hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 10/08/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

[Tổng hợp] Những chính sách mới năm học 2023 mọi phụ huynh cần biết

Những chính sách mới năm học 2023 là thông tin nhiều phụ huynh đặc biệt quan tâm, nhất là chỉ thời gian ngắn nữa thôi, năm học mới 2023 – 2024 chính thức bắt đầu.

Mục lục bài viết
  • Sẽ không tăng mức trần học phí như theo Nghị định 81
  • Áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới với lớp 4, lớp 8 và 11
  • Thay đổi cách đánh giá học sinh các khối lớp 4, 8, 11

Sẽ không tăng mức trần học phí như theo Nghị định 81

Theo khoản 3 Điều 9 Nghị định 81/2021/NĐ-CP về cơ chế thu, quản lý và chính sách miễn, giảm học phí quy định khung học phí từ năm học 2023 – 2024 trở đi như sau:

3. Khung học phí từ năm học 2023 - 2024 trở đi

a) Từ năm học 2023 - 2024 trở đi, khung học phí được điều chỉnh theo tỷ lệ phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm và khả năng chi trả của người dân nhưng không quá 7,5%/năm;

b) Căn cứ khung học phí quy định tại điểm a khoản này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức thu học phí cụ thể nhưng không vượt mức trần quy định.

Tuy nhiên, mới đây Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại Thông báo 300/TB-VPCP ngày 31/7/2023 về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2021/NĐ-CP đã yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương tiếp thu ý kiến các đại biểu dự họp, thống nhất với các Bộ có liên quan để hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP.

Trong đó, sửa đổi Nghị định 81/2021/NĐ-CP theo hướng quy định rõ một số điều khoản về việc chưa triển khai, chưa áp dụng lộ trình cơ chế thu, quản lý học phí và không tăng học phí năm học 2023 - 2024; trình Chính phủ trước ngày 08/8/2023.

chính sách mới năm học 2023 là không tăng mức trần học phíSẽ không tăng học phí năm học 2023 - 2024.

Áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới với lớp 4, lớp 8 và 11

Căn cứ theo lộ trình Chương trình giáo dục phổ thông mới tại Điều 2 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì việc Thay sách giáo khoa theo chương trình giáo dục mới như sau:

- Từ năm học 2020-2021 áp dụng đối với lớp 1.

- Từ năm học 2021-2022 áp dụng đối với lớp 2 và lớp 6.

- Từ năm học 2022-2023: Áp dụng đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.

- Từ năm học 2023-2024: Áp dụng đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.

- Từ năm học 2024-2025: Áp dụng đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Như vậy, trong năm học mới 2023 – 2024 này, học sinh lớp 4, 8 và 11 năm nay sẽ học sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, khác với chương trình của các khối lớp này các năm học trước.

Bên cạnh đó các khối lớp 4, 8 và 11 cũng sẽ tăng số tiết học theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT.

Theo đó số tiết học trung bình mỗi tuần (không kể các môn học tự chọn) của lớp 4, 8, 11 như sau:

- Lớp 4: 30 tiết/tuần

Có nghĩa là tăng 02 tiết/tuần so với số tiết học trung bình một tuần của học sinh lớp 3 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018:

Và tăng 05 tiết/tuần so với số tiết học trung bình một tuần của học sinh lớp 4 theo chương trình giáo dục phổ thông 2006 tại Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT:.

- Lớp 8: 29,5 tiết/tuần, tăng 0,5 tiết/tuần so với số tiết học trung bình một tuần của học sinh lớp 7 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

- Lớp 11: 28.5 tiết/tuần, tăng 09 tiết/tuần so với số tiết học trung bình một tuần của học sinh lớp 11 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006.

Chương trình học đối với các khối lớp này như sau:

* Đối với Chương trình học lớp 4 có thay đổi về môn học

Tại mục 1 Phần IV Chương trình giáo dục phổ thông 2018 quy định lớp 4, học sinh sẽ không còn học môn bắt buộc là "tự nhiên và xã hội”. Mà sẽ học 02 môn bắt buộc khác là môn "lịch sử và địa lý" và môn "khoa học".

Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc ở chương trình lớp 4 bao gồm: Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1; Lịch sử và Địa lí; Khoa học; Tin học và Công nghệ; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm.

Môn học tự chọn là tiếng dân tộc thiểu số.

* Với chương trình giáo dục mới lớp 8

Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lí; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.

Các môn học tự chọn gồm: Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ 2.

* Với chương trình giáo dục mới lớp 11

- Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Lịch sử; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.

- Các môn học lựa chọn: Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật.

Học sinh chọn 04 môn học từ các môn học lựa chọn.

Thay đổi cách đánh giá học sinh các khối lớp 4, 8, 11

Điều 2 Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định lộ trình đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư này như sau:

- Từ năm học 2020-2021 áp dụng đối với lớp 1.

- Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2.

- Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3.

- Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4.

- Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5.

Như vậy trong năm học 2023 – 2024, việc đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27 được thực hiện thêm với các khối lớp 4. Lớp 5 vẫn thực hiện theo quy định cũ.

Đánh giá kết quả giáo dục học sinh

Khoản 2 Điều 9 Thông tư 27 vào cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm thực hiện sẽ thực hiện đánh giá kết quả giáo dục học sinh theo bốn mức:

Mức độ

Tiêu chuẩn

Hoàn thành xuất sắc

+ Có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt;

+ Các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt;

+ Bài kiểm tra định kỳ cuối năm học của các môn học đạt 9 điểm trở lên;

Hoàn thành tốt

+ Chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt;

+ Các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt;

+ Bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 7 điểm trở lên;

Hoàn thành

+ Chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc và Hoàn thành tốt, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt hoặc Hoàn thành; + Các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt hoặc Đạt;

+ Bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 5 điểm trở lên;

Chưa hoàn thành

Những học sinh không thuộc các đối tượng trên

Căn cứ quy định tại Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT việc đánh giá học sinh theo Thông tư này thực hiện theo lộ trình:

Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 6.

Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 7 và lớp 10.

Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 8 và lớp 11.

Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 9 và lớp 12.

Có nghĩa là từ năm học 2023 – 2024 học sinh lớp 8 và lớp 11 sẽ được thực hiện đánh giá theo Thông tư 22.

Và tại Điều 9 Thông tư 22 quy định về đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 8 và lớp 11 năm học 2023 - 2024 như sau:

Mức Tốt
 

Mức Khá

 

Mức Đạt
 

- Có tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét: có mức Đạt.

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 6,5 điểm trở lên, nhưng phải có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 8,0 điểm trở lên.

- Có tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên, và có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 6,5 điểm trở lên.

- Có nhiều nhất 1 môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Chưa đạt.

- Có ít nhất 6 môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên;

- Không có môn học nào có ĐTBmhk, ĐTBmcn dưới 3,5 điểm.

Học sinh ở mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.

 

 

Khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024

Theo Quyết định 2171/QĐ-BGDĐT ban hành ngày 28/7/2023, khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng toàn quốc như sau:

- Thời gian tựu trường: sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.

- Đối với lớp 1: tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.

- Tổ chức khai giảng vào ngày 05/9/2023.

- Kết thúc học kỳ I trước ngày 15/01/2024; hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày 25/5/2024; kết thúc năm học trước ngày 31/5/2024.

- Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30/6/2024. Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31/7/2024.

Thi tốt nghiệp trung học phổ thông, các kỳ thi cấp quốc gia theo quy định và hướng dẫn của Bộ GDĐT.

Trên đây là thông tin về chính sách mới năm học 2023 mọi phụ huynh cần biết. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm

X