hieuluat

Thông tư 14/2018/TT-BNV sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 04/2012/TT-BNV

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Nội vụSố công báo:1153&1154-12/2018
    Số hiệu:14/2018/TT-BNVNgày đăng công báo:26/12/2018
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Trần Anh Tuấn
    Ngày ban hành:03/12/2018Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:20/01/2019Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực một phần
    Lĩnh vực:Cơ cấu tổ chức
  • BỘ NỘI VỤ
    -------

    Số: 14/2018/TT-BNV

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

    Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2018

     

     

    THÔNG TƯ

    SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 04/2012/TT-BNV NGÀY 31 THÁNG 8 NĂM 2012 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ HƯỚNG DẪN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THÔN, TỔ DÂN PHỐ

     

    Căn cứ Luật Tchức chính quyền địa phương s 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;

    Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật s80/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015;

    Căn cứ Pháp lệnh s 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và Nghị quyết liên tịch s09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành các Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;

    Căn cứ Nghị định số 34/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

    Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương , Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư s 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân ph.

    Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố:

    1. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố

    1. Bảo đảm tính tự quản của cộng đồng dân cư, chấp hành sự quản lý nhà nước trực tiếp của chính quyền cấp xã và sự lãnh đạo của cấp ủy đảng.

    2. Tuân thủ pháp luật, thực hiện theo hương ước (quy ước); đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch.

    3. Không chia tách các thôn, tổ dân phố đang hoạt động ổn định; thực hiện sáp nhập các thôn, tổ dân phố phù hợp với điều kiện, đặc điểm từng địa phương.

    4. Trường hợp do quy hoạch giải phóng mặt bằng, quy hoạch giãn dân, do di dân ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa hoặc nơi có địa hình bị chia cắt phức tạp, địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn thì điều kiện thành lập thôn, tổ dân phố mới có thể thấp hơn quy định. Trong trường hợp cộng đồng dân cư mới hình thành không đủ điều kiện thành lập thôn mới, tổ dân phố mới thì ghép vào thôn, tổ dân phố liền kề.

    2. Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 4. Tổ chức của thôn, tổ dân ph

    1. Mỗi thôn có Trưởng thôn; mỗi tổ dân phố có Tổ trưởng tổ dân phố. Trường hợp cần thiết thì có 01 Phó Trưởng thôn, 01 Phó Tổ trưởng tổ dân phố.

    2. Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố do Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lựa chọn sau khi thống nhất với Trưởng Ban công tác mặt trận thôn, tổ dân phố; Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố”.

    3. Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 5. Nội dung hoạt động của thôn, tổ dân phố

    1. Cộng đồng dân cư ở thôn, tổ dân phố bàn, quyết định chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi cấp xã, thôn, tổ dân phố do nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí và các công việc tự quản trong nội bộ cộng đồng dân cư phù hợp với quy định của pháp luật.

    2. Cộng đồng dân cư tham gia bàn và biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định; tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định về các công việc của thôn, tổ dân phố và của cấp xã theo quy định của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

    3. Xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố; tham gia tự quản trong việc giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội và vệ sinh môi trường; giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp ở địa phương, phòng, chống các tệ nạn xã hội.

    4. Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia, hưởng ứng các phong trào, cuộc vận động do Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phát động.

    5. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố”.

    4. Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “ Điều 7. Điều kiện thành lập thôn mới, tổ dân phố mới

    1. Trong trường hợp do khó khăn trong công tác quản lý của chính quyền cấp xã, tổ chức hoạt động của thôn, tổ dân phố yêu cầu phải thành lập thôn mới, tổ dân phố mới thì việc thành lập thôn mới, tổ dân phố mới phải đạt các điều kiện sau:

    a) Quy mô số hộ gia đình:

    Đối với thôn ở xã:

    Thôn ở xã thuộc các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc có t150 hộ gia đình trở lên;

    Thôn ở xã thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Hồng có từ 300 hộ gia đình trở lên;

    Thôn ở xã thuộc các tỉnh miền Trung có từ 250 hộ gia đình trở lên;

    Thôn ở xã thuộc các tỉnh miền Nam có từ 350 hộ gia đình trở lên;

    Thôn ở xã thuộc các tỉnh Tây Nguyên có từ 200 hộ gia đình trở lên;

    Thôn ở xã biên giới, xã đảo; thôn ở huyện đảo không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã có từ 100 hộ gia đình trở lên;

    Đối với tổ dân phố phường, thị trấn:

    Tổ dân phố ở phường, thị trấn thuộc các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc có từ 200 hộ gia đình trở lên;

    Tổ dân phố ở phường, thị trấn thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Hồng có từ 350 hộ gia đình trở lên. Riêng thành phố Hà Nội có từ 450 hộ gia đình trở lên;

    Tổ dân phố ở phường, thị trấn thuộc các tỉnh miền Trung có từ 300 hộ gia đình trở lên;

    Tổ dân phố ở phường, thị trấn thuộc các tỉnh miền Nam có từ 400 hộ gia đình trở lên. Riêng thành phố Hồ Chí Minh có từ 450 hộ gia đình trở lên;

    Tổ dân phố ở phường, thị trấn thuộc các tỉnh Tây Nguyên có từ 250 hộ gia đình trở lên;

    Tổ dân phố ở phường, thị trấn biên giới, phường, thị trấn đảo; tổ dân phố ở huyện đảo không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã có từ 150 hộ gia đình trở lên.

    b) Các điều kiện khác:

    Cần có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để phục vụ hoạt động cộng đồng và bảo đảm ổn định cuộc sng của người dân.

    2. Đối với các trường hợp đặc thù

    a) Thôn, tổ dân phnằm trong quy hoạch giải phóng mặt bằng, quy hoạch giãn dân, thôn hình thành do di dân ở min núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, thôn nằm ở nơi có địa hình bị chia cắt phức tạp, thôn nằm biệt lập trên các đảo; thôn ở cù lao, cồn trên sông; thôn có địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn thì quy mô thôn có từ 50 hộ gia đình trở lên; tổ dân phố có từ 100 hộ gia đình trở lên.

    b) Trường hợp ở khu vực biên giới, hải đảo cách xa đất liền, do việc di dân hoặc để bảo vệ đường biên giới, chủ quyền biển đảo thì việc thành lập thôn, tổ dân phố không áp dụng quy định về quy mô số hộ gia đình nêu tại khoản 1 Điều này.

    c) Thôn, tổ dân phố đã hình thành từ lâu do xâm canh, xâm cư cần thiết phải chuyển giao quản lý giữa các đơn vị hành chính cấp xã để thuận tiện trong hoạt động và sinh hoạt của cộng đồng dân cư mà không làm thay đổi đường địa giới hành chính cấp xã thì thực hiện giải thể và thành lập mới thôn, tổ dân phố theo quy định. Trường hợp không đạt quy mô về số hộ gia đình thì thực hiện ghép cụm dân cư theo quy định tại Điều 9 Thông tư này”.

    5. Bổ sung Điều 7a sau Điều 7 như sau:

    “Điều 7a. Điều kiện sáp nhập, giải thể, đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố

    1. Trường hợp sáp nhập thôn, tổ dân phố

    a) Đối với các thôn, tổ dân phố có quy mô số hộ gia đình dưới 50% quy mô số hộ gia đình quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này thì phải sáp nhập với thôn, tổ dân phố liền kề;

    b) Đối với các thôn, tổ dân phố đạt từ 50% quy mô số hộ gia đình trở lên theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này những nơi có đủ điều kiện thì thực hiện sáp nhập;

    c) Trong quá trình thực hiện sáp nhập thôn, tổ dân phố cần xem xét đến các yếu tố đặc thù về vị trí địa lý, địa hình và phong tục tập quán của cộng đồng dân cư tại địa phương;

    d) Đề án sáp nhập thôn, tổ dân phố phải được trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình của từng thôn, tổ dân phố sáp nhập tán thành.

    2. Trường hợp giải thể thôn, tổ dân phố do Nhà nước thu hồi đất để giải phóng mặt bằng hoặc do sắp xếp, ổn định dân cư và các trường hợp khác được cấp có thẩm quyền quyết định thì việc di dân, bố trí dân cư và giải quyết các vấn đề liên quan khác được thực hiện theo Phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư hoặc Đề án sắp xếp, ổn định dân cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    3. Tên của thôn, tổ dân phố do thành lập mới hoặc sáp nhập không được trùng với tên của thôn, tổ dân phố hiện có trong cùng một đơn vị hành chính cấp xã;

    4. Việc đổi tên thôn, tổ dân phố được thực hiện theo nguyện vọng của nhân dân sinh sống tại thôn, tổ dân phố”.

    6. Khoản 6 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “ Điều 8. Quy trình và hồ sơ thành lập thôn mới, tổ dân phố mới

    6. Căn cứ hồ sơ trình của Ủy ban nhân dân cấp huyện và kết quả thẩm định của Sở Nội vụ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét ban hành Nghị quyết thành lập thôn mới, tổ dân phố mới”.

    7. Bổ sung Điều 8a sau Điều 8 như sau:

    “Điều 8a. Quy trình và hồ sơ sáp nhập, giải thể và đặt tên, đi tên thôn, tổ dân phố

    1. Quy trình và hồ sơ sáp nhập thôn, tổ dân phố được áp dụng thực hiện như quy trình và hồ sơ thành lập thôn mới, tổ dân phố mới quy định tại Điều 8 Thông tư này.

    2. Chuyển thôn thành tổ dân phố trong trường hợp thành lập phường, thị trấn từ đơn vị hành chính xã:

    Căn cứ Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc thành lập phường, thị trấn từ đơn vị hành chính xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chuyển thôn thành tổ dân phố thuộc phường, thị trấn.

    3. Đối với trường hợp giải thể thôn, tổ dân phố:

    Sau khi thực hiện Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hoặc Đề án sắp xếp, ổn định dân cư và các trường hợp khác được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập Tờ trình kèm theo Danh sách các hộ gia đình thuộc thôn, tổ dân phố liên quan trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định giải thể thôn, tổ dân phố.

    4. Việc đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố:

    a) Việc đặt tên thôn, tổ dân phố được thực hiện trong quy trình lập hồ sơ thành lập thôn mới, tổ dân phố mới, sáp nhập thôn, tổ dân phố;

    b) Việc đổi tên thôn, tổ dân phố thực hiện theo các bước như sau:

    Ủy ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ gồm: Tờ trình và Phương án đổi tên thôn, tổ dân phố (phương án cần nêu rõ lý do của việc đổi tên thôn, tổ dân phố; tên của thôn, tổ dân phố sau khi đổi tên...) và tổ chức lấy ý kiến của toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phvề phương án đổi tên thôn, tổ dân phố, tổng hợp các ý kiến và lập thành biên bản lấy ý kiến;

    Phương án đổi tên thôn, tổ dân phố nếu được trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình tán thành thì Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn thiện hồ sơ trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua Phương án đổi tên thôn, tổ dân phố; trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày có Nghị quyết Hội đồng nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn chỉnh hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện;

    Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến, Ủy ban nhân dân cấp huyện có Tờ trình kèm theo hồ sơ gửi Sở Nội vụ thẩm định;

    Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Ủy ban nhân dân cấp huyện chuyển đến, Sở Nội vụ thẩm định, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét để trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét ban hành Nghị quyết về việc đổi tên thôn, tổ dân phố”.

    8. Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố

    1. Nhiệm vụ:

    a) Triệu tập và chủ trì hội nghị thôn, tổ dân phố; tổ chức thực hiện những công việc thuộc phạm vi thôn, tổ dân phố đã được nhân dân bàn và quyết định; bảo đảm các nội dung hoạt động của thôn, tổ dân phố theo quy định tại Điều 5 Thông tư này;

    b) Vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở và hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

    c) Tập hợp, phản ánh, đề nghị chính quyền cấp xã giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong thôn, tổ dân phố. Báo cáo kịp thời với Ủy ban nhân dân cấp xã về những hành vi vi phạm pháp luật trong thôn, tổ dân phố;

    d) Thực hiện việc lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp những công việc của thôn, tổ dân phố; lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và biểu quyết những công việc thuộc phạm vi cấp xã; báo cáo kết quả cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

    đ) Phối hợp với Ban công tác Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội thôn, tổ dân phố để vận động nhân dân tham gia thực hiện các phong trào và cuộc vận động do các tổ chức này phát động;

    e) Sáu tháng đầu năm và cuối năm phải báo cáo kết quả công tác trước hội nghị thôn, tổ dân phố.

    2. Quyền hạn:

    a) Được ký hợp đồng về xây dựng công trình do nhân dân trong thôn, tổ dân phố đóng góp kinh phí đầu tư đã được hội nghị thôn, tổ dân phthông qua và bảo đảm các quy định liên quan của chính quyền các cấp;

    b) Được phân công nhiệm vụ giải quyết công việc cho Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố; được chính quyền cấp xã mời họp và cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến quản lý, hoạt động của thôn, tổ dân phố; được bồi dưỡng, tập huấn về công tác tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố”.

    9. Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 12. Quy trình bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

    1. Quy trình bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố:

    a) Trên cơ sở thống nhất với Chi ủy Chi bộ, Ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố đề cử danh sách để Hội nghị của thôn, tổ dân phố bầu Trưng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; tại hội nghị này, cử tri tại thôn, tổ dân phố có thể tự ứng cử hoặc giới thiệu người ứng cử. Căn cứ kết quả bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. Thời điểm tổ chức bầu được thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

    b) Quy trình bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thực hiện theo quy định tại Chương 2 Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành các Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn

    2. Nhiệm kcủa Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưng tổ dân phố:

    a) Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố có nhiệm kỳ là 2,5 năm (hai năm rưỡi) hoặc 05 năm (năm năm) do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thống nhất và phù hợp với điều kiện cụ thể ở địa phương. Trường hợp do thành lập thôn mới, tổ dân phố mới hoặc khuyết Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định c Trưng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời để điều hành hoạt động của thôn, tổ dân phố cho đến khi bầu được Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố trong thời hạn không quá sáu tháng kể từ ngày có quyết định cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời.

    b) Nhiệm kỳ của Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố, thực hiện theo nhiệm kỳ của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố”.

    10. Khoản 4 Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 14. Trách nhiệm thi hành

    4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã:

    Quản lý, chỉ đạo hoạt động của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phtrên đa bàn bảo đảm theo quy định tại Thông tư này và Quy chế về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành”.

    Điều 2. Hiệu lực thi hành

    1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20 tháng 01 năm 2019.

    2. Thông tư này bãi bỏ Thông tư số 09/2017/TT-BNV ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố và bãi bỏ điểm a khoản 2 Điều 14; điểm c, điểm đ khoản 1 Điều 8; điểm b, điểm d khoản 1 Điều 9 của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố.

    3. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc, đề nghị tổ chức và cá nhân gửi ý kiến về Bộ Nội vụ để xem xét, giải quyết./.

     

    Nơi nhận:
    - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
    - Các Ban của TW Đảng, Văn phòng TW Đảng;
    - Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội;
    - Văn phòng Chính phủ;
    - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
    - Tòa án nhân dân t
    i cao;
    - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
    - Kiểm toán Nhà nước;
    - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
    - HĐND, UBND các t
    nh, thành phố trực thuộc TW;
    - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
    - Công báo;
    - Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
    - Cổng thông tin điện tử Bộ Nội vụ;
    - Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
    - Bộ Nội vụ: Lãnh đạo Bộ, các đơn vị thuộc và trực thu
    c B;
    - Lưu: VT, Vụ CQĐP (02).

    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG




    Trần Anh Tuấn

     

     

    PHỤ LỤC 1

    DANH SÁCH CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG THEO VÙNG
    (Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)

     

    Stt

    Tên vùng

    Các tỉnh thuộc vùng

    1

    Trung du và miền núi phía Bắc (15 tỉnh)

    Bc Kạn, Cao Bng, Yên Bái, Tuyên Quang, Điện Biên, Thái Nguyên, Sơn La, Lào Cai, Lai Châu, Hòa Bình, Bắc Giang, Hà Giang, Phú Thọ, Lạng Sơn, Quảng Ninh

    2

    Đồng bằng sông Hồng (9 tỉnh, thành phố trừ thành phố Hà Nội)

    Hưng Yên, Nam Định, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nam, Bắc Ninh, Ninh Bình, Vĩnh Phúc và thành phố Hải Phòng

    3

    Miền Trung (14 tỉnh, thành phố)

    Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Bình Đnh, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và thành phố Đà Nng

    4

    Miền Nam (18 tỉnh, thành phố trừ thành phố Hồ Chí Minh)

    Bình Phước, Cà Mau, Long An, Trà Vinh, Tây Ninh, Kiên Giang, Vĩnh Long, Bình Dương, Đồng Tháp, Đồng Nai, An Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng, Bà Rịa -Vũng Tàu, Bến Tre, Hậu Giang, Bạc Liêu và thành phố Cần Thơ

    5

    Tây Nguyên (5 tỉnh)

    Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk Nông, Kon Tum

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn số 34/2007/PL-UBTVQH11 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
    Ban hành: 20/04/2007 Hiệu lực: 01/07/2007 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị quyết liên tịch 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc hướng dẫn thi hành các Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn
    Ban hành: 17/04/2008 Hiệu lực: 10/05/2008 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Luật Tổ chức chính quyền địa phương của Quốc hội, số 77/2015/QH13
    Ban hành: 19/06/2015 Hiệu lực: 01/01/2016 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    04
    Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, số 80/2015/QH13
    Ban hành: 22/06/2015 Hiệu lực: 01/07/2016 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    05
    Nghị định 34/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ
    Ban hành: 03/04/2017 Hiệu lực: 03/04/2017 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    06
    Thông tư 09/2017/TT-BNV của Bộ Nội vụ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 04/2012/TT-BNV ngày 31/08/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố
    Ban hành: 29/12/2017 Hiệu lực: 01/03/2018 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản hết hiệu lực
    07
    Luật Tổ chức chính quyền địa phương của Quốc hội, số 77/2015/QH13
    Ban hành: 19/06/2015 Hiệu lực: 01/01/2016 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản được hướng dẫn
    08
    Quyết định 103/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Nội vụ kỳ 2014-2018
    Ban hành: 29/01/2019 Hiệu lực: 29/01/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    09
    Nghị quyết 17/2019/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội về kết quả giám sát việc thực hiện "Năm kỷ cương hành chính 2017", gắn với việc thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW, ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và các chỉ đạo của Chính phủ, Thành phố về công tác cải cách hành chính
    Ban hành: 04/12/2019 Hiệu lực: 04/12/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    10
    Thông tư 04/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố
    Ban hành: 31/08/2012 Hiệu lực: 15/10/2012 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản hết hiệu lực một phần
    11
    Thông tư 05/2022/TT-BNV của Bộ Nội vụ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố
    Ban hành: 23/05/2022 Hiệu lực: 23/05/2022 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản quy định hết hiệu lực một phần
    12
    Thông tư 04/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố
    Ban hành: 31/08/2012 Hiệu lực: 15/10/2012 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản được hợp nhất
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

  • Văn bản đang xem

    Thông tư 14/2018/TT-BNV sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 04/2012/TT-BNV

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Nội vụ
    Số hiệu:14/2018/TT-BNV
    Loại văn bản:Thông tư
    Ngày ban hành:03/12/2018
    Hiệu lực:20/01/2019
    Lĩnh vực:Cơ cấu tổ chức
    Ngày công báo:26/12/2018
    Số công báo:1153&1154-12/2018
    Người ký:Trần Anh Tuấn
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Hết Hiệu lực một phần
  • Tải văn bản tiếng Việt

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X