hieuluat

Thông tư 18/2000/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định 07/2000/NĐ-CP

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Lao động Thương binh và Xã hộiSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:18/2000/TT-BLĐTBXHNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Nguyễn Thị Hằng
    Ngày ban hành:28/07/2000Hết hiệu lực:26/08/2007
    Áp dụng:12/08/2000Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Chính sách, Chính sách
  • thông tư

    THÔNG TƯ

    CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI
    SỐ 18/2000/TT-BLĐTBXH NGÀY 28 THÁNG 07 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 07/2000/NĐ-CP
    NGÀY 09 THÁNG 3 NĂM 2000 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ
    CHÍNH SÁCH CỨU TRỢ Xà HỘI

     

    Căn cứ Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09/3/2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định này như sau:

     

    A. ĐỐI TƯỢNG

     

    I- ĐỐI TƯỢNG THUỘC DIỆN CỨU TRỢ Xà HỘI THƯỜNG XUYÊN

     

    Đối tượng thuộc diện cứu trợ thường xuyên tại xã, phường quản lý theo quy định tại Điều 6, Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 9/03/2000 của Chính phủ gồm:

    1. Đối với trẻ em mồ côi:

    a. Trẻ em dưới 16 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị bỏ rơi, bị mất nguồn nuôi dưỡng và không còn người thân thích ruột thịt (Ông, bà nội ngoại; bố mẹ nuôi hợp pháp, anh chị) để nương tựa.

    b. Trẻ em dưới 16 tuổi chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại (mẹ hoặc cha) mất tích theo quy định tại Điều 88 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng (như tàn tật nặng, đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại), không có nguồn nuôi dưỡng và không có người thân thích để nương tựa.

    Trường hợp trẻ em mồ côi nêu tại điểm a, b nói trên tuy còn người thân thích nhưng người thân thích không đủ khả năng để nuôi dưỡng (người thân thích dưới 16 tuổi hoặc trên 60 tuổi hoặc bị tàn tật nặng, đang trong thời gian thi hành án phạt tù tại trại, gia đình thuộc diện hộ nghèo theo chuẩn mực do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố áp dụng cho từng thời kỳ) cũng được xem xét hưởng trợ cấp cứu trợ xã hội.

    2. Đối với người già cô đơn không nơi nương tựa:

    a. Người từ đủ 60 tuổi trở lên sống độc thân không có con (con đẻ hoặc con nuôi hợp pháp); không có cháu ruột và người thân thích cưu mang để nương tựa, không có nguồn thu nhập.

    b. Người từ đủ 60 tuổi trở lên tuy còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con đẻ, con nuôi hợp pháp, cháu ruột thịt và người thân thích nương tựa; không có nguồn thu nhập.

    Trường hợp người già nêu tại điểm a, b nói trên tuy có con, cháu và người thân thích để nương tựa nhưng con cháu và người thân thích không đủ khả năng để nuôi dưỡng (như gia đình thuộc diện nghèo, bản thân con, cháu và người thân thích dưới 16 tuổi hoặc trên 60 tuổi, đang trong thời kỳ thi hành án phạt tù tại trại hoặc bị tàn tật nặng) cũng được xem xét hưởng trợ cấp cứu trợ xã hội.

    Riêng trường hợp người già là phụ nữ cô đơn không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập từ đủ 55 tuổi trở lên, hiện đang hưởng trợ cấp cứu trợ xã hội vẫn tiếp tục được hưởng.

    3. Đối tượng là người tàn tật nặng; người tâm thần mãn tính qui định tại khoản 3, 4 Điều 6 Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 9/3/2000, được thực hiện theo Thông tư số 13/2000/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 5 năm 2000 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 55/1999/NĐ-CP ngày 10/7/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh về người tàn tật.

     

    II- ĐỐI TƯỢNG THUỘC DIỆN CỨU TRỢ Xà HỘI ĐỘT XUẤT:

     

    Đối tượng thuộc diện cứu trợ xã hội đột xuất qui định tại Điều 14 Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ là những người hoặc hộ gia đình khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc những lý do bất khả kháng được xác định như sau:

    1. Hộ gia đình

    a. Gia đình có: người bị chết, mất tích do hậu quả thiên tai hoặc tham gia cứu hộ, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân.

    b. Gia đình có: nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng không có chỗ ở. Trường hợp gia đình sống trên tàu, thuyền, nà tàu, thuyền, bị vỡ, bị chìm hư hỏng nặng không còn chỗ ở cũng được xem xét cứu trợ.

    c. Gia đình mất phương tiện sản xuất chính làm cho gia đình lâm vào cảnh thiếu đói.

    2. Về người:

    a. Người bị thương nặng do thiên tai hoặc tham gia cứu hộ, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân.

    b. Người thiếu đói do giáp hạt, gia đình thuộc diện nghèo.

    c. Người gặp phải rủi ro ngoài vùng cư trú bị thương nặng phải vào bệnh viện điều trị hoặc bị chết, gia đình không biết để chăm sóc hoặc mai táng.

    d. Người lang thang xin ăn do Sở Công an phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan chức năng cấp tỉnh đưa vào cơ sở Bảo trợ xã hội trong thời gian tập trung chờ đưa về gia đình.

     

    B- CHẾ ĐỘ CỨU TRỢ Xà HỘI

     

    I- CỨU TRỢ Xà HỘI THƯỜNG XUYÊN

     

    1. Mức trợ cấp cứu trợ xã hội thường xuyên:

    Trẻ em mồ côi bị mất nguồn nuôi dưỡng, người già cô đơn không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập quy định tại Điều 10 của Nghị định nêu trên được xác định là mức tối thiểu. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thể điều chỉnh cho phù hợp tình hình thực tế của địa phương, nhưng không được thấp hơn mức quy định như sau:

    - Trợ cấp xã hội thường xuyên cho đối tượng sống tại gia đình do xã, phường quản lý bằng 45.000 đ/người/tháng.

    - Trợ cấp nuôi dưỡng tại các cơ sở Bảo trợ Xã hội thuộc Nhà nước quản lý bằng 100.000 đ/người/tháng; riêng đối với trẻ em dưới 18 tháng tuổi phải ăn thêm sữa, mức trợ cấp bằng 150.000 đ/người/tháng.

    2. Khoản trợ cấp ngoài trợ cấp thường xuyên cho đối tượng sống tại cơ sở Bảo trợ xã hội

    Các khoản trợ cấp cho các đối tượng sống tại Cơ sở Bảo trợ xã hội của Nhà nước quản lý qui định tại Điều 11 Nghị định nêu trên được xác định như sau:

    a. Trợ cấp để mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt, đời sống hàng ngày gồm các đồ dùng như: Quần áo, khăn mặt, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, xà phòng giặt, dép nhựa, chăn, chiếu, màn.

    b. Trợ cấp mua thuốc chữa bệnh thông thường theo các khoản mục quy định như cán bộ công nhân viên chức được sử dụng tại trạm y tế cơ quan.

    c. Trợ cấp mua sách giáo khoa và đồ dùng học tập đối với trẻ em đi học phổ thông, bổ túc văn hoá. Mức trợ cấp được căn cứ vào cấp học, lớp học.

    d. Trợ cấp hàng tháng vệ sinh cá nhân đối với đối tượng nữ trong độ tuổi sinh đẻ;

    e. Trợ cấp mai táng.

    Các khoản trợ cấp nêu trên do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương.

    II- CỨU TRỢ Xà HỘI ĐỘT XUẤT

     

    1. Đối tượng quy định tại Điểm a khoản 1 Mục II Phần A được hưởng chế độ cứu trợ xã hội đột xuất một lần cho việc mai táng người bị chết hoặc trợ cấp một lần cho gia đình để lo hương khói, phúng viếng cho người mất tích.

    Trường hợp chính quyền địa phương hay đơn vị đứng ra mai táng cũng được thanh toán bằng mức trợ cấp cho gia đình.

    2. Đối tượng quy định tại Điểm b khoản 1 Mục II Phần A được hưởng chế độ cứu trợ xã hội đột xuất 1 lần cho việc dựng lại và sửa chữa nhà ở.

    3. Đối tượng quy định tại Điểm c khoản 1 và Điểm b khoản 2 Mục II Phần A được hỗ trợ cứu đói, thời gian từ 1-3 tháng.

    4. Đối tượng quy định tại Điểm a khoản 2 Mục II Phần A được hỗ trợ một phần chi phí điều trị.

    5. Đối tượng quy định tại Điểm c khoản 2 Mục II Phần A được hỗ trợ một phần chi phí điều trị. Trường hợp bị chết, chính quyền địa phương hay đơn vị đứng ra mai táng thì cũng được thanh toán bằng mức trợ cấp cho gia đình quy định tại khoản 1 Mục II Phần B nêu trên.

    6. Đối tượng là người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung phân loại được trợ cấp 5.000 đ/ngày trong thời gian không quá 15 ngày.

    Mức trợ cấp cứu trợ xã hội đột xuất đối với từng nhóm đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Mục II Phần A Thông tư này do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tuỳ theo mức độ thiệt hại, thiếu đói và khả năng huy động nguồn lực.

     

    C- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

     

    1. Đối tượng là trẻ em mồ côi, người già cô đơn không nơi nương tựa muốn được hưởng trợ cấp cứu trợ xã hội thường xuyên thì bản thân hoặc người thân thích phải làm đơn trình bày rõ hoàn cảnh và đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định;

    Người thuộc diện cứu trợ xã hội thường xuyên qui định tại Điều 6 của Nghị định 07/2000/NĐ-CP ngày 9/3/2000 của Chính phủ thuộc diện đặc biệt khó khăn không tự lo được cuộc sống muốn được vào Cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước thì bản thân hoặc người thân thích phải làm đơn đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét quyết định. (Theo mẫu số 02).

    2. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:

    + Lập danh sách những đối tượng được qui định tại Mục I, phần A của Thông tư này; thông qua Hội đồng xét duyệt cấp xã đề nghị hưởng trợ cấp xã hội, đối với đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thì đề nghị đưa vào cơ sở Bảo trợ xã hội.

    + Khi thiếu đói, thiên tai xảy ra phải tiến hành lập danh sách đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Mục II phần A Thông tư này, thông qua Hội đồng xét duyệt cấp xã đề nghị hưởng cứu trợ xã hội đột xuất.

    + Riêng đối với người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú theo quy định tại Điểm c khoản 2 mục II phần A Thông tư này thì giải quyết như sau:

    - Đối với người bị thương: cơ sở y tế trực tiếp điều trị người bị thương lập danh sách gửi cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cơ sở y tế đóng để trình cấp có thẩm quyền quyết định mức cứu trợ đột xuất.

    - Đối với người chết: chính quyền; tổ chức hay cá nhân đứng ra mai táng người chết, lập danh sách gửi cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi chôn cất để trình cấp có thẩm quyền quyết định mức trợ cấp mai táng phí.

    + Thành lập Hội đồng xét duyệt gồm: Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân làm Chủ tịch Hội đồng, thành viên Hội đồng gồm đại diện: Mặt trận Tổ quốc, một số ban, ngành và cán bộ làm công tác Lao động - Thương binh và Xã hội là uỷ viên thường trực. Hội đồng xét duyệt phải có kết luận bằng biên bản và danh sách kèm theo; (theo mẫu số 03, số 09 và số 10).

    Sau khi được Hội đồng xét duyệt thông qua, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có công văn đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét quyết định. Kèm theo công văn phải có biên bản của Hội đồng xét duyệt, danh sách trích ngang những người đề nghị hưởng trợ cấp cứu trợ thường xuyên, hồ sơ của đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đề nghị đưa vào cơ sở Bảo trợ xã hội, danh sách hộ gia đình, đơn vị đề nghị cứu trợ xã hội đột xuất.

    + Lập sổ quản lý và thực hiện chi trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng được cứu trợ xã hội thường xuyên;

    + Thực hiện việc tiếp nhận đối tượng cứu trợ xã hội thường xuyên từ cơ sở bảo trợ xã hội trở lại địa phương. Tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng xã hội ổn định cuộc sống và hoà nhập cộng đồng.

    + Lập sổ tiếp nhận, phân phối tiền hàng cứu trợ đột xuất.

    + Tổ chức thực hiện cứu trợ xã hội đột xuất trực tiếp, kịp thời đến các đối tượng tại địa phương.

    3. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Tổ chức Lao động Xã hội cấp huyện có trách nhiệm:

    + Tổng hợp danh sách các đối tượng cứu trợ xã hội thường xuyên và đột xuất (cứu trợ đột xuất theo mẫu số11) do Uỷ ban nhân dân cấp xã đề nghị hưởng trợ cấp cứu trợ xã hội; Căn cứ khả năng nguồn kinh phí trợ cấp của huyện và hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định trợ cấp cứu trợ xã hội tại cộng đồng. (theo mẫu số 04 và số 05) và trợ cấp cứu trợ xã hội đột xuất.

    + Đối với những đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do cấp xã đề nghị đưa vào Cơ sở bảo trợ xã hội thì phải hoàn thiện hồ sơ đề nghị UBND huyện quyết định (nếu cơ sở BTXH do huyện quản lý) hoặc gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét quyết định (nếu cơ sở BTXH thuộc tỉnh quản lý) theo mẫu số 06.

    + Tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định thôi hưởng trợ cấp đối với các đối tượng xã hội không còn đủ điều kiện.

    + Hướng dẫn cấp xã tổ chức thực hiện chính sách trợ giúp đối tượng xã hội và tổ chức thực hiện cứu trợ xã hội đột xuất.

    4. Sở Lao động - Thương binh và xã hội cấp tỉnh có trách nhiệm:

    + Hàng năm, căn cứ vào số lượng các đối tượng, mức trợ cấp cho từng loại đối tượng lập kế hoạch kinh phí trợ cấp cứu trợ xã hội thường xuyên và cứu trợ xã hội đột xuất gửi Sở Tài chính Vật giá, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

    + Tổng hợp danh sách đối tượng thuộc diện cứu trợ xã hội đột xuất do Uỷ ban nhân dân cấp huyện đề nghị (theo mẫu số 12). Căn cứ vào nguồn kinh phí trợ cấp của tỉnh, nguồn kinh phí trợ cấp của Trung ương và các nguồn trợ giúp khác, lập phương án cứu trợ xã hội đột xuất gửi Sở Tài chính Vật giá, trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

    + Hướng dẫn cấp dưới tổ chức thực hiện trợ cấp cứu trợ xã hội thường xuyên và đột xuất;

    + Ra quyết định tiếp nhận đối tượng thuộc diện cứu trợ xã hội thường xuyên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào Cơ sở bảo trợ xã hội thuộc ngành quản lý (theo mẫu 07) và quyết định trợ cấp xã hội đột xuất cho các đối tuợng qui định tại điểm d khoản 2 mục II phần A thuộc Thông tư này

    5. Cơ sở Bảo trợ xã hội có trách nhiệm:

    + Tiếp nhận đối tượng xã hội theo quyết định của cấp có thẩm quyền, tổ chức nuôi dưỡng, đảm bảo đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần cho người thuộc diện cứu trợ xã hội do cơ sở quản lý.

    + Vận động các cơ quan, tổ chức, cá nhân trợ giúp đối tượng xã hội đặc biệt khó khăn, quản lý sử dụng nguồn huy động theo đúng quy định hiện hành để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đối tượng xã hội.

    + Thực hiện các biện pháp để nuôi dưỡng, bảo đảm cho đối tượng xã hội có sức khoẻ và nâng cao khả năng tái hoà nhập cộng đồng, phối hợp với địa phương tổ chức đưa đối tượng trở về khi có đủ điều kiện.

    + Quyết định đưa các đối tượng đủ điều kiện hoà nhập cộng đồng về địa phương (Theo mẫu số 08)

    6. Khi thiên tai xảy ra trên diện rộng, Uỷ ban nhân dân các cấp thành lập Ban chỉ đạo tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân làm trưởng ban, lãnh đạo ngành Lao động - Thương binh và Xã hội là Phó ban thường trực, lãnh đạo ngành Tài chính - Vật giá, lãnh đạo các Ban ngành có liên quan và Mặt trận Tổ quốc, Hội chữ thập đỏ làm thành viên. Ban có trách nhiệm tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ; chỉ đạo thành lập các đội xung kích để thực hiện cứu trợ khẩn cấp, kịp thời cho nhân dân, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng bị cô lập.

     

    D- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

     

    - Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

    - Các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

    Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu xem xét giải quyết.


    Mẫu số 01/LĐ-TBXH-BTXH

    (Theo TT số 18/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 7 năm 2000)

    CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ...., ngày... tháng... năm 200..

     

    ĐƠN XIN VÀO CƠ SỞ BẢO TRỢ Xà HỘI
    (Dùng cho đối tượng tâm thần mãn tính)

     

    Kính gửi: - Uỷ Ban nhân dân xã (phường):.........................................

    - Phòng Lao động-TB&XH huyện (quận):..........................

    - Giám đốc Khu (Cơ sở BTXH)...........................................

    - Sở Lao động-TB&XH tỉnh (TP):.......................................

    Tên tôi là:............................ sinh năm (tuổi)................. nam (nữ)..............

    Chỗ ở hiện nay, thôn............. xã.......... huyện.................... tỉnh..................

    Tôi có (quan hệ)............ tên là.................. sinh năm...................................

    Là đối tượng tâm thần mãn tính theo xác nhận của bệnh viện:...................

    Tại hồ sơ số:................................................................................................

    Gia đình đã cho đi điều trị tại:.....................................................................

    Lần 1: Từ ngày... tháng... năm 199... đến ngày.... tháng... năm.................

    Lần 2:..........................................................................................................

    Lần 3:..........................................................................................................

    Hiện tại bệnh trầm trọng hơn đã có hành vi nguy hại đến tính mạng, tài sản của gia đình và người khác như:..................................................................................

    .....................................................................................................................

    .....................................................................................................................

    Hoàn cảnh của gia đình không đủ điều kiện quản lý, chăm sóc, vì:............

    ......................................................................................................................

    Vậy tôi đề nghị cơ quan các cấp xét cho............. tôi được vào nuôi dưỡng tại Khu (Cơ sở) điều dưỡng người tâm thần.

    Gia đình xin cam kết: Chấp hành mọi chế độ quy định của Nhà nước, cơ quan; tiếp nhận người thân trở lại để chăm sóc tại gia đình khi được cơ sở thông báo.

     

    Người làm đơn

    (Ký tên)

    Kèm theo đơn gồm có:

    - Hồ sơ bệnh án do chuyên khoa TT xác nhận

    - Sơ yếu lý lịch và các giấy tờ khác

    - 3 ảnh 4 x 6

     

    Xác nhận và đề nghị của UBND xã (phường)

    Uỷ Ban nhân dân xã (phường).................................................................

    Xác nhận đơn trình bày của Ông (Bà).............. là......................... và hoàn cảnh gia đình là đúng sự thực. Vậy đề nghị phòng LĐ-TBXH huyện (quận).................. xét để chuyển đối tượng vào Cơ sở nuôi dưỡng tập trung. Khi đối tượng ổn định, theo thông báo của cơ sở bảo trợ xã hội , UBND xã có trách nhiệm cùng gia đình đón nhận về nuôi dưỡng.

     

    Ngày.... tháng.... năm....

    TM.UBND Xã.................

    Chủ tịch

    (Ký tên, đóng dấu)

     

     

     

     


    Mẫu số 02/LĐ-TBXH-BTXH

    (Theo TT số 18/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 7 năm 2000)

    CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

     

    ....., ngày..... tháng.... năm 200...

     

    ĐƠN XIN VÀO CƠ SỞ BẢO TRỢ Xà HỘI
    (Dùng cho người già cô đơn, trẻ mồ côi, người tàn tật)

     

    Kính gửi: - Uỷ Ban nhân dân xã, phường, thị trấn:..............................

    - Phòng Lao động-TB&XH huyện, quận, thị xã:.................

    - Giám đốc Cơ sở Bảo trợ xã hội:.........................................

    - Sở Lao động-TB&XH tỉnh (TP):........................................

    Tên tôi là:............................ sinh năm (tuổi)................. nam (nữ)...................

    Chổ ở hiện nay, thôn................... xã, phường, thị trấn.....................................

    huyện, quận, thị xã...................... tỉnh, thành phố............................................

    Tôi có (quan hệ).................... tên là................................ sinh năm..................

    Là đối tượng:................................................. nguyên nhân..............................

    ..........................................................................................................................

    ...........................................................................................................................

    Hoàn cảnh của gia đình không đủ điều kiện quản lý, chăm sóc vì:...................

    ...........................................................................................................................

    Vậy tôi đề nghị cơ quan các cấp xét cho................................ tôi được vào nuôi dưỡng tại......................................................................................................................

    Gia đình xin cam kết: Chấp hành mọi chế độ quy định của Nhà nước, cơ quan. Tiếp nhận người thân trở lại để chăm sóc tại gia đình khi được cơ sở thông báo.

     

    Người làm đơn

    (Ký tên)

    ........................

    Kèm theo đơn gồm có

    - Hồ sơ bệnh án

    - Sơ yếu lý lịch và các giấy tờ khác

    - 3 ảnh 4 x 6

    Xác nhận và đề nghị của UBND cấp xã

    Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.................................................................

    Xác nhận đơn trình bày của ông (Bà).............. là............................. và hoàn cảnh gia đình là đúng sự thực. Vậy đề nghị phòng LĐ-TBXH huyện, quận, thị xã................. xét để chuyển đối tượng vào cơ sở nuôi dưỡng tập trung. Khi đối tượng ổn định theo thông báo của cơ sở BTXH, UBND cấp xã có trách nhiệm cùng gia đình đón nhận về nuôi dưỡng.

     

    Ngày.... tháng... năm....

    TM. UBND Xã............

    Chủ tịch

    (Ký tên, đóng dấu)

     

     

     

     

     


     


    Huyện, quận, thị xã:...

    Xã, phường, thị trấn:...

    Mẫu số 03/LĐ-TBXH-BTXH

    (Theo TT số 18/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 7 năm 2000)

     

    CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ...., ngày.... tháng... năm 200...

     

    B I Ê N B Ả N

    VỀ VIỆC XÁC NHẬN ĐỐI TƯỢNG THUỘC DIỆN CỨU TRỢ
    Xà HỘI THƯỜNG XUYÊN

     

    Hôm nay, vào lúc... giờ, ngày... tháng... năm.....

     

    Đại diện cho chính quyền, cơ quan, đoàn thể xã, phường, thị trấn............. quận, huyện, thị xã.... tỉnh, thành phố................... gồm có:

    1- Đại diện UBND:.................................................................................

    2- - Ban LĐ-TBXH:...................................................................

    3- - Công an:..............................................................................

    4- Đại diện đoàn thể:..............................................................................

    ...............................................................................................................

    ...............................................................................................................

    ...............................................................................................................

    Đã họp xét và lập biên bản xác nhận danh sách đối tượng xã hội của xã, phường, thị trấn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đề nghị huyện, quận, thị xã trợ cấp xã hội; có danh sách kèm theo.

    Biên bản lập xong vào lúc...... giờ cùng ngày, tất cả đã thống nhất nội dung ghi trên, đồng ký tên.

     

    TM.đoàn thể TM. Công an Ban LĐ-TBXH TM.UBND

     

     

     

     

     

     

     

    Huyện, quận, thị xã:.......

    Xã, phường, thị trấn:.......

     

    DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG ĐỀ NGHỊ XÉT HƯỞNG
    TRỢ CẤP CỨU TRỢ Xà HỘI THƯỜNG XUYÊN

     

    Theo mẫu số 03/LĐ-TBXH.

    Thông tư số 18/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28/7/ 2000

     

    Số TT

    Họ và tên

    Năm sinh

    Loại đối tượng

    Chổ ở (thôn, xóm)

    Ghi chú

     

     

    Nam

    Nữ

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     


    Mẫu số 04/LĐ-TBXH-BTXH

    (Theo TT số 18/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 7 năm 2000)

    UBND HUYỆN, QUẬN, THỊ Xà:....

    Số:..../QĐ-UB

    CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ..., ngày..... tháng.... năm 200...

    QUYẾT ĐỊNH

    CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN, QUẬN, THỊ Xà:.................
    VỀ VIỆC HƯỞNG TRỢ CẤP CỨU TRỢ Xà HỘI THƯỜNG XUYÊN
    TẠI Xà, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

     

    UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN, QUẬN, THỊ Xà:...........

     

    - Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND công bố ngày... tháng... năm...;

    - Căn cứ NĐ số 07/2000/CP-NĐ ngày 09/3/2000 của Chính phủ; Thông tư số 18/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 7 năm 2000 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

    - Theo đề nghị của phòng LĐTBXH và Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn thuộc huyện, quận, thị xã.

    Q U Y Ế T Đ Ị N H

     

    Điều 1: Số đối tượng được hưởng trợ cấp cứu trợ xã hội hàng tháng là:............. suất (bằng chữ...................) (Có danh sách kèm theo)

     

    Điều 2:Những đối tượng có tên trong danh sách được hưởng mức................. đ/tháng/người;

    Kể từ ngày.... tháng.... năm....

     

    Điều 3:Các ông (bà): Trưởng phòng LĐ-TBXH huyện, quận, thị xã, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã phường, thị trấn và đối tượng có tên trong danh sách tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

     

    TM. Uỷ ban nhân dân

    Chủ tịch

    Nơi nhận:

    - Như Điều 3

    - UBND tỉnh

    - Sở LĐ-TBXH

    - Lưu VP, LĐ-TBXH

     

    Huyện, quận, thị xã:......

     

    DÁNH SÁCH ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC HƯỞNG TRỢ CẤP
    CỨU TRỢ Xà HỘI THƯỜNG XUYÊN

     

    Theo Quyết định số..../QĐ-UB ngày.... tháng... năm 200...

     

    Số TT

    Họ và tên

    Loại đối tượng

    Mức trợ cấp

    Xã, phường, thị trấn

    1

     

     

     

     

    2

     

     

     

     

    3

     

     

     

     

    4

     

     

     

     

    5

     

     

     

     

    6

     

     

     

     

    7

     

     

     

     

    8

     

     

     

     

    9

     

     

     

     

    10

     

     

     

     

    ....

     

     

     

     

    ....

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     


    Mẫu số 05/LĐ-TBXH-BTXH

    (Theo TT số 18/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 7 năm 2000)

     

    Huyện, quận, thị xã:...

    Xã, phường, thị trấn:...

    CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

     

    SỔ TRỢ CẤP Xà HỘI

    Họ và tên:..................................................................... Nam/nữ

    Ngày tháng năm sinh:.............................................................

    Địa chỉ:......................................................................................

    Đối tượng xã hội:.......................................................................

    Mức trợ cấp xã hội:....................................................................

    Được hưởng từ tháng..... năm....

    Đến:.........................................

     

    Ngày... tháng... năm...

    T/L.UBND huyện, quận, thị xã....

    Trưởng phòng LĐ-TBXH

    (Ký tên đóng dấu)

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    SỐ TIỀN TRỢ CẤP HÀNG THÁNG NĂM 200...

     

    Tháng

    Số tiền

    Họ và tên người giao tiền

    Họ và tên người nhận tiền

    Người nhận tiền ký tên

    Một

     

     

     

     

    Hai

     

     

     

     

    Ba

     

     

     

     

    Bốn

     

     

     

     

    Năm

     

     

     

     

    Sáu

     

     

     

     

    Bảy

     

     

     

     

    Tám

     

     

     

     

    Chín

     

     

     

     

    Mười

     

     

     

     

    Mười một

     

     

     

     

    Mười hai

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     


    Mẫu số 06/LĐ-TBXH-BTXH

    (Theo TT số 18/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 7 năm 2000)

     

    UBND HUYỆN, QUẬN, THỊ Xà...

    Phòng Lao động-TB&XH

     

    Số:...../LĐ-TBXH

    CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ...., ngày..... tháng... năm 200...

     

     

    Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

    tỉnh (thành phố):.................................

     

    Theo đơn trình bày của:................... và xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn:......................... xin cho:................... là đối tượng:....................., tuổi:........... được hưởng chế độ nuôi dưỡng tập trung tại..................................................................

    Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, quận, thị xã:............................. đã tiến hành thẩm tra và nhận thấy:

    - ...................................................................................................................

    - ...................................................................................................................

    - ...................................................................................................................

    Đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét giải quyết;

    Phòng Lao động - Thương binh và xã hội cam kết tổ chức việc đón nhận đối tượng trở về gia đình, xã, phường, thị trấn khi có quyết định của Giám đốc Cơ sở Bảo trợ xã hội.

     

    Trưởng phòng

    Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

    (Ký tên, đóng dấu)

     

    Nơi nhận:

    - Như trên

    - Lưu

     

     

     

     

     

     

    Mẫu số 07/LĐ-TBXH-BTXH

    (Theo TT số 18/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 7 năm 2000)

     

    UBND TỈNH (TP):......

    Sở Lao động-TB&XH

    Số:..../QĐ-LĐTBXH

    CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ..., ngày... tháng... năm 200...

     

    QUYẾT ĐỊNH

    CỦA GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI VỀ VIỆC TIẾP NHẬN ĐỐI TƯỢNG Xà HỘI VÀO NUÔI DƯỠNG TẬP TRUNG

     

    GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI

     

    - Căn cứ Nghị Định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09/3/2000 của Chính phủ; Thông tư số 18/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 7 năm 2000 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;

    - Căn cứ Quyết định số:..... ngày... tháng... năm... của UBND tỉnh..................... quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Sở LĐ-TBXH.

    Sau khi xem xét hồ sơ của đối tượng:................................................

    và đề nghị của:.................................................................................

    Q U Y Ế T Đ Ị N H

     

    Điều 1:Ông (bà, em):........ là đối tượng........... sinh năm...................

    Thường trú tại thôn...... xã, phường, thị trấn...... huyện, quận, thị xã........

    tỉnh (TP):....................................................................................................

    được hưởng chế độ nuôi dưỡng tập trung tại..............................................

     

    Điều 2: Ông (bà, em)............ được hưởng chế độ trợ cấp nuôi dưỡng........... đ/tháng theo Quyết định số:........... ngày... tháng... năm... của UBND tỉnh, thành phố, kể từ ngày... tháng... năm...

     

    Điều 3: Khi ông (bà, em)......................... ổn định về sức khoẻ hoặc có đủ điều kiện trở về cộng đồng, gia đình cùng UBND cấp xã có trách nhiệm đón nhận ông (bà, em)............. về nuôi dưỡng.

     

    Điều 4: Các ông (bà) Giám đốc Cơ sở BTXH......................., Trưởng phòng LĐ-TBXH quận, huyện, thị xã, Chủ tịch UBND cấp xã và đối tượng có tên tại Điều I chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

     

    Giám đốc

    Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

    (Ký tên, đóng dấu)

    Nơi nhận:

    - Như Điều 4

    - UBND tỉnh để báo cáo

    - Sở Tài chính - Vật giá

    - Lưu VP, BTXH

     

     

     

     

     


    Mẫu số 08/LĐ-TBXH-BTXH

    (Theo TT số 18/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 7 năm 2000)

     

    SỞ LAO ĐỘNG-TB&XH

    CƠ SỞ BẢO TRỢ Xà HỘI

    Số:.... /QĐ- BTXH

    CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ..., ngày... tháng... năm 200...

     

    QUYẾT ĐỊNH

    CỦA GIÁM ĐỐC CƠ SỞ BẢO TRỢ Xà HỘI VỀ VIỆC ĐƯA
    ĐỐI TƯỢNG TRỞ VỀ GIA ĐÌNH

     

    GIÁM ĐỐC CƠ SỞ BẢO TRỢ Xà HỘI

     

    - Căn cứ Nghị Định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09/3/2000 của Chính phủ; Thông tư số 18/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 7 năm 2000 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;

    - Căn cứ Quyết định số:..... ngày... tháng... năm... của UBND tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ của Cơ sở Bảo trợ xã hội

    Sau khi xem xét hồ sơ của đối tượng...............................

    và đề nghị của:..............................................................

    Q U Y Ế T Đ Ị N H

     

    Điều 1: Ông (bà):....... thuộc diện............... sinh năm....................

    Thường trú tại thôn:......... xã, phường, thị trấn.....................................

    huyện, quận, thị xã........................... tỉnh (TP)......................................

    Thôi hưởng chế độ nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội............ trở về gia đình. Kể từ ngày.... tháng..... năm....

    Với lý do:...............................................................................................

    ................................................................................................................

     

    Điều 2: Gia đình hoặc người bảo lãnh và Uỷ ban nhân dân xã..................... có trách nhiệm tiếp nhận Ông (bà)..................... và các giấy tờ, tư trang có liên quan về nuôi dưỡng tại gia đình cộng đồng.

     

    Giám đốc

    sở bảo trợ và xã hội

    (Ký tên, đóng dấu)

    Nơi nhận:

    - Như Điều 1Điều 2

    - Sở LĐTBXH (để B/C).

    - Lưu VT


    Mẫu số: 09/LĐ-TBXH-BTXH

    (Theo TTsố 18/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 7 năm 2000)

     

    Tỉnh, Thành phố:...............

    Huyện, Quận, Thị xã:........

    Xã, Phường, Thị trấn:........

     

    DANH SÁCH

    CÁC HỘ GIA ĐÌNH THUỘC DIỆN ĐỀ NGHỊ TRỢ CẤP CỨU ĐÓI

     

    Số TT

    Họ và tên chủ hộ

    Số khẩu trong hộ (Người)

    Thời gian đề nghị trợ cấp cứu đói (tháng)

    Số lương thực đề nghị cứu trợ (Kg)

    Số tiền đề nghị trợ cấp (1000 đ)

    Ghi chú

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    5

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    ... Ngày.... tháng.... năm.....

    T/M Uỷ ban nhân dân

    Chủ tịch

    (Ký tên, đóng dấu)

    Mẫu số: 10/LĐ-TBXH-BTXH

    (Theo TTsố 18/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 7 năm 2000)

     

    Tỉnh, Thành phố:...............

    Huyện, Quận, Thị xã:........

    Xã, Phường, Thị trấn:........

    DANH SÁCH HỘ GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI CHẾT, MẤT TÍCH, BỊ THƯƠNG NẶNG;
    NHÀ ĐỔ, SẬP, TRÔI, CHÁY HỎNG NẶNG ĐƯỢC CỨU TRỢ Xà HỘI ĐỘT XUẤT

     

    STT

    Họ và tên chủ hộ

    Số khẩu trong hộ (Người)

    Họ và tên người chết

    Họ và tên người mất tích

    Họ và tên người bị thương nặng

    Tình trạng nhà

     

    Số tiền trợ cấp

    Ghi chú

     

     

     

     

     

     

    Đổ

    Sập

    Trôi

    Cháy

    Hỏng nặng

     

     

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    ... Ngày.... tháng.... năm.....

    T/M Uỷ ban nhân dân

    Chủ tịch

    (Ký tên, đóng dấu)


    Mẫu số: 11/LĐ-TBXH-BTXH

    (Theo TTsố 18/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 7 năm 2000)

     

    Tỉnh, Thành phố:...............

    Huyện, Quận, Thị xã:........

    TỔNG HỢP ĐỐI TƯỢNG CỨU TRỢ Xà HỘI ĐỘT XUẤT

     

    STT

    Xã, phường, thị trấn

    Thuộc điện

    Số tiền cứu trợ

    (ngàn đ)

    Lương thực cứu trợ (Kg)

    Ghi chú

     

     

    Thiếu đói (Người)

    Chết (Người)

    Bị thương (Người)

    Nhà đổ, sập, trôi, cháy (cái)

    Nhà hư hỏng nặng (Cái)

     

     

     

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    ... Ngày.... tháng... năm.....

    T/M Uỷ ban nhân dân

    Chủ tịch

    (Ký tên, đóng dấu)

     

    Mẫu số: 12/LĐ-TBXH-BTXH

    (Theo TTsố 18/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 7 năm 2000)

     

    Tỉnh, Thành phố:...............

    TỔNG HỢP ĐỐI TƯỢNG CỨU TRỢ Xà HỘI ĐỘT XUẤT

     

    STT

    Xã, phường, thị trấn

    Thuộc điện

    Số tiền cứu trợ (1000 đ)

    Lương thực cứu trợ (Kg)

    Ghi chú

     

     

    Thiếu đói (Người)

    Chết (Người)

    Bị thương (Người)

    Nhà đổ sập, trôi, cháy (cái)

    Nhà hư hỏng nặng (Cái)

     

     

     

     

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    ... Ngày.... tháng.... năm.....

    T/M Uỷ ban nhân dân

    Chủ tịch

    (Ký tên, đóng dấu)

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Thông tư 09/2007/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội
    Ban hành: 13/07/2007 Hiệu lực: 26/08/2007 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản thay thế
    02
    Nghị định 07/2000/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội
    Ban hành: 09/03/2000 Hiệu lực: 24/03/2000 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản được hướng dẫn
    03
    Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh về người tàn tật
    Ban hành: 10/07/1999 Hiệu lực: 25/07/1999 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    04
    Thông tư 13/2000/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 55/1999/NĐ-CP ngày 10/7/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh về người tàn tật
    Ban hành: 12/05/2000 Hiệu lực: 27/05/2000 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    05
    Thông tư 25/2000/TT-BLĐTBXH của Thủ tướng Chính phủ về việc hướng dẫn việc chi trả trợ cấp một lần đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc
    Ban hành: 17/10/2000 Hiệu lực: 27/09/2000 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    06
    Thông tư 16/2002/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 30/2002/NĐ-CP ngày 26/3/2002 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Người cao tuổi
    Ban hành: 09/12/2002 Hiệu lực: 24/12/2002 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Thông tư 16/2004/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 20/9/2004 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09/3/2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội
    Ban hành: 12/11/2004 Hiệu lực: 01/01/2005 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    08
    Thông tư 36/2005/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 30/2002/NĐ-CP ngày 26/3/2002 và Nghị định số 120/2003/NĐ-CP ngày 20/10/2003 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh người cao tuổi
    Ban hành: 26/12/2005 Hiệu lực: 16/01/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    09
    Thông tư liên tịch 08/2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH của Bộ Tài chính và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn kinh phí thực hiện Quyết định số 65/2005/QĐ-TTg ngày 25/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học và trẻ em nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005 - 2010"
    Ban hành: 23/01/2006 Hiệu lực: 22/02/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    10
    Thông tư 02/2006/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 313/2005/QĐ-TTg ngày 02/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ đối với người nhiễm HIV/AIDS và những người trực tiếp quản lý, điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS trong các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước
    Ban hành: 31/03/2006 Hiệu lực: 30/04/2006 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    11
    Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10/06/2015
    Ban hành: 30/09/2015 Hiệu lực: 30/09/2015 Tình trạng: Còn Hiệu lực
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

  • Văn bản đang xem

    Thông tư 18/2000/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định 07/2000/NĐ-CP

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
    Số hiệu:18/2000/TT-BLĐTBXH
    Loại văn bản:Thông tư
    Ngày ban hành:28/07/2000
    Hiệu lực:12/08/2000
    Lĩnh vực:Chính sách, Chính sách
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Nguyễn Thị Hằng
    Ngày hết hiệu lực:26/08/2007
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu (8)
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X