hieuluat

Quyết định 33/2014/QĐ-UBND chính sách với Đội công tác xã hội tình nguyện cấp xã tỉnh Tiền Giang

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền GiangSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:33/2014/QĐ-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Trần Kim Mai
    Ngày ban hành:14/10/2014Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:24/10/2014Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực một phần
    Lĩnh vực:Cơ cấu tổ chức, Chính sách
  • ỦY BAN NHÂN DÂN

    TỈNH TIỀN GIANG

    ________

    Số: 33/2014/QĐ-UBND

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    _______________________

      Tiền Giang, ngày 14 tháng 10 năm 2014

     

     

     

    QUYẾT ĐỊNH

    Ban hành Quy định về tổ chức, hoạt động và chính sách đối với Đội công tác xã hội tình nguyện cấp xã trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

    ____________

    ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG

     

    Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

    Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

    Căn cứ Thông tư liên tịch số 24/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC ngày 22 tháng 10 năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính quy định về thành lập, giải thể, tổ chức hoạt động và chế độ, chính sách đối với Đội công tác xã hội tình nguyện tại xã, phường, thị trấn;

    Căn cứ Nghị quyết số 79/2014/NQ-HĐND ngày 11 tháng 7 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang quy định mức thù lao đối với Đội công tác xã hội tình nguyện tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang;

    Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

     

    QUYẾT ĐỊNH:

     

    Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về tổ chức, hoạt động và chính sách đối với Đội công tác xã hội tình nguyện cấp xã trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

    Điều 2. Giao Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với thủ trưởng các sở, ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tổ chức triển khai và hướng dẫn thực hiện Quyết định này.

    Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính, thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

    Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 48/2005/QĐ-UBND ngày 30/9/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Quy chế về thành lập, tổ chức, hoạt động và chế độ đối với Đội hoạt động xã hội tình nguyện cấp xã trên địa bàn tỉnh Tiền Giang./.

     

    Nơi nhận:

    - Như Điều 3;

    - Bộ Tư pháp, Bộ LĐTBXH;

    - TT TU, TT HĐND tỉnh;

    - CT, các PCT;

    - VPUBND: PVP Đ.T.H. Thu, PNC.

    - Lưu: VT, VHXH (Hương)

    TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

    KT. CHỦ TỊCH

    PHÓ CHỦ TỊCH

     

     

     

     

    Trần Kim Mai

     

     

     

     
     

    ỦY BAN NHÂN DÂN

    TỈNH TIỀN GIANG

    ________

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    _______________________

     

     

     

    QUY ĐỊNH

    Về tổ chức, hoạt động và chính sách đối với Đội công tác xã hội tình nguyện cấp xã trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

    (Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND ngày  14/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)

    __________

     

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức hoạt động, việc thành lập, giải thể, chế độ, chính sách, kinh phí hỗ trợ đối với Đội công tác xã hội tình nguyện ở các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (sau đây gọi tắt là Đội tình nguyện).

    2. Đối tượng áp dụng:

    - Đội tình nguyện, thành viên của Đội tình nguyện.

    - Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, tổ chức, hoạt động của Đội tình nguyện.

    Điều 2. Nguyên tắc hoạt động

    Đội tình nguyện là một tổ chức tự nguyện, gồm những công dân đang cư trú hoặc làm việc trên địa bàn xã, phường, thị trấn tham gia công tác phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các công tác xã hội khác tại xã, phường, thị trấn.

    Tùy theo yêu cầu, điều kiện cụ thể của từng xã, phường, thị trấn cùng với việc bố trí người kiêm nhiệm trong số cán bộ ở cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, Đội tình nguyện được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định tại Thông tư liên tịch số 24/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC ngày 22/10/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

    Điều 3. Cơ cấu tổ chức của Đội tình nguyện

    Mỗi xã, phường, thị trấn chỉ thành lập 01 (một) Đội tình nguyện.

    Số lượng thành viên mỗi Đội tình nguyện có từ 03 đến 05 người, gồm Đội trưởng, Đội phó và các thành viên.

    Điều 4. Tiêu chuẩn đối với thành viên của Đội tình nguyện

    1. Người từ đủ 18 (mười tám) tuổi trở lên, đảm bảo sức khỏe, có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. Có thời gian cư trú tại xã, phường, thị trấn từ 06 (sáu) tháng trở lên hoặc đang làm việc trong các cơ quan, tổ chức có trụ sở đóng trên địa bàn xã, phường, thị trấn nơi Đội tình nguyện hoạt động (không bao gồm công chức).

    2. Tự nguyện tham gia hoạt động của Đội tình nguyện. 

    Điều 5. Thủ tục thành lập Đội tình nguyện

    1. Căn cứ vào tình hình, yêu cầu thực tiễn của công tác phòng, chống tệ nạn xã hội tại xã, phường, thị trấn, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tt là Ủy ban nhân dân cấp xã) lập hồ sơ đề nghị thành lập Đội tình nguyện theo quy định tại khoản 3 Điều này gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.

    2. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét hồ sơ trình Chtịch Ủy ban nhân dân cp huyện ra Quyết định thành lập Đội tình nguyện. Trường hợp không được thành lập, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phải có văn bản nêu rõ lý do gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

    3. Hồ sơ (01 bộ) đề nghị thành lập Đội tình nguyện gồm:

    a) Tờ trình đề nghị thành lập Đội tình nguyện của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, nội dung nêu rõ sự cần thiết của việc thành lập Đội tình nguyện, số lượng và cơ cấu thành viên của Đội tình nguyện.

    b) Dự thảo Quy chế hoạt động của Đội tình nguyện.

    Điều 6. Thủ tục giải thể Đội tình nguyện

    1. Đội tình nguyện giải thể trong các trường hợp sau đây:

    a) Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

    b) Có sự vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc quản lý, tổ chức và hoạt động của Đội tình nguyện. Có 2/3 (hai phần ba) số thành viên của Đội tình nguyện vi phạm pháp luật bị xử lý vi phạm hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc hoạt động của Đội không đúng với chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Điều 7, Điều 8 của Quy định này.

    2. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo có sự vi phạm pháp luật của thành viên Đội tình nguyện, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm xem xét đề nghị giải thể của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, hoặc kiểm tra, đánh giá mức độ vi phạm theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này làm văn bản (01 bộ) trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

    3. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra Quyết định giải thể Đội tình nguyện.

    Điều 7. Chức năng của Đội tình nguyện

    Đội tình nguyện hỗ trợ Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn; hoạt động theo Quy chế được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

    Điều 8. Nhiệm vụ của Đội tình nguyện

    1. Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa, ngăn chặn tệ nạn ma túy, mại dâm, giảm lây nhiễm và tác hại của HIV/AIDS, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán tại cộng đồng.

    2. Tham gia quản lý, tư vấn, giáo dục, cảm hóa, vận động, hỗ trợ người nghiện ma túy cai nghiện; người bán dâm hoàn lương, nạn nhân bị mua bán hòa nhập cộng đồng.

    3. Phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, mua bán người để báo cho các cơ quan chức năng xử lý và có biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm.

    4. Tham gia thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội trên địa bàn như xóa đói giảm nghèo, dạy nghề, tạo việc làm, bình đẳng giới, giảm kỳ thị và phân biệt đối xử, tiếp cận các dịch vụ y tế, xã hội, giúp đỡ người nghiện ma túy sau cai nghiện, người bán dâm hoàn lương, nạn nhân bị mua bán trở về ổn định đời sống, hòa nhập cộng đồng.

    5. Tham gia thực hiện lồng ghép công tác phòng, chống tệ nạn xã hội với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn xã hội và tham gia các phong trào khác trên địa bàn.

    Điều 9. Chế độ, chính sách hỗ trợ đối với thành viên của Đội tình nguyện

    1. Đội tình nguyện được hỗ trợ kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên để chi cho công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn, tham vấn cho đối tượng, văn phòng phẩm, sơ kết, tổng kết.

    2. Mức thù lao cho các thành viên của Đội tình nguyện theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 79/2014/NQ-HĐND ngày 11/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh, cụ thể như sau:

    a) Mức thù lao:

    - Đội trưởng được hưởng mức thù lao là 0,6 lần mức lương cơ sở/tháng.

    - Đội Phó được hưởng mức thù lao là 0,5 lần mức lương cơ sở/tháng.

    - Các thành viên khác của Đội (Đội viên) được hưởng mức thù lao là 0,4 lần mức lương cơ sở/tháng.

    b) Hỗ trợ trang phục:

    Thành viên của Đội công tác xã hội tình nguyện được hỗ trợ 01 (một) lần tiền mua trang phục với mức tối đa là 500.000 (năm trăm nghìn) đồng/người.

    3. Chính sách hỗ trợ đối với thành viên của Đội tình nguyện:

    a) Căn cứ vào tình hình và điều kiện cụ thể của địa phương, thành viên của Đội tình nguyện được hưởng các chính sách hỗ trợ sau:

    - Tham dự các khóa tập huấn, đào tạo bồi dưỡng kiến thức, hội nghị, hội thảo, tham quan học tập, diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm về phòng chống HIV/AIDS, phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm, phòng chống mua bán người do các cấp, các ngành tổ chức;

    - Cung cấp tài liệu và thông tin liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS, phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm và phòng, chống mua bán người;

    - Tham gia các chương trình, dự án thực hiện trên địa bàn liên quan đến nhiệm vụ.

    b) Thành viên của Đội tình nguyện bị tai nạn khi làm nhiệm vụ dẫn đến thiệt hại về sức khỏe thì được hỗ trợ về chi phí y tế cho việc cứu chữa, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc giảm sút như sau:

    - Trường hợp thành viên của Đội tình nguyện bị tai nạn có tham gia bảo hiểm y tế được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn thi hành;

    - Trường hợp thành viên của Đội tình nguyện bị tai nạn không tham gia bảo hiểm y tế: kinh phí hỗ trợ chi phí y tế cho việc cứu chữa, phục hồi chức năng bị mất hoặc giảm sút đối với người tham gia Đội tình nguyện bị tai nạn do ngân sách nhà nước đảm bảo trong dự toán chi thường xuyên của ngân sách cấp xã.

    c) Thành viên của Đội tình nguyện nếu bị thương hoặc hy sinh thuộc một trong những trường hợp quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng thì được công nhận là thương binh hoặc liệt sĩ.

    d) Thành viên của Đội tình nguyện tham gia hoạt động trong Đội liên tục từ 03 (ba) năm trở lên, trong đó có ít nhất 01 (một) năm được cấp giấy khen hoặc bằng khen của các ban, ngành, đoàn thể hoặc chính quyền thì được ưu tiên học nghề, vay vốn sản xuất, kinh doanh từ các chương trình, đề án, dự án dạy nghề hoặc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã.

    Điều 10. Nguồn kinh phí hỗ trợ đối với hoạt động của Đội tình nguyện và chế độ, chính sách đối với thành viên Đội tình nguyện

    Kinh phí đảm bảo cho hoạt động của Đội tình nguyện và thực hiện chế độ, chính sách đối với thành viên Đội tình nguyện chi từ kinh phí ngân sách cấp xã theo Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trường hợp những xã, phường, thị trấn có khó khăn về ngân sách thì Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét hỗ trợ.

    Ngoài ra, còn nguồn tài trợ, huy động của các tổ chức, cá nhân và nguồn khác theo quy định của pháp luật.

    Điều 11. Chế độ báo cáo

    Định kỳ 06 (sáu) tháng, 01 (một) năm, Đội tình nguyện phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện về kết quả hoạt động của Đội tình nguyện và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cấp trên, đồng thời gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động của Đội tình nguyện cấp xã về Ủy ban nhân dân tỉnh.

    Hàng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức sơ kết việc thực hiện Quyết định này.

    Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh, đề xuất về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để xem xét, giải quyết./.

     

     

    TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

    KT. CHỦ TỊCH

    PHÓ CHỦ TỊCH

     

     

     

     

    Trần Kim Mai

     

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân số 11/2003/QH11
    Ban hành: 26/11/2003 Hiệu lực: 10/12/2003 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân số 31/2004/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 03/12/2004 Hiệu lực: 01/04/2005 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Thông tư liên tịch 24/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính quy định về thành lập, giải thể, tổ chức hoạt động và chế độ, chính sách đối với Đội công tác xã hội tình nguyện tại xã, phường, thị trấn
    Ban hành: 22/10/2012 Hiệu lực: 07/12/2012 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Quyết định 48/2005/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc ban hành Quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động và chế độ đối với đội hoạt động xã hội tình nguyện cấp xã trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
    Ban hành: 30/09/2005 Hiệu lực: 10/10/2005 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản hết hiệu lực
    05
    Quyết định 27/2020/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc sửa đổi Điều 3 của Quy định về tổ chức, hoạt động và chính sách đối với Đội công tác xã hội tình nguyện cấp xã trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ban hành kèm theo Quyết định 33/2014/QĐ-UBND ngày 14/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang
    Ban hành: 26/11/2020 Hiệu lực: 15/12/2020 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản sửa đổi, bổ sung
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

  • Văn bản đang xem

    Quyết định 33/2014/QĐ-UBND chính sách với Đội công tác xã hội tình nguyện cấp xã tỉnh Tiền Giang

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang
    Số hiệu:33/2014/QĐ-UBND
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:14/10/2014
    Hiệu lực:24/10/2014
    Lĩnh vực:Cơ cấu tổ chức, Chính sách
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Đang cập nhật
    Người ký:Trần Kim Mai
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Hết Hiệu lực một phần
  • Tải văn bản tiếng Việt

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X