hieuluat
hoi dap

Thư viện câu hỏi

Tổng hợp các câu hỏi pháp lý thường gặp, các tình huống pháp lý thực tế gửi về Vanbanluat

Công ty giải thể chỉ bồi thường 1 tháng tiền lương cho người lao động?

Câu hỏi: Xin hỏi Vanbanluat.com: Công ty tôi làm là công ty cổ phần và hiện nay muốn giải thể. Tôi nghe nói nếu giải thể thì mỗi người lao động chỉ được bồi thường 1 tháng tiền lương. Vậy xin hỏi việc này đúng hay sai? Xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến hieuluat.vn, Ban tư vấn của hieuluat.vn xin trả lời bạn như sau:    

Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động khi giải thể được quy định tại Khoản 4 Điều 47 Bộ luật lao động 2012 như sau: "Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán."

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2014 thì "Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài."

Ngoài ra, Khoản 5 Điều 202 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định thứ tự ưu tiên thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp như sau:

- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

- Nợ thuế;

- Các khoản nợ khác.

Như vậy, trước khi tiến hành giải thể, công ty bạn sẽ phải ưu tiên thanh toán các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội cho bạn.

Việc chi trả tiền trợ cấp thôi việc sẽ thực hiện theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 48 Bộ luật lao động 2012:

“Điều 48. Trợ cấp thôi việc

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.”

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được hướng dẫn tại điểm c Khoản 3 Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động 2012 như sau:

“Điều 14. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm

[…]

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm trước đó (nếu có). Trong đó: 
[…]

c) Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.:.

Như vậy, việc chi trả trợ cập thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động khi công ty giải thể sẽ được tính toán dựa trên tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế tại công ty sau khi đã trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm với mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

Xem thêm:

- Có được giải thể công ty bất cứ khi nào không?;

- Đòi lại được tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ của doanh nghiệp khi doanh nghiệp giải thể;

Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: tuvan@vanbanluat.com
X