hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Bảy, 29/07/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Sắp tới, xe máy phải có đèn nhận diện ban ngày?

Xe máy phải có đèn nhận diện ban ngày là đề xuất của Bộ Giao thông vận tải tại dự thảo Luật Đường bộ đang được lấy ý kiến.

Đèn tín hiệu nhận diện là gì?

Căn cứ theo quy định số 53 của Liên hợp quốc:

Đèn nhận diện ban ngày là đèn được lắp phía trước của phương tiện để giúp phương tiện được dễ dàng nhận ra khi lái xe vào ban ngày. Đèn nhận diện ban ngày có thể bao gồm đèn chiếu sáng phía trước tự động bật khi động cơ hoạt động (AHO) hoặc đèn chạy ban ngày (DRL).

Bên cạnh đó, cường độ sáng của đèn này phải nhỏ hơn đèn chiếu sáng phía trước, đồng thời nằm trong giới hạn 400 - 1200 cd.

Như vậy, có thể hiểu đèn nhận diện ban ngày là là loại đèn giúp phương tiện khi lưu thông ban ngày được dễ dàng nhận dạng, có thể gồm đèn chiếu sáng tự động bật khi động cơ hoạt động hoặc đèn chạy ban ngày.

xe máy phải có đèn nhận diện ban ngày đúng khôngBộ Giao thông vận tải đề xuất xe máy phải có đèn nhận diện ban ngày trong dự thảo mới.

Đề xuất xe máy phải có đèn nhận diện ban ngày

Tại Điều 49, về việc bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ có quy định như sau:

Xe mô tô, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, i, k, m, n khoản 1 Điều này; xe gắn máy không yêu cầu phải có đèn chiếu xa.

Tuy nhiên xe mô tô, xe gắn máy được sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu sau khi Luật Đường bộ có hiệu lực phải có đèn tín hiệu nhận diện khi tham gia giao thông.

Trước đó, khi dự thảo Luật Đường bộ lần 1 (tên gọi cũ là dự thảo Luật Giao thông đường bộ) cũng đã đưa ra đề xuất này và nhận được nhiều ý kiến trái chiều.

Có người cho rằng việc bật đèn nhận diện sẽ giúp giảm thiểu tai nạn giao thông, tuy nhiên cũng có ý kiến nước ta là nước nhiệt đới không phù hợp việc bật đèn cả ngày nhất là vào mùa hè nắng nóng với nhiệt độ cao.

Thực tế, cũng dòng xe máy nhập khẩu về Việt Nam có thiết kế bật đèn nhận diện cả ngày và đêm, một số dòng xe máy sản xuất, lắp ráp trong nước cũng có thiết kế đèn nhận diện. Thế nhưng người mua xe máy chưa quen với đèn nhận diện, nhiều người phải thiết kế lại công tắc tắt đèn để tránh bị phản ứng khi ra đường.

Theo ý kiến của một đại diện của ban soạn thảo cho biết quy định mô tô, xe gắn máy phải có đèn tín hiệu nhận diện khi tham gia giao thông chỉ bắt buộc đối với các xe sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu sau thời điểm Luật Đường bộ hiệu lực, không có giá trị hiệu lực đối với các xe đã sản xuất trước đó.

Quy định này được xây dựng căn cứ theo Công ước Viên 1968 về báo hiệu đường bộ mà Việt Nam là thành viên.

Trên thế giới, xe máy được coi là phương tiện yếu thế hơn ô tô nên Công ước Viên quy định bật đèn nhận diện xe máy cả ngày (không phải đèn chiếu sáng) để người điều khiển ô tô phát hiện xe máy dễ dàng hơn, nhờ đó đảm bảo an toàn hơn cho người đi xe máy. Việt Nam đã tham gia Công ước này nên phải tuân theo quy định", vị này thông tin.

Hiện nay, không sử dụng đèn chiếu sáng phạt bao nhiêu?

Hiện hành, pháp luật nước ta, cụ thể tại Luật Giao thông đường bộ và Nghị định 100/2019 chỉ yêu cầu người lái xe máy bật đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19h hôm trước đến 5h sáng hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu.

Áp dụng với:

- Người điều khiển xe ô tô;

- Xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện; máy kéo, xe máy chuyên dùng…)

Điểm l khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019, xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy nếu không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ hôm trước đến 5 giờ hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn sẽ bị xử phạt 100.000-200.000 đồng.

Trên đây là thông tin về việc xe máy phải có đèn nhận diện ban ngày​. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm

X