vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

    3. Phê duyệt Đề án vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật hiện hành.

    4. Kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức; quản lý vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp đối với các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý.

    5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý những vi phạm về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật.

    Điều 5. Thẩm quyền của Sở Nội vụ

    1. Thẩm định, tổng hợp Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, Đề án vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập (trừ đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ hoàn toàn về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, gọi tt là đơn vị sự nghiệp tự chủ hoàn toàn) trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

    2. Hướng dẫn các sở, ban ngành, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức; Đề án vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; hàng năm báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

    3. Thanh tra, kiểm tra đối với các sở, ban ngành, các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc thực hiện công tác quản lý vị trí việc làm và đề xuất xử lý vi phạm theo thẩm quyền.

    Điều 6. Thẩm quyền của Thủ trưởng sở, ban ngành và tương đương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

    1. Quản lý vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý: Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trực thuộc xây dựng Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

    2. Quản lý vị trí việc làm, số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

    a) Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc xây dựng Đề án vị trí việc làm theo quy định.

    b) Thẩm định đề án vị trí việc làm của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và khả năng tài chính của đơn vị sự nghiệp.

    c) ớng dn các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyn tự chhoàn toàn thuộc thẩm quyền quản lý xây dựng và phê duyệt Đề án vị trí việc làm, cơ cấu viên chức bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và khả năng tài chính của đơn vị, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

    d) Tổng hợp, xây dựng đề án vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cơ quan, đơn vị, trình Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ).

    đ) Định kỳ hoặc theo yêu cầu đột xuất, tổng hợp, báo cáo về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cho cơ quan có thẩm quyền quản lý.

    Điều 7. Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ

    Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn xây dựng và phê duyệt Đề án vị trí việc làm theo quy định. Chịu trách nhiệm báo cáo tình hình quản lý vị trí việc làm trong đơn vị về cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ).

    Chương III

    THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CHUNG, BỔ NHIỆM, BỔ NHIỆM LẠI

     

    Điều 8. Quản lý cán bộ, công chức, viên chức

    1. Sở Nội vụ giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý chung về công tác cán bộ, công chức, viên chức trong toàn tỉnh, đồng thời có nhiệm vụ sau:

    a) Trực tiếp quản lý cán bộ, công chức từ ngạch chuyên viên chính và tương đương (loại B) trở lên, viên chức gichức danh nghề nghiệp áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 (từ hệ số lương 4,00 đến hệ slương 6,38) thang bảng lương kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi tắt là viên chức giữ chức danh nghề nghiệp áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2) trở lên.

    b) Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về tổ chức triển khai và kiểm tra thực hiện các nội dung của công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong toàn tỉnh.

    c) Thẩm định trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm; min nhiệm; bãi nhiệm; điều động; chuyển công tác; luân chuyn; biệt phái; kỷ luật; cho từ chức; cho thôi giữ chức vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo quản lý thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tnh theo đúng quy định của pháp luật.

    2. Th trưng các sở, ban ngành và tương đương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, trực tiếp quản lý cán bộ, công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương (loại C trở xuống), viên chức gichức danh nghề nghiệp áp dụng hệ slương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98) thang bng lương kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi tắt là viên chức giữ chức danh nghnghiệp áp dụng hệ số lương ca viên chức loại A1) trở xuống; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi đơn vị quản lý. Thực hiện nội dung quản lý cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.

    3. Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp được giao quyền tự chủ trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, sở, ban ngành và tương đương, Ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp quản lý viên chức từ chức danh nghề nghiệp áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 trở xung; thực hiện nội dung quản lý viên chức theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng sở, ban ngành và tương đương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác quản lý viên chức thuộc đơn vị của mình.

    Điều 9. Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức

    1. Sở Nội vụ giúp Ủy ban nhân dân tnh quản lý chung về công tác quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức; chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị thực hiện các quy định về quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức; báo cáo Bộ Nội vụ, Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác qun lý hồ sơ theo quy định; đồng thời trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (hồ sơ gốc, hồ sơ điện tử).

    2. Thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch y ban nhân dân cấp huyện quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức (hồ sơ gốc, hồ sơ điện tử) thuộc thẩm quyền, phạm vi quản lý. Báo cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu đột xuất về tình hình quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức cho cơ quan có thẩm quyền quản lý.

    Điều 10. Bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức

    1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bổ nhiệm các chức danh:

    a) Giám đốc, Phó Giám đốc sở và tương đương.

    b) Trưởng ban, Phó Trưng ban, Giám đốc, Phó Giám đốc, Hiệu trưng, Phó Hiệu trưởng các trường, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.

    c) Giám đốc, Phó Giám đốc bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa cấp tỉnh trực thuộc Sở Y tế.

    d) Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh.

    e) Các chức danh khác theo quy định của pháp luật do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm.

    2. Thủ trưởng sở, ban ngành và tương đương quyết định bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo các phòng ban chuyên môn, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc sở, ban ngành ngoài các chức vụ quy định tại Khoản 1 Điều này.

    3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định bnhiệm các chức vụ nh đạo các phòng chuyên môn và tương đương, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện ngoài các chức vụ quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.

    4. Th trưng đơn vị sự nghiệp được giao quyền tự chủ bổ nhiệm các chức danh viên chức quản lý gồm: Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương trực thuộc đơn vị.

    5. Thẩm quyền bổ nhiệm chức danh Kế toán trưng (hoặc phụ trách kế toán):

    a) Đối với đơn vị kế toán ở cấp tỉnh: Kế toán trưng (hoặc phụ trách kế toán) đơn vị kế toán thuộc quản lý của Hội đồng nhân dân tỉnh do Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh bổ nhiệm; Kế toán trưng (hoặc phụ trách kế toán) đơn vị kế toán cấp I trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm; Kế toán trưng (hoặc phụ trách kế toán) đơn vị kế toán cp II, cp III do cấp có thẩm quyền bnhiệm Phó Thủ trưởng đơn vị quyết định; các đơn vị kế toán khác, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) do Thủ trưởng đơn vị kế toán đó bổ nhiệm.

    b) Đối với đơn vị kế toán cấp huyện: Kế toán trưng (hoặc phụ trách kế toán) đơn vị kế toán thuộc quản lý của Hội đồng nhân dân cấp huyện do Chủ tịch hội đồng nhân dân cấp huyện bổ nhiệm; Kế toán trưng (hoặc phụ trách kế toán) đơn vị kế toán cấp I trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, phụ trách kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm; Kế toán trưng (hoặc phụ trách kế toán) đơn vị kế toán cấp II, cp III do cấp có thẩm quyền bổ nhiệm Phó Thtrưởng đơn vị quyết định; các đơn vị kế toán khác, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) do Thủ trưởng đơn vị kế toán đó bổ nhiệm.

    c) Các đơn vị kế toán khác quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này, trước khi bổ nhiệm kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) phải có ý kiến thống nhất của Sở Nội vụ.

    6. Các quyết định bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức phải gi về Sở Nội vụ để theo dõi, quản lý chung theo quy định (đối với các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ phải gửi về cơ quan, đơn vị cấp trên quản lý trực tiếp 01 bản để theo dõi).

    Điều 11. Bổ nhiệm lại cán bộ, công chức, viên chức

    1. Người có thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức quy định tại Điều 10 quy định này thực hiện việc xem xét, bổ nhiệm lại cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo khi hết thời hạn bổ nhiệm.

    2. Công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý khi hết thời hạn bổ nhiệm mà không đủ tiêu chuẩn, điều kiện để được bổ nhiệm lại thì cơ quan có thẩm quyền bố trí, phân công công tác khác.

    3. Đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo còn dưới 05 năm công tác đến tuổi nghỉ hưu, khi được bổ nhiệm lại thì thời hạn bổ nhiệm tính đúng với tuổi nghỉ hưu theo quy định.

    Chương IV

    THẨM QUYỀN QUẢN LÝ LUÂN CHUYỂN, ĐIỀU ĐỘNG, CHUYỂN CÔNG TÁC, TIẾP NHẬN, BIỆT PHÁI, ĐÁNH GIÁ

    Điều 12. Luân chuyển cán bộ, công chức

    1. Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh quyết định luân chuyển cán bộ, công chức đối với các chức danh thuộc thẩm quyền bnhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện theo kế hoạch.

    2. Thủ trưng các sở, ban ngành quyết định luân chuyển cán bộ, công chức theo kế hoạch đối với các chức danh thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Thủ trưởng các sở, ban ngành.

    3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định luân chuyển cán bộ, công chức theo kế hoạch đối với các chức danh thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

    Điều 13. Điều động cán bộ, công chức

    1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định điều động cán bộ, công chức đối với các chức danh thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và cán bộ, công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương (loại A) trở lên, các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

    2. Giám đốc Sở Nội vụ quyết định điều động cán bộ, công chức ngoài chức danh thuộc thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này giữa các sở, ban ngành và tương đương; giữa các y ban nhân dân cấp huyện; từ các sở, ban ngành sang Ủy ban nhân dân cấp huyện và ngược lại; từ sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện sang các hội đặc thù; từ cơ quan tổ chức, hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, hội đặc thù sang cơ quan Đng, Đoàn thể cấp huyện trở lên, các cơ quan nhà nước cấp trên đóng tại địa phương; từ tỉnh Sóc Trăng đến các tnh, thành phố khác.

    3. Thủ trưởng các sở, ban ngành và tương đương quyết định điều động công chức đối với chức danh thuộc thẩm quyền bổ nhiệm trong nội bộ của sở, ban ngành và các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc.

    4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định điều động cán bộ, công chức đối với các chức danh thuộc thẩm quyền quản lý trong nội bộ của huyện.

    Điều 14. Chuyển công tác đối với viên chức

    1. Khi viên chức chuyển công tác từ đơn vị sự nghiệp công lập này sang đơn vị sự nghiệp công lập khác (bao gồm các đơn vị trực thuộc các cơ quan Đng, đoàn thcấp tnh, các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập nhà nước cấp trên đóng tại địa phương) trên địa bàn tỉnh hoặc ra ngoài tỉnh phải được cơ quan có thẩm quyền quản lý đng ý bằng văn bản, sau đó phải thực hiện chấm dứt hợp đồng làm việc và gii quyết các chế độ theo quy định của Luật Viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định.

    2. Thẩm quyền cho chuyển công tác

    a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho chuyển công tác đối với các chức danh viên chức lãnh đạo quản lý do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bnhiệm, viên chức giữ chức danh nghề nghiệp áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1 (từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78) thang bảng lương kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi tắt là viên chức giữ chức danh nghề nghiệp áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1).

    b) Giám đốc Sở Nội vụ quyết định chuyển công tác đối với viên chức ngoài đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này gia các sở, ban ngành và tương đương (bao gồm đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyn tự chủ thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh); giữa các Ủy ban nhân dân cấp huyện; giữa các sở, ban ngành và tương đương với Ủy ban nhân dân cấp huyện và ngược lại; từ đơn vị sự nghiệp công lập nhà nước sang đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các cơ quan Đảng, Đoàn thể cấp tỉnh và chuyển công tác ngoài tnh.

    c) Thủ trưởng các sở, ban ngành và tương đương quyết định chuyển công tác đối với chức danh viên chức thuộc thẩm quyền bnhiệm và quản lý ngoài đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này trong nội bộ của sở, ban ngành và các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc (bao gồm viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ).

    d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định chuyển công tác đối với viên chức thuộc thẩm quyn bổ nhiệm, quản lý ngoài đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này trong nội bộ của huyện (bao gồm viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ).

    Điều 15. Tiếp nhận công chức, viên chức

    Giám đốc Sở Nội vụ quyết định hoặc tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận công chức, viên chức từ các cơ quan Trung ương và các tnh khác, từ cơ quan Đảng, Đoàn thể cấp huyện trở lên, Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh chuyển đến các sở, ban ngành và tương đương (bao gồm đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh), Ủy ban nhân dân cấp huyện, hội đặc thù sau khi có ý kiến bằng văn bản về việc báo cáo số biên chế, số lượng người làm việc hiện có mặt trên số biên chế, số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền giao hằng năm và thống nhất tiếp nhận công chức, viên chức của Thủ trưởng các sở, ban ngành và tương đương, hội đặc thù, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (công chức, viên chức được tiếp nhận phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ và trình tự thủ tục theo quy định hiện hành và phù hợp với vị trí việc làm theo danh mục được phê duyệt).

    Điều 16. Biệt phái công chức, viên chức

    1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định biệt phái công chức, viên chức đối với các chức danh thuộc thẩm quyền bnhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương (loại A), viên chức giữ chức danh nghề nghiệp áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1.

    2. Giám đốc Sở Nội vụ quyết định biệt phái công chức, viên chức ngoài chức danh thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (sau khi có ý kiến của Thủ trưởng các sở, ban ngành, hội đặc thù, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện) từ sở, ban ngành, hội đặc thù này sang sở, ban ngành, hội đặc thù khác hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện và ngược lại; từ huyện này sang huyện khác; từ cơ quan tổ chức, hành chính, sự nghiệp công lập, hội đặc thù sang cơ quan Đảng, Đoàn thể cấp tnh.

    3. Thủ trưởng các sở, ban ngành và tương đương quyết định biệt phái công chức, viên chức đối với chức danh thuộc thẩm quyền bổ nhiệm trong nội bộ của sở, ban ngành và các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc.

    4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định biệt phái công chức, viên chức đối với chức danh thuộc thẩm quyền bổ nhiệm trong nội bộ của huyện.

    Điều 17. Đánh giá cán bộ, công chức, viên chức

    1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nhận xét, đánh giá đối với các chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc sở, ban ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cp huyện; Thủ trưởng hội đặc thù cấp tỉnh; Hiệu trưng, Trưng ban, Giám đốc, Phó Giám đốc và tương đương các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.

    2. Đối với viên chức quản lý do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm nhưng trực thuộc các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện trình tự, thủ tục đánh giá theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức và Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ sa đi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổng hợp kết quả đánh giá, phân loại báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ).

    3. Giám đốc sở, ban ngành, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ nhận xét, đánh giá đối với các chức danh Phó Giám đốc sở, ban ngành, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở và công chức thuộc phòng chuyên môn thuộc sở, ban ngành.

    4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nhận xét, đánh giá đối với các chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Trưng các cơ quan chuyên môn, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

    5. Trưng các cơ quan, tổ chức hành chính trực thuộc sở, ban ngành, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nhận xét, đánh giá đối với công chức còn lại.

    6. Thủ trưởng hội đặc thù cấp tỉnh, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc sở, ban ngành và tương đương nhận xét, đánh giá đối với cấp phó của đơn vị, hội và viên chức còn lại thuộc thẩm quyền quản lý.

    Căn cứ vào điều kiện cụ thể, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện đánh giá hoặc phân công, phân cấp việc đánh giá viên chức thuộc thẩm quyền quản lý. Người được giao thẩm quyền đánh giá viên chức phải chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập.

    Chương V

    THẨM QUYỀN QUẢN LÝ TUYỂN DỤNG, KÝ KẾT HỢP ĐỒNG LÀM VIỆC, CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG, THÔI VIỆC, HƯU TRÍ

    Điều 18. Tuyển dụng công chức

    1. Sở Nội vụ tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức tuyển dụng công chức ngạch chuyên viên và tương đương (loại C), ngạch cán sự và tương đương (loại D) thuộc sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện.

    2. Sở Nội vụ có trách nhiệm thẩm tra, xác minh văn bằng, chứng chỉ của người trúng tuyển bảo đảm chính xác theo quy định của pháp luật.

    3. Việc tuyển dụng công chức phải do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện.

    4. Trường hợp xét tuyển công chức chỉ áp dụng đối với các đối tượng đặc biệt theo quy định của pháp luật cho phép xét tuyn.

    5. Căn cứ Quyết định công nhận kết quả kỳ thi tuyển hoặc xét tuyển của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ quyết định tuyn dụng và phân công những người trúng tuyển về các sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện. Sau khi hết thời gian thviệc, Thủ trưởng sở, ban ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm đánh giá, nhận xét bng văn bản về thời gian thviệc của công chức gửi về Sở Nội vụ đ xem xét quyết định bnhiệm vào ngạch theo phân cấp.

    Điều 19. Tiếp nhận đối với các trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức và xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức cấp huyện trở lên

    1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch đối với các trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức hoặc xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức cấp huyện trở lên; theo dõi, chđạo Hội đồng kiểm tra, sát hạch thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điểm a, b, Khoản 2, Điều 10 và Điểm a, b, Khoản 2, Điều 13 Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Nội vụ Quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

    2. Hội đồng kiểm tra sát hạch chịu trách nhiệm tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tnh trong tổ chức phê duyệt hình thc và nội dung kiểm tra, sát hạch; kiểm tra, điều kiện, tiêu chuẩn, sát hạch đối với các trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức và xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức cấp huyện trở lên.

    3. Sở Nội vụ thẩm định quy trình, thủ tục hsơ tiếp nhận đối với các trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức và xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức cấp huyện trở lên trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định.

    4. Căn cứ quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kết quả tuyển dụng các trường hợp đặc biệt; kết quả xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức cấp huyện trở lên, Sở Nội vụ quyết định tiếp nhận, bnhiệm vào ngạch công chức hoặc trình Ủy ban nhân dân tnh bổ nhiệm ngạch công chức theo phân cấp.

    Điều 20. Tuyển dụng viên chức

    1. Thủ trưởng sở, ban ngành và tương đương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, căn cứ quy định về tuyển dụng viên chức; căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, số lượng người làm việc được phân bổ hàng năm và khả năng tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc (trừ các đơn vị sự nghiệp được giao quyền tự ch), xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyển dụng viên chức theo quy định của pháp luật.

    2. Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyn tự chủ quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 9 Luật Viên chức, xây dựng kế hoạch và t chc thực hiện việc tuyển dụng viên chức theo quy định pháp luật.

    3. Hàng năm, Thủ trưởng sở, ban ngành và tương đương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Th trưng các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyn tự chủ xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức gửi Sở Nội vụ phê duyệt trước khi tổ chức tuyển dụng; tổ chức thẩm tra, xác minh văn bằng, chứng chcủa người trúng tuyển bảo đảm chính xác theo quy định của pháp luật; báo cáo kết quả tuyn dụng và gửi quyết định tuyển dụng (01 bản) về Sở Nội vụ đtheo dõi, qun lý chung.

    4. Giám đốc Sở Nội vụ có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch tuyển dụng viên chức của các sở, ban ngành và tương đương, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ đủ điều kiện thành lập hội đồng tuyển dụng viên chức.

    5. Trường hợp sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự ch chưa đđiều kiện tổ chức tuyn dụng viên chức hoặc chỉ tiêu tuyển dụng; số lượng thí sinh dự tuyển quá ít thì có thể đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức tuyển dụng viên chức chung toàn tỉnh.

    6. Giám đốc Sở Nội vụ phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh tổ chức tuyển dụng viên chức chung cho toàn tỉnh trong trường hợp các s, ban ngành và tương đương, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ chưa đủ điều kiện tổ chức tuyển dụng viên chức. Trong trường hợp này, sau khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kết quả trúng tuyển, Thủ trưởng các sở, ban ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ chtiêu tuyển dụng và thm quyn bnhiệm chức danh nghề nghiệp tiến hành ra quyết định tuyển dụng, phân công cụ thể về đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc.

    7. Đối với các chức danh lái xe, nhân viên bảo vệ và nhân viên phục vụ trong các đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước cp chi phí hoạt động thường xuyên, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị căn cứ chỉ tiêu được giao để ký kết và thực hiện chế độ hợp đồng lao động theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp.

    Điều 21. Xét tuyển đặc cách

    1. Thủ trưởng sở, ban ngành và tương đương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch để đánh giá về các điều kiện, tiêu chuẩn, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu nhiệm vụ của vị trí việc làm cần tuyển đối với người được đề nghị xét tuyển đặc cách vào viên chức không qua thi tuyển hoặc xét tuyển; theo dõi, chỉ đạo Hội đồng kiểm tra, sát hạch thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25 tháng 12 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tuyển dụng, ký hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức; tổng hợp hồ sơ, kết quả kiểm tra, sát hạch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt (thông qua Sở Nội vụ).

    2. Sở Nội vụ chịu trách nhiệm kiểm tra, điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục hồ sơ tiếp nhận đối với các trường hợp xét tuyển đặc cách trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định.

    3. Căn cứ quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kết quả tuyển dụng các trường hợp xét tuyển đặc cách, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng sở, ban ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Th trưng đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp hoặc trình Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp theo phân cấp.

    Điều 22. Ký kết hợp đồng làm việc và chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức

    Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức (bao gồm Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ) có trách nhiệm:

    1. Căn cứ quyết định tuyển dụng của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức, tiến hành ký kết hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật và ra quyết định cử viên chức có chức danh nghề nghiệp bng hoặc cao hơn, có năng lực, kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng truyền đạt hưng dn tập sđối với viên chức trúng tuyển.

    2. Thực hiện việc chấm dứt hp đồng khi viên chức nghviệc hoặc chuyển công tác đến cơ quan, đơn vị khác; việc chm dứt hợp đng làm việc phải thhiện bằng văn bản có xác nhận của viên chức và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. Văn bản chấm dứt hợp đồng làm việc được lập thành hai bản, mi bên giữ một bản.

    3. Căn cứ vào quyết định tiếp nhận, phân công nhiệm vụ đối với viên chức của cấp có thẩm quyền, năng lực, trình độ đào tạo, quá trình công tác, diễn biến tiền lương và thời gian đóng bảo hiểm xã hội, tiến hành ký hợp đồng làm việc và thực hiện chế độ tiền lương phù hợp đối với viên chức mới chuyn đến.

    Điều 23. Bổ nhiệm, nâng bậc, ngạch lương, thăng hạng chức danh nghề nghiệp

    1. Bổ nhiệm ngạch, chuyển ngạch đối với cán bộ, công chc; bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, xét chuyển chức danh nghề nghiệp đối với viên chức

    a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bổ nhiệm ngạch, chuyển ngạch đối với cán bộ, công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương (loại B); quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và quyết định chuyển chức danh nghề nghiệp viên chức gichức danh nghề nghiệp áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2.

    b) Giám đốc Sở Nội vụ quyết định bổ nhiệm ngạch, chuyển ngạch đối với cán bộ, công chức ngạch chuyên viên và tương đương (loại C);

    c) Thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cp huyện, Thủ trưởng hội đặc thù cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyn tự chủ:

    - Quyết định bổ nhiệm ngạch, chuyển ngạch cho cán bộ, công chức ngạch cán sự và tương đương trở xuống (loại D trxuống);

    - Tổ chức quy trình xét chuyển chức danh nghề nghiệp viên chức giữ chức danh nghề nghiệp áp dụng hệ số lương của viên chức loi A2, nhóm A2.2 trình cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;

    - Quyết định bổ nhiệm, xét chuyển chức danh nghề nghiệp đối với viên chức gichức danh nghề nghiệp áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 trxuống;

    2. Nâng ngạch cán bộ, công chức; thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức

    a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tnh:

    - Quyết định ccán bộ, công chức đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự thi nâng ngạch lên ngạch chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp và tương đương; tổ chức thi nâng ngạch lên ngạch cán sự, chuyên viên và tương đương; quyết định công nhn kết quả thi nâng ngch lên cán sự, chuyên viên và tương đương;

    - Quyết định cử viên chức đđiều kiện, tiêu chuẩn dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; quyết định công nhận kết quả thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của các Bộ chuyên ngành.

    b) Sở Nội vụ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh:

    - Thẩm định, tổng hợp hồ sơ cán bộ, công chức đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự thi nâng ngạch chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp và tương đương. Tổ chức thi nâng ngạch lên ngạch cán sự, chuyên viên và tương đương.

    - Thẩm định, tổng hợp hồ sơ viên chức đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của các Bộ chuyên ngành.

    c) Thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ:

    - Quyết định cử cán bộ, công chức, viên chức đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự thi nâng ngạch công chức, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ).

    - Phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tnh,phê duyệt (khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền); tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của Bộ chuyên ngành

    3. Nâng bậc lương

    a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định nâng bậc lương thường xuyên (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung) và nâng bậc lương trước thời hạn (sau khi có ý kiến thỏa thuận của Bộ Nội vụ) đối với cán bộ, công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương (loại A), viên chức giữ chức danh nghề nghiệp áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, các chức danh lãnh đạo Ủy ban nhân dân tnh, chức danh lãnh đạo do Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh bnhiệm.

    b) Sở Nội vụ tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:

    - Thẩm định hồ sơ đề nghị nâng bậc lương theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này.

    - Hàng năm, tổng hợp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tnh giao chỉ tiêu nâng lương trước thời hạn theo quy định (ch tiêu tăng thêm).

    c) Thủ trưởng sở, ban ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Thủ trưởng hội đặc thù cấp tnh, các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ quyết định nâng bậc lương thường xuyên (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung) đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền (ngoài đối tượng Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định) không phải thỏa thuận với Giám đốc Sở Nội vụ. Riêng việc nâng bậc lương trước thời hạn đối với các trường hợp này phải có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Giám đốc Sở Nội vụ.

    Điều 24. Cho nghỉ hưu, thôi việc

    1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho nghỉ hưu và thôi việc đối với các cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tnh bổ nhiệm, các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, công chức ngạch chuyên viên cao cấp, viên chức giữ chức danh nghề nghiệp áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1.

    2. Thủ trưởng sở, ban ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Thủ trưởng hội đặc thù cấp tnh, các đơn vị sự nghiệp được giao quyền tự chủ quyết định cho nghỉ hưu và thôi việc đối với cán bộ, công chức, viên chức trực thuộc do mình bổ nhiệm và cán bộ, công chức ngạch chuyên viên chính (loại B), viên chức giữ chức danh nghề nghiệp áp dụng hệ s lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 trở xuống.

    3. Các quyết định cho nghỉ hưu và thôi việc phải gửi về Sở Nội vụ để theo dõi, quản lý chung.

    Chương VI

    THẨM QUYỀN QUẢN LÝ KỶ LUẬT, TỪ CHỨC VÀ MIỄN NHIỆM

    Điều 25. Kỷ luật

    1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và cán bộ, công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương (loại A), viên chức giữ chức danh nghề nghiệp áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1; các chức danh lãnh đạo, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm và người được cử đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn góp của Nhà nước.

    2. Giám đốc Sở Nội vụ thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định các hình thức kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; theo dõi, kiểm tra các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thực hiện các hình thức kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức theo đúng quy định của Nhà nước.

    3. Thủ trưởng các sở, ban ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Thủ trưởng hội đặc thù cấp tỉnh, các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ quyết định các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý (ngoài đối tượng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định tại Khoản 1 Điều này). Đồng thời báo cáo Sở Nội vụ việc thực hiện các hình thức kỷ luật cán bộ công chức, viên chức theo quy định.

    Điều 26. Từ chức

    1. Trong thời gian giữ chức vụ, nếu cán bộ, công chức, viên chức không đủ điều kiện làm lãnh đạo, có nguyện vọng xin từ chức t làm đơn báo cáo lãnh đạo cơ quan trực tiếp quản lý và sử dụng công chức, viên chức xem xét quyết định hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.

    2. Trong thời gian tối đa 20 ngày kể từ khi nhận được đơn xin từ chức lãnh đạo cơ quan trực tiếp quản lý và sử dụng công chức, viên chức phải xem xét quyết định hoặc báo cáo lên cấp trên để quyết định.

    3. Việc quyết định chấp thuận cho cán bộ, công chức, viên chức từ chức thực hiện theo nguyên tắc: cấp nào quyết định bổ nhiệm hoặc phê chuẩn kết quả bầu cử thì cấp đó quyết định chấp thuận đơn xin từ chức của cán bộ công chức viên chức.

    4. Cán bộ, công chức, viên chức sau khi từ chức được b trí công tác khác.

    Điều 27. Miễn nhiệm

    1. Cán bộ, công chức, viên chức được bố trí sang công tác khác hoặc được bnhiệm chức vụ mới thì đương nhiên thôi giữ chức vụ đang đm nhiệm.

    2. Cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm, phê chuẩn kết quả bầu cử thì có thm quyền quyết định miễn nhiệm cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo.

    Chương VII

    TỔ CHỨC THỰC HIỆN

    Điều 28. Giám đốc Sở Nội vụ chịu trách nhiệm triển khai, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc thực hiện Quy định này của Thủ trưởng các sở, ban ngành và tương đương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; định kỳ báo cáo tình hình, kết quả thực hiện cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

     

    Trường hợp các văn bản quy định dn chiếu để áp dụng tại Quy định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

    Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị phản ảnh về Sở Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

     

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Quyết định 27/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ công chức lãnh đạo
    Ban hành: 19/02/2003 Hiệu lực: 06/03/2003 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 của Quốc hội
    Ban hành: 13/11/2008 Hiệu lực: 01/01/2010 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị định 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
    Ban hành: 15/03/2010 Hiệu lực: 01/05/2010 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Nghị định 93/2010/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/03/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
    Ban hành: 31/08/2010 Hiệu lực: 22/10/2010 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    05
    Luật Viên chức của Quốc hội, số 58/2010/QH12
    Ban hành: 15/11/2010 Hiệu lực: 01/01/2012 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    06
    Nghị định 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
    Ban hành: 12/04/2012 Hiệu lực: 01/06/2012 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    07
    Nghị định 41/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập
    Ban hành: 08/05/2012 Hiệu lực: 25/06/2012 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    08
    Nghị định 36/2013/NĐ-CP của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức
    Ban hành: 22/04/2013 Hiệu lực: 10/06/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    09
    Thông tư 08/2013/TT-BNV của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
    Ban hành: 31/07/2013 Hiệu lực: 15/09/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    10
    Thông tư liên tịch 163/2013/TTLT-BTC-BNV của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bố trí, miễn nhiệm, thay thế và xếp phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng, phụ trách kế toán trong đơn vị kế toán thuộc lĩnh vực kế toán nhà nước
    Ban hành: 15/11/2013 Hiệu lực: 01/01/2014 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    11
    Nghị định 56/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức
    Ban hành: 09/06/2015 Hiệu lực: 01/08/2015 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    12
    Luật Tổ chức chính quyền địa phương của Quốc hội, số 77/2015/QH13
    Ban hành: 19/06/2015 Hiệu lực: 01/01/2016 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    13
    Nghị định 141/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác
    Ban hành: 10/10/2016 Hiệu lực: 20/12/2016 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    14
    Nghị định 174/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán
    Ban hành: 30/12/2016 Hiệu lực: 01/01/2017 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    15
    Quyết định 02/2014/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc ban hành Quy định phân cấp quản lý tổ chức, biên chế công chức số lượng người làm việc, tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
    Ban hành: 21/01/2014 Hiệu lực: 31/01/2014 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản hết hiệu lực một phần
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 41/2017/QĐ-UBND Sóc Trăng phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng
    Số hiệu: 41/2017/QĐ-UBND
    Loại văn bản: Quyết định
    Ngày ban hành: 08/12/2017
    Hiệu lực: 31/12/2017
    Lĩnh vực: Cán bộ-Công chức-Viên chức
    Ngày công báo: Đang cập nhật
    Số công báo: Đang cập nhật
    Người ký: Trần Văn Chuyện
    Ngày hết hiệu lực: 29/12/2023
    Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ (14)
  • Tải văn bản tiếng Việt

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X