hieuluat

Quyết định 2081/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo GĐ 2013-2020

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Thủ tướng Chính phủSố công báo:825&826-11/2013
    Số hiệu:2081/QĐ-TTgNgày đăng công báo:28/11/2013
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Tấn Dũng
    Ngày ban hành:08/11/2013Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:08/11/2013Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Chính sách
  • THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
    -------
    Số: 2081/QĐ-TTg
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
    Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2013
     
     
    QUYẾT ĐỊNH
    PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH CẤP ĐIỆN NÔNG THÔN, MIỀN NÚI
    VÀ HẢI ĐẢO GIAI ĐOẠN 2013 – 2020
    ------------------------
    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
     
     
    Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
    Căn cứ Luật điện lực ngày 14 tháng 12 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;
    Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
    Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,
     
     
    QUYẾT ĐỊNH:
     
     
    Điều 1. Phê duyệt Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2013 - 2020 (sau đây gọi tắt là Chương trình cấp điện nông thôn hoặc Chương trình) vi các nội dung chính như sau:
    1. Quan điểm
    - Thu hút mọi nguồn lực đầu tư phát triển lưới điện để cung cấp điện với chất lượng bảo đảm tại khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo nhằm tạo điều kiện cho người dân khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được sử dụng điện để sản xuất và phục vụ đời sống.
    - Thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân, Trung ương và địa phương cùng làm trong phát triển điện nông thôn. Kết hợp Chương trình cấp điện nông thôn với Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới và các chương trình khác có liên quan trên địa bàn nông thôn, miền núi và hải đảo.
    - Phát triển điện nông thôn, bao gồm việc xây dựng mới và cải tạo nâng cấp hệ thống điện hiện có, phù hợp với quy hoạch, kết hợp với việc bố trí lại dân cư trên từng địa bàn; phát triển có trọng tâm, trọng điểm, thực hiện từng bước phù hợp với khả năng cân đối tài chính. Ưu tiên cấp điện cho các xã chưa có điện, những địa phương có tỷ lệ shộ dân nông thôn sử dụng điện lưới quốc gia thấp hơn mức bình quân chung toàn quốc, những địa bàn trọng yếu về an ninh, quốc phòng.
    2. Mục tiêu
    a) Mục tiêu tổng quát: Tạo động lực cho các chương trình mục tiêu về xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần thực hiện công bằng, an sinh xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết giữa các dân tộc, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất của người dân khu vực nông thôn, miền núi, góp phần cải thiện và thu hẹp dần khoảng cách phát triển trong vùng và giữa các vùng một cách bền vững, thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo tại khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
    b) Mục tiêu cụ thể:
    - Cung cấp điện từ lưới điện quốc gia cho khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo; cùng với việc cung cấp điện từ nguồn năng lượng mới và tái tạo, thực hiện mục tiêu đến năm 2015 về cơ bản các xã trên toàn quốc có điện đưa đến trung tâm xã, đến năm 2020 hầu hết số hộ dân nông thôn có điện, với:
    + Số xã được cấp điện: 57 xã.
    + Số thôn, bản được cấp điện: khoảng 12.140 thôn, bản.
    + Số hộ dân được cấp điện: khoảng 1.288.900 hộ dân.
    - Giai đoạn 2013 - 2015:
    + Số xã được cấp điện: 40 xã.
    + Số thôn, bản được cấp điện: khoảng 2.500 thôn, bản.
    + Số hộ dân được cấp điện từ điện lưới quốc gia: khoảng 140.800 hộ dân.
    - Định hướng giai đoạn 2016 - 2020:
    + Số xã được cấp điện: 17 xã.
    + Số thôn, bản được cấp điện: khoảng 9.640 thôn, bản.
    + Số hộ dân được cấp điện từ điện lưới quốc gia: khoảng 1.126.800 hộ dân.
    + Số hộ dân được cấp điện từ nguồn điện ngoài lưới điện quốc gia: khoảng 21.300 hộ dân.
    3. Thời gian và phạm vi thực hiện Chương trình cấp điện nông thôn
    - Thời gian thực hiện: Từ năm 2013 đến hết năm 2020.
    - Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn nông thôn toàn quốc, trọng tâm là địa bàn khu vực min núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng có điu kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
    4. Định hướng cấp điện và phân kỳ đầu tư:
    a) Định hướng cấp điện:
    - Cấp điện lưới quốc gia đến các xã, thôn, bản có suất đầu tư cấp điện cho một hộ dân không quá cao; các thôn, bản trọng yếu về an ninh quốc phòng.
    - Các khu vực có suất đầu tư cấp điện cho một hộ dân từ điện lưới quốc gia quá cao được nghiên cứu cấp điện bằng các nguồn điện ngoài lưới điện quốc gia như: Điện gió, thủy điện nhỏ, thủy điện cực nhỏ, điện mặt trời, trạm nạp ắc quy,....
    b) Phân kỳ đầu tư:
    - Giai đoạn 2013 - 2015:
    + Ưu tiên đầu tư cho các dự án đang triển khai.
    + Các xã chưa có điện.
    + Các thôn, bản biên giới, khu vực cần tăng cường về an ninh, chính trị, xã hội.
    + Các xã, thôn, bản thuộc các địa phương có tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia thấp hơn mức trung bình chung của cả nước.
    + Các thôn, bản đã có quy hoạch sắp xếp, bố trí dân cư ổn định.
    + Các thôn, bản chưa có điện thuộc các xã trong Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015.
    - Giai đoạn 2016 - 2020:
    + Hoàn thành việc đưa điện đến hầu hết các hộ dân nông thôn trong toàn quốc.
    + Đầu tư phát triển lưới điện để cung cấp điện lưới quốc gia cho đồng bào dân tộc tại các xã, thôn, bản chưa có điện có suất đầu tư không quá cao.
    + Đầu tư cấp điện bằng các nguồn điện tại chỗ (nguồn năng lượng tái tạo, trạm nạp ắc quy...) cho các thôn, bản đặc biệt khó khăn không thể cấp điện từ lưới điện quốc gia hoặc cấp điện từ lưới điện quốc gia có chi phí quá lớn.
    5. Nhu cầu vốn và nguồn vốn thực hiện Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi, hải đảo giai đoạn 2013 - 2020:
    a) Nhu cầu vốn đầu tư:
    - Tổng nhu cầu vốn đầu tư: khoảng 28.809 tỷ đồng.
    + Vốn đầu tư cấp điện bằng lưới điện quốc gia: khoảng 27.328 tỷ đồng.
    + Vốn đầu tư cấp điện bằng nguồn ngoài lưới điện quốc gia: khoảng 1.481 tỷ đồng.
    - Phân theo nguồn vốn đầu tư:
    + Vốn ngân sách Trung ương và vốn ODA: khoảng 24.709 tỷ đồng.
    + Vốn đối ứng của chủ đầu tư: khoảng 4.100 tỷ đồng.
    b) Phân kỳ đầu tư trong các giai đoạn:
    - Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2013 - 2015: khoảng 4.881 tỷ đồng.
    + Đầu tư mới cấp điện các xã chưa có điện: khoảng 684 tỷ đồng.
    + Các dự án đang triển khai, đã có nguồn vốn: khoảng 2.619 tỷ đồng.
    + Chuẩn bị đầu tư và đầu tư cấp điện cho các thôn, bản đặc biệt cấp bách (khi có vốn ODA): khoảng 1.578 tỷ đồng
    - Định hướng giai đoạn 2016 - 2020: khoảng 23.928 tđồng.
    + Hoàn thành cấp điện các xã chưa có điện: khoảng 388 tỷ đồng;
    + Đầu tư cấp điện cho các thôn, bản từ lưới điện quốc gia: khoảng 22.059 tỷ đồng.
    + Đầu tư cấp điện bằng các nguồn ngoài lưới điện quốc gia: khoảng 1.481 tỷ đồng.
    Nhu cầu đầu tư của Chương trình và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là các tỉnh hoặc các địa phương) có tên trong danh sách tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này được chuẩn xác khi phê duyệt dự án đầu tư cấp điện nông thôn trên địa bàn của các địa phương.
    c) Nguồn vốn đầu tư:
    - Vốn ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương.
    - Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
    - Vốn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
    - Huy động đóng góp ca cộng đồng dân cư.
    - Các nguồn vốn hp pháp khác.
    6. Các giải pháp chủ yếu để thực hiện Chương trình:
    a) Cơ chế đầu tư:
    - Đối với các dự án cấp điện nông thôn, miền núi, hải đảo (sau đây gọi tt là dự án cp điện nông thôn hoặc dự án) đang triển khai: Tiếp tục thực hiện theo cơ chế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
    - Đối với các dự án cấp điện nông thôn từ nguồn điện lưới quốc gia:
    + Nguồn vốn ngân sách Trung ương và vốn ODA chiếm 85% vốn đầu tư.
    + Chủ đầu tư tự cân đối 15% vốn đầu tư.
    - Đối với các dự án cấp điện nông thôn từ nguồn điện ngoài lưới điện quốc gia:
    + Nguồn vốn ngân sách Trung ương và vốn ODA chiếm 100% vốn mua sắm và xây lắp.
    + Chủ đầu tư tự cân đối phần vốn còn lại.
    - Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không có tên trong danh sách tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này; các dự án của Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện cải tạo, nâng cấp lưới điện nông thôn sau tiếp nhận lưới điện: Việc huy động vốn cho các dự án cấp điện nông thôn thực hiện theo quy định hiện hành.
    - Các Tổng công ty Điện lực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam bố trí vốn thực hiện cải tạo, nâng cấp lưới điện để đảm bảo cung cấp điện khi thực hiện các dự án cấp điện nông thôn trong Chương trình này.
    - Ủy ban nhân dân các tỉnh có dự án trong Chương trình này vận động nhân dân khu vực trực tiếp hưởng lợi từ Chương trình tự nguyện tham gia, đóng góp trong công tác giải phóng mặt bằng tại các vị trí cột và hành lang tuyến đường dây (trừ đất thổ cư, nhà cửa, công trình phụ bị ảnh hưởng bởi việc xây dựng lưới điện trung áp) để triển khai thực hiện dự án.
    b) Nguồn vốn đầu tư và cân đối vốn đầu tư:
    - Đối với các dự án đang thực hiện:
    + Các dự án đang thực hiện từ nguồn vốn ODA đã được bố trí vốn theo các Hiệp đnh vay, tài trợ vốn: Tiếp tục triển khai theo các quyết định đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
    + Các dự án đang triển khai bằng nguồn vốn ngân sách Trung ương đã có kế hoạch vốn: Được tiếp tục bố trí từ nguồn vốn ngân sách Trung ương cho các năm tiếp theo, theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
    - Đối với các dự án chuẩn bị đầu tư, đầu tư mới cấp điện bằng lưới điện quốc gia:
    + Sử dụng nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu theo kế hoạch hàng năm và/hoặc từ nguồn vốn vay, vốn tài trợ ODA của Chính phủ theo các Hiệp định vay, tài trợ vốn cụ thể.
    + Vốn đối ứng của chủ đầu tư do chủ đầu tư cân đối hàng năm phù hp với tiến độ dự án.
    + Đóng góp của các hộ dân trong công tác giải phóng mặt bng.
    - Đối với các dự án đu tư mới cấp điện bằng nguồn điện ngoài lưới điện quốc gia:
    + Chủ yếu sử dụng các nguồn tài trợ ODA không hoàn lại của Chính phủ theo các Hiệp định tài trợ vốn cụ thể, nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ trong các trường hợp có yêu cầu đặc biệt.
    + Vốn đối ứng của chủ đầu tư do chủ đầu tư cân đối hàng năm phù hợp với tiến độ dự án.
    + Đóng góp của các hộ dân trong công tác giải phóng mặt bằng.
    c) Cơ chế điều phối, giao chủ đầu tư:
    - Cơ quan điều phối Chương trình: Bộ Công Thương.
    - Cơ quan chủ quản các dự án trong Chương trình:
    + Đối với các dự án cấp điện nông thôn do EVN là chủ đầu tư: Cơ quan chủ quản dự án là Bộ Công Thương.
    + Đối với các dự án cấp điện nông thôn do tỉnh là chđầu tư: Cơ quan chủ quản dự án là Ủy ban nhân dân tỉnh có dự án.
    - Chủ đầu tư các dự án cấp điện nông thôn:
    + Đối với các dự án đầu tư cấp điện từ lưới điện quốc gia:
    . Mỗi tỉnh trong danh sách tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này do một chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án cấp điện nông thôn tại địa phương. Chủ đầu tư tổ chức lập và triển khai dự án theo từng giai đoạn đầu tư, phân chia dự án thành phần phù hợp với việc sắp xếp, bố      trí nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu hoặc vốn ODA đthực hiện dự án;
    . Đối với các tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương triển khai thực hiện dự án cấp điện nông thôn và có khả năng bố trí được vốn đối ứng cho dự án, Ủy ban nhân dân tỉnh được giao cho cơ quan có chức năng của tỉnh làm chủ đầu tư;
    . Đối với các tỉnh còn lại trong Chương trình, giao EVN triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chủ đầu tư; EVN được giao cho các Tổng công ty Điện lực làm chủ đầu tư;
    . Trước khi thực hiện dự án, trường hp cần thiết điều chỉnh chủ đầu tư giữa Ủy ban nhân dân tỉnh và EVN: Giao Bộ Công Thương chủ trì, làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh và EVN, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
    + Đối với các dự án đầu tư cấp điện từ nguồn ngoài lưới điện quốc gia:
    . Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện, Ủy ban nhân dân tỉnh được giao cho cơ quan có chức năng của tỉnh làm chủ đầu tư.
    . Chủ đầu tư tổ chức lập và triển khai dự án phù hp với việc sắp xếp, bố trí nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu hoặc vốn ODA để thực hiện dự án.
    d) Công tác quản lý vận hành:
    - Đối với các dự án đầu tư cấp điện từ lưới điện quốc gia: Giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiếp nhận vốn, tài sản sau đầu tư, quản lý vận hành và bán điện đến hộ gia đình theo các quy định hiện hành.
    - Đối với các dự án đầu tư cấp điện từ nguồn ngoài lưới điện quốc gia: Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức quản lý vận hành và khai thác dự án sau đầu tư.
    Điều 2. Tổ chức thực hiện
    1. Bộ Công Thương:
    - Chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều phối thực hiện Chương trình.
    - Giao nhiệm vụ cho một đơn vị trực thuộc thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều phối thực hiện Chương trình.
    - Hướng dẫn quy trình, thủ tục: Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư và thực hiện đu tư dự án điện nông thôn; đăng ký vốn thực hiện dự án; giám sát quá trình thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện dự án.
    - Quy định suất vốn đầu tư tối đa cấp điện cho một hộ dân nông thôn, phù hợp với đặc điểm của từng khu vực, từng thời kỳ.
    - Chủ trì, phối hp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính làm việc với nhà tài trợ, các tổ chức tài chính quốc tế tài trợ vốn ODA cho Việt Nam để bổ sung nguồn vốn thực hiện Chương trình.
    - Trên cơ sở tình hình triển khai và nhu cầu vốn hàng năm của các dự án trong Chương trình, đề xuất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về kế hoạch vốn hàng năm cho các dự án cấp điện nông thôn trong Chương trình.
    - Phê duyệt các dự án cấp điện nông thôn do EVN thực hiện.
    - Thỏa thuận danh mục các công trình của dự án cấp điện nông thôn phù hợp với quy định tại Quyết định này đối với các dự án cấp điện nông thôn do Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện trước khi Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt dự án đầu tư.
    - Điều phối, tổ chức triển khai các dự án hỗ trợ kỹ thuật trong các Hiệp đnh vay vốn ODA đầu tư các dự án điện nông thôn theo quy định hiện hành.
    - Chủ trì tổ chức, phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình; tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình theo định kỳ hàng năm, từng giai đoạn, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
    2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
    - Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương căn cứ vào phân kỳ đầu tư các dự án cấp điện nông thôn đã được phê duyệt để tổng hợp nhu cầu vốn ngân sách Trung ương cho Chương trình.
    - Hàng năm, căn cứ vào khả năng cân đối vốn đầu tư của ngân sách Trung ương, tình hình triển khai và nhu cầu vốn hàng năm của dự án trong Chương trình theo đề xuất của Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan dự kiến phương án hỗ trợ từ ngân sách Trung ương đối với các dự án, trên cơ sđó tổng hợp chung trong tổng dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định theo quy định ca Luật ngân sách nhà nước.
    - Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính đề xuất vi nhà tài trợ, các tổ chức tài chính quốc tế tài trợ vốn ODA cho Việt Nam để bổ sung nguồn vốn thực hiện Chương trình.
    3. Bộ Tài chính:
    - Thực hiện cân đối tài chính hằng năm để bố trí vốn cho Chương trình theo phân kỳ được duyệt.
    - Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương xây dựng cơ chế huy động nguồn vốn để hỗ trợ đầu tư lưới điện nông thôn; làm việc và đề xuất với nhà tài trợ, các tổ chức tài chính quốc tế tài trợ vốn ODA cho Việt Nam để bổ sung nguồn vốn thực hiện Chương trình.
    - Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan hướng dẫn việc bàn giao, tiếp nhận vốn, tài sản và hoàn trả vốn đối với các dự án cấp điện nông thôn.
    4. Các Bộ, ngành khác: Theo chức năng nhiệm vụ của từng Bộ, ngành có trách nhiệm phối hợp Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam xử lý các vấn đề liên quan trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình.
    5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
    - Các tỉnh thực hiện dự án cấp điện nông thôn trong Chương trình này thành lập Ban chỉ đạo dự án cấp điện nông thôn của tỉnh do một lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban, thành viên gồm lãnh đạo các Sở, Ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, Công ty Điện lực tỉnh để phối hợp chỉ đạo thực hiện và giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án tại địa phương.
    - Chịu trách nhiệm triển khai thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng, chỉ đạo các cấp chính quyền địa phương thông báo chủ trương và vận động nhân dân tham gia giải phóng mặt bằng các vị trí cột và hành lang tuyến đường dây để chủ đầu tư triển khai dự án.
    - Chỉ đạo bố trí, sắp xếp lại dân cư khu vực vùng sâu, vùng xa để thuận tiện cho thực hiện dự án cấp điện nông thôn; chỉ đạo lồng ghép có hiệu quả Chương trình cấp điện nông thôn vi các Chương trình, dự án khác trên địa bàn.
    - Đối với các tỉnh được giao làm chủ đầu tư:
    + Tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư dự án cấp điện nông thôn. Chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện dự án theo các quy định hiện hành và quy định tại Quyết định này.
    + Bố trí đủ vốn đối ứng để thực hiện dự án.
    + Đăng ký vốn dự án, kế hoạch sử dụng vốn ngân sách Trung ương hàng năm với Bộ Công Thương để Bộ Công Thương cân đối, tổng hợp, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
    + Phối hợp các Bộ, ngành thu xếp vốn hàng năm và triển khai thực hiện đầu tư dự án theo các quy định hiện hành, đảm bảo đúng tiến độ.
    + Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc quản lý thực hiện dự án cấp điện nông thôn tại địa phương và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định; hàng quý báo cáo công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương theo quy định, gửi vcác Bộ: Kế hoạch và Đu tư, Tài chính và Công Thương.
    - Đối với các dự án cấp điện từ nguồn điện ngoài lưới điện quốc gia: Ngoài chức năng của chủ đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức quản lý vận hành và khai thác dự án sau đầu tư.
    6. Tập đoàn Điện lực Việt Nam:
    - Đối với dự án điện nông thôn tại các tỉnh do EVN triển khai thực hiện:
    + Tổ chức lập, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự án.
    + Chỉ đạo các Tổng công ty Điện lực thực hiện các dự án đảm bảo chất lượng, tiến độ.
    + Thu xếp đủ vốn đối ứng và triển khai thực hiện đầu tư các dự án cấp điện nông thôn theo đúng quy định hiện hành, đảm bảo đúng tiến độ.
    + Hàng quý báo cáo công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương và đăng ký nhu cầu vốn từ ngân sách Trung ương hàng năm theo quy định, gửi các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và Công Thương.
    + Phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp và các Sở, ngành của tỉnh giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.
    - Đối với các dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia do Ủy ban nhân dân tỉnh làm chủ đầu tư: Thực hiện tiếp nhận, tổ chức quản lý vận hành, bán điện đến hộ dân sau khi các dự án thành phần được hoàn thành, đưa vào sử dụng; tổ chức tiếp nhận vốn, tài sản sau khi các dự án thành phần được quyết toán.
    Điều 3. Hiệu lực thi hành
    1. Bổ sung Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2013 - 2020 vào danh mục các chương trình hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương ban hành kèm theo Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
    2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
    3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng thành viên; Chủ tịch Hội đồng thành viên; Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
     

     Nơi nhận:
    - Ban Bí thư Trung ương Đảng;
    - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
    - Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc CP;
    - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
    - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
    - Văn phòng Tổng Bí thư;
    - V
    ăn phòng Chủ tịch nước;
    - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
    - Văn phòng Quốc hội;
    - Tòa án nhân dân tối cao;
    - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
    - Kiểm toán Nhà nước;
    - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
    -
    Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
    - Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
    - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo;
    - Lưu: VT, KTN (3b).
    THỦ TƯỚNG




    Nguyễn Tấn Dũng
     
    PHỤ LỤC
    DANH SÁCH CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH CẤP ĐIỆN NÔNG THÔN, MIỀN NÚI
    VÀ HẢI ĐẢO GIAI ĐOẠN 2013 - 2020
    (Ban hành kèm theo Quyết định số: 2081/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2013
     của Thủ tướng Chính phủ)
     
    Các tỉnh thực hiện theo cơ chế vốn ngân sách Trung ương và vốn vay ODA chiếm 85%, vốn chủ đầu tư chiếm 15%.
     

    Thứ tự
    Tên tnh
    Thứ tự
    Tên tỉnh
    1
    Lai Châu
    25
    Bình Đnh
    2
    Điện Biên
    26
    Phú Yên
    3
    Hà Giang
    27
    Khánh Hòa
    4
    Sơn La
    28
    Gia Lai
    5
    Cao Bằng
    29
    Kon Tum
    6
    Lào Cai
    30
    Đắk Lắk
    7
    Yên Bái
    31
    Đắk Nông
    8
    Bắc Kn
    32
    Lâm Đồng
    9
    Lạng Sơn
    33
    Bình Thun
    10
    Tuyên Quang
    34
    Bình Phước
    11
    Quảng Ninh
    35
    Tây Ninh
    12
    Thái Nguyên
    36
    Bến Tre
    13
    Phú Th
    37
    Trà Vinh
    14
    Bắc Giang
    38
    An Giang
    15
    Hòa Bình
    39
    Kiên Giang
    16
    Hải Phòng
    40
    Cần Thơ
    17
    Thanh Hóa
    41
    Sóc Trăng
    18
    Nghệ An
    42
    Bạc Liêu
    19
    Hà Tĩnh
    43
    Long An
    20
    Quảng Bình
    44
    Tiền Giang
    21
    Quảng Trị
    45
    Vĩnh Long
    22
    Thừa Thiên Huế
    46
    Đồng Tháp
    23
    Quảng Nam
    47
    Hậu Giang
    24
    Quảng Ngãi
    48
    Cà Mau
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Tổ chức Chính phủ
    Ban hành: 25/12/2001 Hiệu lực: 25/12/2001 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 16/12/2002 Hiệu lực: 01/01/2004 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Luật Điện lực số 28/2004/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 03/12/2004 Hiệu lực: 01/07/2005 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    04
    Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực của Quốc hội, số 24/2012/QH13
    Ban hành: 20/11/2012 Hiệu lực: 01/07/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    05
    Quyết định 60/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 - 2015
    Ban hành: 30/09/2010 Hiệu lực: 15/11/2010 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản bị sửa đổi, bổ sung
    06
    Thông báo 22/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2014 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
    Ban hành: 17/01/2014 Hiệu lực: 17/01/2014 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Thông báo 358/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Sơn La
    Ban hành: 05/09/2014 Hiệu lực: 05/09/2014 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    08
    Thông báo 363/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hòa Bình
    Ban hành: 09/09/2014 Hiệu lực: 09/09/2014 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    09
    Nghị quyết 73/NQ-CP của Chính phủ về việc phê duyệt Chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020
    Ban hành: 26/08/2016 Hiệu lực: 26/08/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    10
    Thông báo 60/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị Tổng kết thực hiện kế hoạch năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017 của Tập đoàn điện lực Việt Nam
    Ban hành: 06/02/2017 Hiệu lực: 06/02/2017 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    11
    Quyết định 41/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định trình tự, thủ tục điều chuyển công trình điện được đầu tư bằng vốn Nhà nước sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam quản lý
    Ban hành: 15/09/2017 Hiệu lực: 01/11/2017 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    12
    Thông báo 351/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Điện Biên về thực trạng và giải pháp ổn định dân di cư tự phát
    Ban hành: 13/09/2018 Hiệu lực: 13/09/2018 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    13
    Quyết định 1740/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2016-2020
    Ban hành: 13/12/2018 Hiệu lực: 13/12/2018 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    14
    Quyết định 23/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định việc điều chuyển, tiếp nhận vốn, tài sản và hoàn trả vốn đối với các dự án thành phần thuộc Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2013 - 2020
    Ban hành: 14/08/2020 Hiệu lực: 01/10/2020 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 2081/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo GĐ 2013-2020

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Thủ tướng Chính phủ
    Số hiệu:2081/QĐ-TTg
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:08/11/2013
    Hiệu lực:08/11/2013
    Lĩnh vực:Chính sách
    Ngày công báo:28/11/2013
    Số công báo:825&826-11/2013
    Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu (9)
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X