hieuluat

Công văn 3023/UBND-NC Hà Nội thực hiện kiến nghị về phòng, chống xâm hại tình dục

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Ủy ban nhân dân TP. Hà NộiSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:3023/UBND-NCNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Công vănNgười ký:Lê Hồng Sơn
    Ngày ban hành:17/07/2019Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:17/07/2019Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Chính sách
  • ỦY BAN NHÂN DÂN

    THÀNH PHỐ HÀ NỘI

    -------------

    Số: 3023/UBND-NC

    V/v: Thực hiện kiến nghị của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về phòng, chống xâm hại tình dục

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ---------------

    Hà Nội, ngày 17 tháng 07 năm 2019

    Kính gửi:

    - Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Thành phố;

    - Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã.

    Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 4406/VPCP-NC ngày 23/5/2019 của Văn phòng Chính phủ về kiến nghị của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục, UBND Thành phố chỉ đạo như sau:

    1. Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban ngành Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục tổ chức phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em nói riêng và phòng, chống xâm hại tình dục nói chung. Thực hiện nghiêm túc Kế hoạch số 82/KH-BCNDA4 ngày 25/3/2019 của Ban Chủ nhiệm Dự án 4 thành phố Hà Nội về thực hiện Dự án 4 “Đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, người chưa thành niên vi phạm pháp luật và phòng, chống bạo lực gia đình, mua bán người” năm 2019.

    2. Công an Thành phố

    - Tổ chức đánh giá thực trạng công tác phòng ngừa, điều tra, xử lý các vụ án liên quan đến xâm hại tình dục nói chung và xâm hại tình dục trẻ em nói riêng; từ đó rút kinh nghiệm, khắc phục những tồn tại nhằm đảm bảo chấp hành đúng quy định của pháp luật trong công tác xử lý tin báo, tố giác, khởi tố điều tra, truy tố, xét xử. Thực hiện nghiêm túc “Hướng dẫn công tác phòng ngừa nghiệp vụ, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo và kiến nghị khởi tố về tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi” của Bộ Công an ban hành kèm theo Quyết định số 8316/QĐ-BCA-C02 ngày 26/12/2018.

    - Nghiên cứu, tham mưu, ban hành văn bản quy định về trình tự, thủ tục đối với một số công tác nghiệp vụ cụ thể thuộc trách nhiệm của ngành Công an nhằm đáp ứng yêu cầu phòng ngừa, giải quyết nguồn tin về tội phạm và điều tra các vụ án xâm hại tình dục trẻ em nói riêng và xâm hại tình dục nói chung.

    - Phối hợp với Viện Kiểm sát, Toà án nhân dân các cấp tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán được giao nhiệm vụ giải quyết các vụ án về xâm hại tình dục trẻ em, bảo đảm nhận thức, áp dụng đúng đắn thống nhất pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em.

    - Phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân nghiên cứu, tham mưu đề xuất sửa đổi quy trình yêu cầu khám ban đầu và trưng cầu giám định xâm hại tình dục trẻ em nói riêng và xâm hại tình dục nói chung nhằm đảm bảo phù hợp với loại tội phạm này, tránh làm mất dấu vết, khó khăn cho việc xử lý.

    3. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố

    Nghiên cứu, kiến nghị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao ban hành văn bản hướng dẫn về quy trình nghiệp vụ cụ thể để thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự và các quy định của pháp luật liên quan trong việc xử lý nguồn tin về tội phạm, thu thập chứng cứ, trưng cầu giám định, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và kiểm sát việc phát hiện, xử lý các tội phạm về xâm hại tình dục trẻ em nói riêng và xâm hại tình dục nói chung.

    4. Đề nghị Toà án nhân dân Thành phố

    Nghiên cứu, kiến nghị Toà án nhân dân tối cao ban hành hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật đối với các điều của Bộ luật Hình sự quy định về xâm hại tình dục trẻ em nói riêng và xâm hại tình dục nói chung, hướng dẫn về “hành vi quan hệ tình dục khác” đặc biệt là hướng dẫn việc xác định các dấu hiệu cụ thể để định tội đối với tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi.

    5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

    Chủ trì, phối hợp vói các ban, ngành có liên quan thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ trẻ em trên địa bàn Thành phố; đồng thời chủ động phối hợp thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chăm sóc, bảo vệ trẻ em; các biện pháp, cách thức phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em; tuyên truyền về tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111,...

    6. Sở Y tế

    Chỉ đạo các cơ sở y tế khẩn trương tiếp nhận và ưu tiên khám đối với các bệnh nhân bị xâm hại tình dục, phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an kịp thời áp dụng các biện pháp nghiệp vụ y tế nhằm bảo vệ chứng cứ, tránh làm mất dấu vết của tội phạm; nghiên cứu, tham mưu với Bộ Y tế xây dựng văn bản quy định chi tiết về các mức độ tổn thương, khuyết tật, tâm thần đối với trẻ em khi bị bạo lực, xâm hại, làm cơ sở để các cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu giám định, xác định mức độ hành vi phạm tội.

    7. Sở Thông tin và Truyền thông

    Tiếp tục chủ trì, chỉ đạo các cơ quan báo, đài xây dựng, duy trì các chuyên trang và tăng cường thời lượng tuyên truyền, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thiết chế cơ sở phổ biến giáo dục về phương thức, thủ đoạn của tội phạm xâm hại tình dục nói chung, xâm hại tình dục trẻ em nói riêng và kỹ năng phòng ngừa loại tội phạm này... bằng nhiều hình thức thiết thực, đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với mọi lứa tuổi, địa phương; kêu gọi trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và cá nhân trong việc phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm xâm hại trẻ em.

    8. Các sở, ngành thành viên Ban chỉ đạo 138/TP (Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hoá và thể thao, Sở du lịch, Sở Tư pháp, Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố, Thành đoàn Hà Nội, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế,...) căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công tham gia thực hiện các nội dung của công văn này; chủ động phối hợp thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chăm sóc, bảo vệ trẻ em; các biện pháp, cách thức phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em; tuyên truyền về tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111,... nhằm giúp người dân hiểu rõ quyền, trách nhiệm của mình trong bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em đồng thời để chính các em được trang bị những kiến thức cơ bản về tự bảo vệ mình trước nguy cơ bị xâm hại tình dục.

    9. Ban chỉ đạo 138 các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh việc thực hiện tốt các nhiệm vụ trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em nói riêng và phòng, chống xâm hại tình dục nói chung.

    10. Giao Công an Thành phố (Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 138/TP) đôn đốc các đơn vị triển khai thực hiện tốt các giải pháp đã đề ra; tổng hợp bao cáo UBND Thành phố, Ban chỉ đạo 138/CP theo quy định./.     

    Nơi nhận:

    - Như trên;

    - Văn phòng Chính phủ (để báo cáo);

    - Thường trực Thành ủy (để báo cáo);

    - Chủ tịch UBND Thành phố (để báo cáo);

    - PCT UBND TP Lê Hồng Sơn;

    - VPUB: CVP, PCVP P.C.Công, NC, TKBT;

    - Ban Chỉ đạo 138 các quận, huyện, thị xã;

    - Lưu: VT, NC, CATP.

    TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
    KT. CHỦ TỊCH

    CHỦ TỊCH

    Lê Hồng Sơn

     

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Bộ luật Hình sự của Quốc hội, số 100/2015/QH13
    Ban hành: 27/11/2015 Hiệu lực: 01/01/2018 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X