hieuluat

Thông tư 134/2017/TT-BQP về việc quy định danh mục, tiêu chuẩn bậc trình độ kỹ năng nghề của công nhân quốc phòng tương ứng với nghề đặc thù chuyên ngành kỹ thuật đặc công

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Quốc phòngSố công báo:441&442-06/2017
    Số hiệu:134/2017/TT-BQPNgày đăng công báo:14/06/2017
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Bế Xuân Trường
    Ngày ban hành:25/05/2017Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:10/07/2017Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:An ninh quốc gia
  • BỘ QUỐC PHÒNG
    -------

    Số: 134/2017/TT-BQP

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

    Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2017

     

     

    THÔNG TƯ

    QUY ĐỊNH DANH MỤC, TIÊU CHUẨN BẬC TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ CỦA CÔNG NHÂN QUỐC PHÒNG TƯƠNG ỨNG VỚI NGHỀ ĐẶC THÙ CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT ĐẶC CÔNG

     

    Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

    Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

    Căn cứ Nghị định số 83/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định bậc trình độ kỹ năng nghề, điều kiện nâng bậc của công nhân quốc phòng;

    Theo đề nghị của Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật,

    Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định danh mục, tiêu chuẩn bậc trình độ kỹ năng nghề của công nhân quốc phòng tương ứng với nghề đặc thù chuyên ngành kỹ thuật đặc công.

     

    Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

     

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    Thông tư này quy định danh mục, tiêu chuẩn bậc trình độ kỹ năng nghề của công nhân quốc phòng tương ứng với ngành, nghề đặc thù chuyên ngành kỹ thuật đặc công; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và cá nhân.

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    Thông tư này áp dụng đối với công nhân quốc phòng chuyên ngành kỹ thuật đặc công thực hiện nhiệm vụ theo vị trí, việc làm được giao; các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan.

    Điều 3. Tiêu chuẩn chung đối với công nhân quốc phòng chuyên ngành kỹ thuật đặc công

    1. Bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và Nhân dân; chấp hành nghiêm luật pháp của Nhà nước, kỷ luật của Quân đội; có sức khỏe, tác phong, phương pháp công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

    2. Có bng tt nghiệp trung học phthông và tương đương trở lên; được đào tạo và cấp chứng chỉ nghề bảo đảm kỹ thuật khí tài nước theo quy định; hiểu được một số kiến thức chung về Điều lệ công tác kỹ thuật Quân đội nhân dân Việt Nam, các quy định trong công tác kỹ thuật đặc công; có kiến thức về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

    3. Trong cùng một nghề, người có trình độ kỹ năng nghề bậc cao hơn phải nắm chắc nội dung và thực hiện thành thạo công việc của bậc thấp hơn; người có trình độ kỹ năng nghề bậc thấp hơn phải nắm được nội dung cơ bản và có kỹ năng thực hành một số công việc của bậc cao hơn khi có hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

    4. Hiểu biết và chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về lao động; nội quy, quy trình, quy phạm kỹ thuật về an toàn lao động, phòng chống cháy; quy định về giữ gìn, bảo vệ tài sản, vũ khí trang bị kỹ thuật của Nhà nước và của Quân đội; triệt đthực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

     

    Chương II. DANH MỤC NGHỀ VÀ BẬC TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ

     

    Điều 4. Danh mục nghề

    Nghề bảo đảm kỹ thuật khí tài nước.

    Điều 5. Bậc trình độ kỹ năng nghề

    Nghề bảo đảm kỹ thuật khí tài nước gồm 7 bậc, như sau:

    1. Bậc thấp: Từ bậc 1/7 đến bậc 4/7.

    2. Bậc cao: Từ bậc 5/7 đến bậc 7/7.

     

    Chương III. TIÊU CHUẨN BẬC TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ

     

    Điều 6. Tiêu chuẩn trình độ kỹ năng nghề bậc 1

    1. Kiến thức chuyên môn

    a) Nắm được công dụng, tính năng chiến, kỹ thuật; cấu tạo và hoạt động của các loại khí tài lặn hở, khí tài lặn kín, nửa kín và một số trang bị hỗ trợ, bảo đảm chính: La bàn nước, đồng hồ đo độ sâu, máy đẩy người nhái; quy trình chuẩn bị sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng và quy tắc bảo đảm an toàn trong khai thác sử dụng trang bị khí tài nước.

    b) Có kiến thức cơ bản về y học sinh lý lặn.

    2. Kỹ năng thực hành

    a) Thực hiện được nội dung chuẩn bị sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng khí tài lặn hở, khí tài lặn kín, nửa kín và một số trang bị hỗ trợ, bảo đảm chính.

    b) Kiểm tra được hoạt động của một số khí tài lặn hở, khí tài lặn kín; nắm được các thông số kỹ thuật đơn giản như: Áp suất chai khí, thiết bị đo nồng độ ô xy, đồng hồ đo độ sâu, la bàn nước.

    c) Có khả năng tiếp nhận, ghi chép, chuyển tải thông tin theo yêu cầu và tham gia làm việc trong tổ, nhóm; thực hiện các nội dung bảo đảm kỹ thuật; chịu trách nhiệm một phần đối với kết quả công việc được giao.

    Điều 7. Tiêu chuẩn trình độ kỹ năng nghề bậc 2

    1. Kiến thức chuyên môn

    a) Nắm được công dụng, đặc điểm; tính năng chiến, kỹ thuật; cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các loại khí tài lặn hở, khí tài lặn kín, khí tài lặn kín và na kín cũng như một số trang bị hỗ trợ bảo đảm như: Máy nén khí, máy truyền khí; nội dung, quy trình, quy tắc bảo đảm an toàn trong chuẩn bị sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng trang bị khí tài nước.

    b) Có kiến thức về kiểm tra kỹ thuật, phân cấp chất lượng; hiểu biết về các loại hóa chất sử dụng cho khí tài lặn kín; kín và nửa kín.

    2. Kỹ năng thực hành

    a) Thực hiện thành thạo nội dung chuẩn bị sử dụng, bảo quản khí tài lặn hở, khí tài lặn kín và một số loại trang thiết bị hỗ trợ; làm được một số nội dung bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ đối với khí tài lặn hở.

    b) Kiểm tra được hoạt động khí tài lặn và một số trang thiết bị đồng bộ; vận hành thành thạo máy nén khí, nạp khí vào các chai chứa khí, bình chứa khí; tháo, lắp được cụm chi tiết của khí tài lặn hở, khí tài lặn kín, nửa kín.

    c) Có khả năng suy xét, phán đoán và giải thích thông tin; làm việc độc lập trong tổ, nhóm; chịu trách nhiệm cơ bản với kết quả công việc được giao.

    Điều 8. Tiêu chuẩn trình độ kỹ năng nghề bậc 3

    1. Kiến thức chuyên môn

    a) Nắm được công dụng, đặc điểm; tính năng chiến, kỹ thuật; cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tất cả các loại khí tài lặn, các thiết bị kiểm tra và trang thiết bị hỗ trợ bảo đảm chính hiện có.

    b) Hiểu được yêu cầu kỹ thuật, phương pháp kiểm tra các loại khí tài lặn.

    2. Kỹ năng thực hành

    a) Sử dụng thành thạo thiết bị, dụng cụ để đo đạc, kiểm tra, kiểm nghiệm thông số kỹ thuật của các loại khí tài lặn hở và một số chỉ tiêu kỹ thuật của khí tài lặn kín, nửa kín.

    b) Bảo dưỡng, kiểm tra, hiệu chỉnh các chỉ tiêu kỹ thuật của khí tài lặn hở, như: Bộ phổi thở, bộ giảm áp, van an toàn, cụm van khí chính, chai chứa khí và độ kín của toàn bộ khí tài; bảo dưỡng được khi van miệng ngậm, van xả khí, van an toàn túi thở, bộ lọc khí, bộ chuyển đổi nguồn cấp khí, bộ giảm áp khí ô xy, bộ giảm áp khí ni tơ; sửa chữa nhỏ được khối van miệng ngậm, van xả khí, van an toàn túi thở; kiểm tra được áp suất, nồng độ khí ô xy trong các chai chứa khí; kiểm tra hoạt động của van cấp khí; kiểm tra độ kín của toàn khí tài; hiệu chỉnh được áp suất đầu ra của bộ giảm áp khí ô xy, bộ giảm áp khí hỗn hợp.

    c) Bảo quản, tháo lắp, kiểm tra độ kín, cân bằng trong nước cho máy đẩy người nhái; bảo quản bộ lọc khí, bảo quản cụm van xả khí, cụm van tách dầu, nước máy nén khí cao áp; kiểm tra, bảo dưỡng được đường ống dẫn khí, động cơ, máy nén, hệ thống làm mát.

    d) Có khả năng nhận biết, phân tích, đánh giá thông tin; làm việc độc lập trong tổ, nhóm; chịu trách nhiệm chủ yếu đối với kết quả công việc được giao.

    Điều 9. Tiêu chuẩn trình độ kỹ năng nghề bậc 4

    1. Kiến thức chuyên môn

    a) Nắm được công dụng, đặc điểm; tính năng chiến, kỹ thuật; cấu tạo, nguyên lý hoạt động của buồng tăng giảm áp các loại; các thiết bị kiểm soát và theo dõi người nhái; máy thông tin thủy âm, máy soi ngầm.

    b) Nắm được quy trình công nghệ sửa chữa nhỏ, quy trình niêm cất các trang bị khí tài nước; định mức bảo dưỡng, sửa chữa các loại khí tài nước.

    2. Kỹ năng thực hành

    a) Tháo lắp, kiểm tra, hiệu chỉnh thành thạo các cụm bộ phận cơ khí của khí tài lặn, máy nén khí, máy truyền khí và buồng tăng giảm áp. Bảo dưỡng, sửa chữa được dây đeo, chốt khóa, cụm van ba ngả, hộp đựng hóa chất; bảo dưỡng được phổi thở, van an toàn túi thở, túi thở, chai khí ô xy, chai khí hỗn hợp, bộ tự động chuyển đổi nguồn cấp khí của khí tài lặn kín; bảo dưỡng các bộ phận chính và các bộ phận đồng bộ của máy đẩy người nhái.

    b) Sửa chữa được bộ phổi thở, van an toàn, cụm van khí chính của khí tài lặn hở các loại; bộ giảm áp khí ô xy, bộ giảm áp khí hỗn hợp, bộ chuyển đổi nguồn cấp khí của khí tài lặn kín và nửa kín; đường ống cấp khí, hệ thống van an toàn, van xả khí, chuông báo động, hệ thống chiếu sáng của buồng tăng giảm áp các loại; khắc phục các hư hỏng nhỏ và một số nội dung hư hỏng vừa bằng hình thức thay thế cụm đối với khí tài lặn và trang thiết bị hỗ trợ, bảo đảm chính.

    c) Có khả năng nhận biết, phân tích, đánh giá thông tin từ nhiều nguồn khác nhau; có khả năng làm việc độc lập và hướng dẫn người khác trong tổ, nhóm khi thực hiện công việc; chịu trách nhiệm đối với kết quả, chất lượng công việc của mình và một phần kết quả, chất lượng công việc của thành viên trong tổ, nhóm.

    Điều 10. Tiêu chuẩn trình độ kỹ năng nghề bậc 5

    1. Kiến thức chuyên môn

    a) Nắm được công dụng, đặc điểm; tính năng chiến, kỹ thuật; cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy truyền khí, tổ hợp sản xuất khí các loại, trang thiết bị đồng bộ, trang thiết bị hỗ trợ có trong biên chế; cấu tạo chi tiết và nguyên lý hoạt động của các bộ giảm áp, bộ chuyển đổi nguồn cấp khí, bộ lọc khí cao áp; các tầng nén của máy nén khí cao áp; bộ phận hút nén của máy truyền khí.

    b) Có kiến thức về đo lường, kiểm nghiệm chất lượng và kiểm định; nội dung công tác quản lý trạm sửa chữa khí tài nước.

    2. Kỹ năng thực hành

    a) Sửa chữa được bộ giảm áp khí ôxy, bộ giảm áp khí hỗn hợp, bộ chuyển đổi nguồn cấp khí của khí tài lặn kín; cụm chân vịt máy đẩy người nhái; cụm van hút nạp, cụm van xả, cụm van an toàn, thay thế cụm chi tiết của máy truyền khí các loại.

    b) Kiểm tra được tốc độ, lưu lượng, áp suất đầu ra của máy nén khí, máy truyền khí.

    c) Có khả năng phân tích, đánh giá thông tin từ nhiều nguồn khác nhau phục vụ cho quản lý, nghiên cứu; có khả năng làm việc độc lập; quản lý, điều hành tổ, nhóm thực hiện công việc được phân công; chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm làm ra về chất lượng và chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của thành viên trong tổ, nhóm làm ra.

    Điều 11. Tiêu chuẩn trình độ kỹ năng nghề bậc 6

    1. Kiến thức chuyên môn

    a) Nắm được công dụng, đặc điểm và nguyên lý hoạt động của các trang thiết bị công nghệ, máy móc trạm xưởng; quy trình kiểm tra, kiểm định kỹ thuật an toàn đối với các thiết bị tạo, chứa và truyền khí nén.

    b) Hiểu biết về thành phần, tính chất cơ lý hóa của kim loại, hợp kim; cao su, nhựa tổng hợp; có kiến thức về hình học họa hình, vẽ kỹ thuật.

    2. Kỹ năng thực hành

    a) Sửa chữa hệ thống làm mát máy nén khí, hệ thống lọc khí; cụm van xả khí tách dầu, nước của máy nén khí cao áp các loại; hệ thống thông tin đàm thoại; hệ thống quan sát của buồng tăng giảm áp.

    b) Bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế các cụm của trang thiết bị khí tài lặn, trang thiết bị đồng bộ, trang thiết bị hỗ trợ có trong biên chế.

    c) Biết phân tích, đánh giá thông tin và khả năng tổng quát hóa để đưa ra sáng kiến; làm việc độc lập, có khả năng quản lý, điều hành tổ, nhóm trong quá trình thực hiện công việc; chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm làm ra về chất lượng và chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của thành viên khác trong tổ, nhóm làm ra.

    Điều 12. Tiêu chuẩn trình độ kỹ năng nghề bậc 7

    1. Kiến thức chuyên môn

    a) Nắm được công dụng, đặc điểm; cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các trang thiết bị có trong biên chế; các quy định về đo lường, dung sai, lắp ghép; lập được bản vẽ gia công những chi tiết phức tạp.

    b) Có kiến thức cơ bản về điều khiển, điều chỉnh tự động.

    2. Kỹ năng thực hành

    a) Sửa chữa động cơ dẫn động máy nén khí, các tầng nén máy nén khí các loại; cụm pit tông, xi lanh, van cấp khí một chiều của máy truyền khí các loại và trang thiết bị đo lường; kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng trang bị khí tài nước.

    b) Sử dụng thành thạo các trang thiết bị trạm xưởng để sản xuất các chi tiết, phụ tùng, tạo nguồn vật tư thay thế, sửa chữa cho trang thiết bị khí tài nước.

    c) Biết phân tích, đánh giá thông tin và khả năng tổng quát hóa để đưa ra sáng kiến hiệu quả; làm việc độc lập, có khả năng quản lý, điều hành tổ nhóm trong thực hiện công việc; chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm làm ra về chất lượng và chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của tổ, nhóm làm ra đảm bảo thông số kỹ thuật và theo tiêu chuẩn quy định.

     

    Chương IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

     

    Điều 13. Hiệu lực thi hành

    Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 7 năm 2017.

    Điều 14. Trách nhiệm thi hành

    Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật, Tư lệnh Binh chủng Đặc công, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

     

     

    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG





    Thượng tướng Bế Xuân Trường

  • Loại liên kết văn bản
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Thông tư 134/2017/TT-BQP về việc quy định danh mục, tiêu chuẩn bậc trình độ kỹ năng nghề của công nhân quốc phòng tương ứng với nghề đặc thù chuyên ngành kỹ thuật đặc công

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Quốc phòng
    Số hiệu:134/2017/TT-BQP
    Loại văn bản:Thông tư
    Ngày ban hành:25/05/2017
    Hiệu lực:10/07/2017
    Lĩnh vực:An ninh quốc gia
    Ngày công báo:14/06/2017
    Số công báo:441&442-06/2017
    Người ký:Bế Xuân Trường
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X