hieuluat

Chỉ thị 26/CT-TTg thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Thủ tướng Chính phủSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:26/CT-TTgNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Chỉ thịNgười ký:Hoàng Trung Hải
    Ngày ban hành:06/10/2015Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:06/10/2015Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Chính sách
  • THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
    -------
    Số: 26/CT-TTg
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
    Hà Nội, ngày 06 tháng 10 năm 2015
     
    CHỈ THỊ
    VỀ ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG
    NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIN BỀN VỮNG
     
     
    Thực hiện Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, hơn 2 năm qua, các Bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực triển khai thực hiện theo các nội dung và giải pháp của Đề án và đạt được những kết quả bước đầu, góp phần quan trọng duy trì, phát triển sản xuất, kinh doanh và tăng trưởng của toàn ngành.
    Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Đề án còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém. Nhiều địa phương việc triển khai thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành chưa đồng bộ, chưa quyết liệt; nhận thức về tái cơ cấu còn chậm và chưa đầy đủ ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực; hình thức tổ chức sản xuất chậm được đổi mới; hoạt động nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật của các tổ chức nhà nước hiệu quả chưa cao, sự tham gia của doanh nghiệp còn hạn chế; nhiều chủ trương chính sách đã được ban hành, nhưng triển khai chậm và kém hiệu quả; năng suất chất lượng một số loại nông sản thấp, vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều bất cập, khả năng cạnh tranh thấp; thu nhập và đời sống của nông dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn, chậm được cải thiện.
    Để tạo chuyển biển rõ rệt trong thực tiễn thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo các nội dung và giải pháp trong Đề án tổng thể và 12 Đề án, kế hoạch chuyên đề trong các lĩnh vực của ngành đã được ban hành, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao tập trung thực hiện các nội dung sau:
    I. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
    1. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, quán triệt đến các cấp, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, người dân về quan điểm, nội dung, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm tạo sự chuyển biến, quyết tâm cao để đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng và giá trị gia tăng cao.
    2. Đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác với doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò nòng cốt. Hướng dẫn và hỗ trợ nông dân hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác kiểu mới; thực thi các biện pháp quyết liệt tạo môi trường thuận lợi khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, tham gia liên kết theo chuỗi.
    3. Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, tạo đột phá trong thực hiện tái cơ cấu; ưu tiên ứng dụng công nghệ cao, các giải pháp khoa học công nghệ mới tiên tiến; xây dựng mô hình mẫu với từng ngành để nhân ra diện rộng; khuyến khích liên kết giữa các tổ chức khoa học nhà nước với các doanh nghiệp.
    4. Xây dựng chương trình đẩy mạnh nghiên cứu, thông tin thị trường, đặc biệt là thông tin về các cam kết thương mại hàng nông, lâm, thủy sản song phương và đa phương mà Việt Nam đã tham gia, những cơ hội và thách thức để doanh nghiệp và người dân biết, nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời phát triển thị trường và bảo vệ hợp lý sản xuất trong nước; quan tâm phát triển thương hiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại, tháo gỡ các rào cản nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông lâm thủy sản.
    5. Tiếp tục thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tăng cường trí thức trẻ cho hợp tác xã nông nghiệp.
    6. Các địa phương chủ động triển khai thực hiện hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó:
    - Đối với các địa phương đã phê duyệt Đề án hoặc Chương trình, Kế hoạch hành động cần rà soát, điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn và mục tiêu, nhiệm vụ trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020. Đối với các địa phương chưa phê duyệt Đề án hoặc Chương trình, Kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành nông nghiệp, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện, phê duyệt trong Quý IV năm 2015; lấy địa bàn xã làm cơ sở để chỉ đạo thực hiện tái cơ cấu gắn với xây dựng nông thôn mới.
    - Thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành tái cơ cấu nông nghiệp tại địa phương từ cấp tỉnh đến cấp xã, trong đó ở cấp xã, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới thực hiện kiêm nhiệm nhiệm vụ tái cơ cấu nông nghiệp.
    - Rà soát quy hoạch sản xuất các sản phẩm nông sản chủ lực của địa phương và ưu tiên nguồn lực, tập trung chỉ đạo để tạo chuyển biến rõ rệt về hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập, đời sống cho nông dân.
    - Phát hiện, nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả. Thực hiện tốt chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, liên kết với nông dân sản xuất quy mô lớn theo chuỗi.
    - Tăng cường công tác quản lý giống, vật tư nông nghiệp; xử lý nghiêm các vi phạm để giảm bớt rủi ro cho nông dân, giảm chi phí sản xuất.
    - Các địa phương có trong quy hoạch xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao (theo Quyết định 575/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ) cần triển khai mạnh mẽ, làm đầu tàu về phát triển nông nghiệp hiện đại, hàng hóa lớn, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao.
    7. Các Bộ, ngành rà soát, điều chỉnh, hướng dẫn thực hiện các cơ chế, chính sách để hỗ trợ quyết liệt tái cơ cấu nông nghiệp, trong đó lưu ý điều chỉnh, xây dựng các chính sách có tính đặc thù của các vùng, miền; tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ huy động, phân bổ các nguồn lực để thực hiện Đề án cho giai đoạn 2016 - 2020.
    II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
    1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành về Tái cơ cấu nông nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị này; thường xuyên báo cáo Ban Chỉ đạo liên ngành (thông qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tình hình thực hiện Đề án.
    2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo liên ngành về Tái cơ cấu nông nghiệp có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc tình hình thực hiện Chỉ thị, tổng hợp báo cáo kịp thời Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo liên ngành./.
     

    Nơi nhận:
    -
    Ban Bí thư Trung ương Đảng;
    - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
    - Các Bộ, cơ quan ngành Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
    - HĐND, UBND các tnh, thành phố trực thuộc TW;
    - Văn phòng TW Đảng và các Ban của Đảng;
    - Văn phòng Tổng Bí thư;
    - Văn phòng Chủ tịch nước;
    - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban ca Quốc hội;
    - Văn phòng Quốc hội;
    - Ủy ban TW Mặt trân Tổ quốc Việt Nam;
    - Cơ quan TW của các đoàn thể;
    - Các thành viên BCĐ liên ngành về Tái cơ cấu NN;
    - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, KGVX, TH;
    - Lưu: VT, KTN (3b) Tr.
    KT. THỦ TƯỚNG
    PHÓ THỦ TƯỚNG




    Hoàng Trung Hải
  • Loại liên kết văn bản
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Chỉ thị 26/CT-TTg thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Thủ tướng Chính phủ
    Số hiệu:26/CT-TTg
    Loại văn bản:Chỉ thị
    Ngày ban hành:06/10/2015
    Hiệu lực:06/10/2015
    Lĩnh vực:Chính sách
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Hoàng Trung Hải
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X