hieuluat

Quyết định 3877/QĐ-BCT điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Công ThươngSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:3877/QĐ-BCTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Trần Tuấn Anh
    Ngày ban hành:15/10/2018Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:15/10/2018Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Công nghiệp, Thương mại-Quảng cáo
  • BỘ CÔNG THƯƠNG
    -------

    Số: 3877/QĐ-BCT

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

    Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2018

     

     

    QUYẾT ĐỊNH

    ĐIỀU TRA ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI MỘT SỐ SẢN PHẨM THÉP HỢP KIM HOẶC KHÔNG HỢP KIM ĐƯỢC CÁN PHẲNG, ĐƯỢC SƠN HOẶC QUÉT VÉCNI HOẶC PHỦ PLASTIC HOẶC PHỦ LOẠI KHÁC CÓ XUẤT XỨ TỪ NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA VÀ NƯỚC ĐẠI HÀN DÂN QUỐC

    ------------------

    BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

     

    Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương s 05/2017/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2017;

    Căn cứ Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại;

    Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

    Căn cứ Thông tư số 06/2018/TT-BCT ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại;

    Căn cứ Quyết định số 3752/QĐ-BCT ngày 02 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phòng vệ thương mại;

    Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại,

     

    QUYẾT ĐỊNH:

     

    Điều 1. Điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng, được sơn hoặc quét vécni hoặc phủ plastic hoặc phủ loại khác; có các mã HS 7210.70.11, 7210.70.19, 7210.70.91, 7210.70.99, 7212.40.11, 7212.40.12, 7212.40.19, 7212.40.91, 7212.40.92, 7212.40.99 có xuất xứ từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và nước Đại Hàn Dân quốc (mã vụ việc: AD04) với nội dung chi tiết nêu tại Thông báo kèm theo Quyết định này.

    Điều 2. Trình tự, thủ tục điều tra thực hiện theo quy định pháp luật về phòng vệ thương mại của Việt Nam.

    Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

    Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại và Thủ trưởng các đơn vị, các bên liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

     

    Nơi nhận:
    - Như Điều 4;
    - Văn phòng Chính phủ;
    - Các Bộ: TC, NG, TTTT;
    - Các Thứ trư
    ng;
    - Các website: Chính phủ, Bộ Công Thương;
    - Tổng cục Hải quan;
    - Các Cục: CN, XNK;
    - Các Vụ: AP, ĐB, PC;
    - Văn phòng BCĐLNHNQT về kinh tế;

    - Lưu: VT, PVTM (8).

    BỘ TRƯỞNG




    Trần Tuấn Anh

     

     

    THÔNG BÁO

    TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI MỘT SỐ SẢN PHẨM THÉP HỢP KIM HOẶC KHÔNG HỢP KIM ĐƯỢC CÁN PHẲNG, ĐƯỢC SƠN HOẶC QUÉT VÉCNI HOẶC PHỦ PLASTIC HOẶC PHỦ LOẠI KHÁC CÓ XUẤT XỨ TỪ NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA VÀ NƯỚC ĐẠI HÀN DÂN QUỐC (MÃ VỤ VIỆC: AD04)
    (Kèm theo Quyết định số 3877/QĐ-BCT ngày 15 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

     

    1. Thông tin cơ bản

    Ngày 02 tháng 8 năm 2018, Cục Phòng vệ thương mại (Cơ quan điều tra) tiếp nhận hồ sơ đề nghị điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phng, được sơn hoặc quét vécni hoặc phủ plastic hoặc phủ loại khác có xuất xứ từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi tắt là Trung Quốc) và nước Đại Hàn Dân quốc (sau đây gọi tắt là Hàn Quốc).

    Sau khi thẩm định tính đầy đủ và hợp lệ, ngày 10 tháng 8 năm 2018, Cơ quan điều tra đã có công văn số 707/PVTM-P1 đề nghị bên yêu cầu bổ sung, làm rõ một số nội dung của hồ sơ. Ngày 27 tháng 10 năm 2018, Cơ quan điều tra tiếp nhận hồ sơ bổ sung theo đề nghị tại công văn số 707/PVTM-P1.

    Căn cứ khoản 1 Điều 30 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương (sau đây gọi tắt là Nghị định 10/2018/NĐ-CP), ngày 31 tháng 8 năm 2018, Cơ quan điều tra có công văn số 771/PVTM-P1 xác nhận hồ sơ đề nghị đã hợp lệ và đầy đủ các nội dung được quy định tại Điều 28 Nghị định 10/2018/NĐ-CP.

    Ngày 11 tháng 9 năm 2018, Cơ quan điều tra có công văn số 792/PVTM- P1 gửi Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đề nghị cung cấp thông tin phục vụ xem xét việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Ngày 02 tháng 10 năm 2018, VSA có công văn số 50/2018/HHTVN cung cấp các thông tin theo đề nghị của Cơ quan điều tra.

    Căn cứ quy định tại Điều 5.5 của Hiệp định chống bán phá giá của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Điều 7.7 Hiệp định thương mại tự do giữa Hàn Quốc và Việt Nam, ngày 11 tháng 9 năm 2018, Cơ quan điều tra đã có công thư gửi Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam và Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam thông báo về việc nhận được hồ sơ đề nghị đầy đủ và hợp lệ, đồng thời tạo cơ hội tham vấn song phương trong vụ việc.

    Theo đề nghị của phía Trung Quốc, ngày 19 tháng 9 năm 2018, Cơ quan điều tra đã tổ chức buổi tham vấn song phương với Tham tán Kinh tế Thương mại - Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam để trao đổi và ghi nhận các ý kiến từ Bộ Thương mại Trung Quốc.

    Căn cứ Điều 70 Luật Quản lý ngoại thương về trình tự, thủ tục điều tra vụ việc phòng vệ thương mại và Điều 79 Luật Quản lý ngoại thương về căn cứ tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, theo đề nghị của Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hợp kim hoặc không hp kim được cán phng, được sơn hoặc quét vécni hoặc phủ plastic hoặc phủ loại khác có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc (mã vụ việc: AD04).

    2. Nội dung điều tra

    Các nội dung điều tra được thực hiện căn cứ Điều 80 Luật Quản lý ngoại thương về nội dung điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và Điều 32 Nghị định 10/2018/NĐ-CP về quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, cụ thể như sau:

    2.1. Hàng hóa nhập khẩu bị điều tra

    a) Mô tả sản phẩm:

    Sản phẩm nhập khẩu bị điều tra là sản phẩm thép hp kim hoặc không hp kim được cán phng, được sơn hoặc quét vécni hoặc phủ plastic hoặc phủ loại khác, các sản phẩm này được phân loại theo các mã HS với mô tả chi tiết như sau:

    STT

    Phân nhóm thuế (Mã HS)

    Mô tả sản phẩm

    Mức thuế nhập khẩu áp dụng theo biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành

     

    7210

    Các sản phẩm sắt hoặc thép không hp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, đã phủ, mạ hoặc tráng.

     

     

    7210.70

    Được sơn, quét vecni hoặc phủ plastic:

     

    1

    7210.70.11

    Có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 1,5 mm

    MFN: 5%

    AKFTA: 0%

    ATIGA: 0%

    VCFTA: 2%

    ACFTA: 0%

    VJEPA: 0%

    AANZFTA: 20%

    2

    7210.70.19

    Loại khác

    MFN: 5%

    AKFTA: 0%

    ATIGA: 0%

    VCFTA: 2%

    ACFTA: 0%

    VJEPA: 0%

    AANZFTA: 20%

    3

    7210.70.91

    Được sơn

    MFN: 5%

    AKFTA: 0%

    ATIGA: 0%

    VCFTA: 0%

    ACFTA: 0%

    VJEPA: 0%

    AANZFTA: 20%

    4

    7210.70.99

    Loại khác

    MFN: 5%

    AKFTA: 0%

    ATIGA: 0%

    VCFTA: 0%

    ACFTA: 0%

    VJEPA: 0%

    AANZFTA: 20%

     

    7212

    Các sản phẩm sắt hoặc thép không hp kim được cán phng, có chiều dưới 600mm, đã phủ, mạ hoặc tráng

     

     

    7212.40

    Được sơn, quét vecni hoặc phủ plastic:

     

    5

    7212.40.11

    Dạng đai và dải (SEN), chiều rộng không quá 400 mm

    MFN: 10%

    AKFTA:0%

    ATIGA: 0%

    VCFTA: 17%

    ACFTA: 0%

    VJEPA: 0%

    AANZFTA: 5%

    6

    7212.40.12

    Dạng đai và dải khá

    MFN: 10%

    AKFTA: 0%

    ATIGA: 0%

    VCFTA: 17%

    ACFTA: 0%

    VJEPA: 0%

    AANZFTA: 5%

    7

    7212.40.19

    Loại khác

    MFN: 10%

    AKFTA: 0%

    ATIGA: 0%

    VCFTA: 17%

    ACFTA: 0%

    VJEPA: 0%

    AANZFTA: 5%

    8

    7212.40.91

    Dng đai và dải (SEN), chiều rộng không quá 400 mm

    MFN: 10%

    AKFTA: 0%

    ATIGA: 0%

    VCFTA: 17%

    ACFTA: 0%

    VJEPA: 0%

    AANZFTA: 5%

    9

    7212.40.92

    Dạng đai và dải; tấm phổ dụng

    MFN: 10%

    AKFTA: 0%

    ATIGA: 0%

    VCFTA: 17%

    ACFTA:0%

    VJEPA: 0%

    AANZFTA: 5%

    10

    7212.40.99

    Loại khác

    MFN: 10%

    AKFTA: 0%

    ATIGA: 0%

    VCFTA: 17%

    ACFTA: 0%

    VJEPA:0%

    AANZFTA: 5%

    Các sản phẩm sau đây không thuộc phạm vi điều tra: các sản phẩm tôn màu chất lượng cao phục vụ mục đích đặc biệt (bao gồm nhưng không giới hạn bởi các sản phẩm tôn màu phủ sơn PVDF sử dụng trong các nhà máy nhiệt điện, các sản phẩm tôn màu PCM và tôn màu VCM sử dụng trong ngành công nghiệp điện tử và điện gia dụng).

    Tại kết luận điều tra, Bộ Công Thương sẽ quy định chi tiết về các tiêu chí, điều kiện cụ thể cho việc loại trừ các sản phẩm nói trên.

    b) Xut xứ của hàng hóa nhập khu: Trung Quốc và Hàn Quốc

    2.2. Ngành sản xuất trong nước

    TT

    Tên doanh nghiệp

    Ý Kiến

    Thị phần/ thị phần cộng gộp (%)

    1

    Công ty Cổ phần Thép Nam Kim

    Bên yêu cầu

    29,35%

    2

    Công ty Tôn Phương Nam

    3

    Công ty Cổ phần Thép TVP

    4

    Công ty CP Đại Thiên Lộc

    5

    Công ty Cổ phần Tôn Đông Á

    ng hộ điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá

    61,31%

    6

    Công ty Cổ phần Maruichi Sun Steel

    7

    Công ty Cổ phần Tôn Hoa Sen

    8

    Công ty Cổ phần Tôn Mạ VN STEEL Thăng Long

    9

    Blue Scope Steel

    Không có ý kiến đối với vụ việc

    9,34%

    2.3. Tóm tắt thông tin về hành vi bán phá giá và thiệt hại

    a) Kết quả thẩm định hồ sơ yêu cầu

    Căn cứ vào kết quả thẩm định hồ sơ yêu cầu và các nguồn thông tin sẵn có, trong giai đoạn tiền khởi xướng, Cơ quan điều tra xét thấy có dấu hiệu của:

    (i) hành vi bán phá giá hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc;

    (ii) thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất trong nước;

    (iii) mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước.

    Do đó, Cơ quan điều tra kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định tiến hành điều tra. Kết luận điều tra sơ bộ và/hoặc cuối cùng trong vụ việc là cơ sở đCơ quan điều tra kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời và/hoặc chính thức.

    b) Thời kỳ điều tra1:

    - Thời kỳ điều tra xác định hành vi bán phá giá: từ ngày 01 tháng 6 năm 2017 đến ngày 31 tháng 5 năm 2018.

    - Thời kỳ điều tra xác định thiệt hại của ngành sản xuất trong nước:

    Năm 1: từ ngày 01 tháng 6 năm 2014 đến ngày 31 tháng 5 năm 2015.

    Năm 2: từ ngày 01 tháng 6 năm 2015 đến ngày 31 tháng 5 năm 2016.

    Năm 3: từ ngày 01 tháng 6 năm 2016 đến ngày 31 tháng 5 năm 2017.

    Năm 4: từ ngày 01 tháng 6 năm 2017 đến ngày 31 tháng 5 năm 2018.

    c) Đề xuất về mức thuế của Bên yêu cầu2:

    Bên yêu cầu đề nghị điều tra, đồng thời áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời với mức thuế 25,5% đối với sản phẩm nhập khẩu bị điều tra có xuất xứ từ Trung Quốc và 19,25% sản phẩm nhập khẩu bị điều tra có xuất xứ từ Hàn Quốc trước khi Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định chính thức.

    2.4. Trình t, thtc điều tra

    2.4.1. Đăng ký bên liên quan

    a) Căn cứ Điều 5 Thông tư 06/2018/TT-BCT ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại (sau đây gọi là Thông tư 06), tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 74 Luật Quản lý ngoại thương có thể đăng ký làm bên liên quan trong vụ việc với Cơ quan điều tra để tiếp cận thông tin lưu hành công khai trong quá trình điều tra, gửi các ý kiến bình luận, thông tin và bằng chứng liên quan đến nội dung điều tra được nêu tại Thông báo này.

    b) Tổ chức, cá nhân đăng ký bên liên quan theo mẫu Đơn đăng ký bên liên quan ban hành tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 06/2018/TT-BCT và gửi tới Cơ quan điều tra theo địa chỉ được nêu tại Thông báo này trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày ban hành quyết định điều tra theo các phương thức sau: (i) công văn chính thức và (ii) thư điện tử.

    c) Sau khi nhận được Đơn đăng ký bên liên quan, Cơ quan điều tra có trách nhiệm xác nhận chấp thuận hoặc không chấp thuận trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc. Trường hợp không chấp thuận, Cơ quan điều tra nêu rõ lý do.

    d) Bên liên quan theo quy định tại Điều 74 Luật Quản lý ngoại thương thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 10/2018/NĐ-CP.

    đ) Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Cơ quan điều tra khuyến nghị các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hàng hóa bị điều tra đăng ký làm bên liên quan để thực hiện quyền tiếp cận thông tin, cung cấp thông tin và bày tỏ quan điểm trong quá trình vụ việc diễn ra.

    2.4.2. Bản câu hỏi điều tra

    Căn cứ Điều 57 Nghị định 10/2018/NĐ-CP:

    a) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định điều tra, Cơ quan điều tra gửi bản câu hỏi điều tra cho các đối tượng sau đây:

    - Bên nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá;

    - Các nhà sản xuất trong nước khác;

    - Bên bị đề nghị điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá;

    - Các nhà nhập khẩu hàng hóa bị điều tra;

    - Cơ quan đại diện ngoại giao của quốc gia nơi xuất xứ của hàng hóa bị điều tra;

    - Các bên liên quan khác mà Cơ quan điều tra cho là cần thiết.

    b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được bản câu hỏi điều tra, bên nhận được bản câu hỏi phải gửi bản trả lời đầy đủ cho Cơ quan điều tra. Thời hạn này có thể được Cơ quan điều tra xem xét, gia hạn một lần với thời hạn tối đa không quá 30 ngày trên cơ sở đề nghị gia hạn bằng văn bản.

    Bản câu hỏi điều tra được coi là nhận được sau 07 ngày làm việc kể từ ngày Cơ quan điều tra gửi đi. Ngày gửi được xác định căn cứ dấu bưu điện.

    2.4.3. Điều tra ti chỗ

    a) Căn cứ khoản 3 Điều 75 Luật Quản lý ngoại thương, trong trường hợp cần thiết, Cơ quan điều tra có quyền tiến hành việc điều tra tại chỗ, bao gồm cả việc điều tra tại nước ngoài nhằm xác minh tính xác thực của thông tin, tài liệu do bên liên quan cung cấp hoặc thu thập thêm thông tin, tài liệu cần thiết để giải quyết vụ việc phòng vệ thương mại.

    b) Quy trình, thủ tục điều tra tại chỗ được thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định 10/2018/NĐ-CP.

    2.4.4. Tiếng nói và chữ viết

    a) Tiếng nói và chữ viết dùng trong quá trình điều tra là tiếng Việt. Bên liên quan có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trong trường hợp này phải có biên dịch và phiên dịch.

    b) Các thông tin, tài liệu không phải bằng tiếng Việt do bên liên quan cung cấp phải được dịch ra tiếng Việt. Bên liên quan phải đảm bảo tính trung thực, chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung được dịch thuật.

    2.4.5. Bảo mật thông tin

    Cơ quan điều tra thực hiện việc bảo mật thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật Quản lý ngoại thương và Điều 11 Nghị định 10/2018/NĐ-CP.

    2.4.6. Hợp tác trong quá trình điều tra

    Căn cứ Điều 10 Nghị định 10/2018/NĐ-CP:

    a) Bất kỳ bên liên quan nào từ chối tham gia vụ việc hoặc không cung cấp chứng cứ cần thiết hoặc gây cản trở đáng kể tới việc hoàn thành việc điều tra thì kết luận điều tra đối với bên liên quan đó sẽ dựa trên các cơ sở thông tin sẵn có.

    b) Bất kỳ bên liên quan nào cung cấp các chứng cứ không chính xác hoặc gây nhầm lẫn thì các chứng cứ đó sẽ không được xem xét và kết luận điều tra đối với bên liên quan đó sẽ dựa trên cơ sở các thông tin sẵn có.

    c) Các bên liên quan không hợp tác sẽ không được xem xét miễn áp dụng trừ biện pháp phòng vệ thương mại theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 10/2018/NĐ-CP.

    d) Cơ quan điều tra khuyến nghị các bên liên quan tham gia hợp tác đầy đủ trong quá trình vụ việc để đảm bảo quyền và lợi ích hp pháp của mình.

    2.4.7. Thời hạn điều tra

    Căn cứ điểm a, khoản 3, Điều 70 Luật Quản lý ngoại thương về trình tự, thủ tục điều tra vụ việc phòng vệ thương mại, việc điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá được kết thúc trong thời gian 12 tháng kể từ ngày có quyết định điều tra. Trong trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Công Thương có quyền gia hạn thời gian điều tra nhưng tổng thời gian điều tra không quá 18 tháng.

    2.4.8. Trình tvà các thủ tục khác

    Trình tự và các thủ tục khác được thực hiện theo quy định Luật Quản lý ngoại thương, Nghị định 10/2018/NĐ-CP và Thông tư 06/2018/TT-BCT.

    3. Các biện pháp tạm thời

    3.1. Quản lý nhập khẩu đối với hàng hóa bị điều tra

    Kể từ khi có quyết định điều tra cho đến khi kết thúc quá trình điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, Cơ quan điều tra có thể thực hiện chế độ yêu cầu khai báo nhập khẩu đối với hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá để phục vụ công tác điều tra. Việc khai báo nhập khẩu không hạn chế về số lượng, khối lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu.

    Trình tự thủ tục thực hiện quản lý nhập khẩu đối với hàng hóa bị điều tra được thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định 10/2018/NĐ-CP.

    3.2. Áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời

    Căn cứ kết luận điều tra sơ bộ, Cơ quan điều tra có thể kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời theo quy định tại Điều 81 Luật Quản lý ngoại thương và Điều 37 Nghị định 10/2018/NĐ-CP. Mức thuế chống bán phá giá tạm thời không được vượt quá biên độ bán phá giá trong kết luận điều tra sơ bộ.

    4. Thông tin liên hệ

    Cục phòng vệ thương mại - Bộ Công Thương

    Địa chỉ: 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

    Điện thoại: +842473037898 máy lẻ 114 (Cán bộ điều tra Vũ Tuấn Nghĩa)

    +842473037898 máy lẻ 113 (Cán bộ điều tra Phùng Gia Đức)

    Thư điện tử: nghiavt@moit.gov.vn; ducpg@moit.gov.vn

    Quyết định và Thông báo về việc điều tra có thể truy cập và tải xuống tại trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương: www.moit.gov.vn; hoặc Cục Phòng vệ thương mại: www.trav.gov.vn hoặc www.pvtm.gov.vn.

    -------------------------------------

    1 Đây là thời kỳ Cơ quan điều tra thu thập các thông tin, số liệu để xác định sự tồn tại của hành vi bán phá giá, sự tồn tại của thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại hoặc sự ngăn cản một cách đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại nêu trên.

    2 Mức thuế này là cáo buộc của Bên yêu cầu, không phải là kết luận của Cơ quan điều tra.

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Quản lý ngoại thương của Quốc hội, số 05/2017/QH14
    Ban hành: 12/06/2017 Hiệu lực: 01/01/2018 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị định 98/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương
    Ban hành: 18/08/2017 Hiệu lực: 18/08/2017 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị định 10/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại
    Ban hành: 15/01/2018 Hiệu lực: 15/01/2018 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Thông tư 06/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại
    Ban hành: 20/04/2018 Hiệu lực: 15/06/2018 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 3877/QĐ-BCT điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Công Thương
    Số hiệu:3877/QĐ-BCT
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:15/10/2018
    Hiệu lực:15/10/2018
    Lĩnh vực:Công nghiệp, Thương mại-Quảng cáo
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Đang cập nhật
    Người ký:Trần Tuấn Anh
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X