hieuluat

Thông báo192/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp với Bộ Công Thương

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Văn phòng Chính phủSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:192/TB-VPCPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Thông báoNgười ký:Văn Trọng Lý
    Ngày ban hành:03/10/2007Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:03/10/2007Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Công nghiệp, Chính sách, Văn hóa-Thể thao-Du lịch
  • VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

     

    Số: 192/TB-VPCP

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

     

    Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 2007

     

     

    THÔNG BÁO

    Ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp với Bộ Công Thương

     

     

    Ngày 20 tháng 9 năm 2007, tại Bộ Công thương, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp về tình hình thực hiện kế hoạch 8 tháng đầu năm 2007 của ngành công thương và các giải pháp thúc đẩy phát triển triển sản xuất công nghiệp, thương mại nhằm hoàn thành kế hoạch năm 2007 và mục tiêu phát triển sản xuất công nghiệp, thương mại năm 2008. Cùng dự họp có Lãnh đạo các Bộ: Công thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ và Văn phòng Chính phủ.

    Sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng báo cáo; ý kiến phát biểu của lãnh đạo các Bộ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã kết luận như sau:

    I. Đánh giá chung :

    1. Mặt được :

    a) Năm 2007, mặc dù có nhiều yếu tố tác động không thuận lợi nhưng ngành công thương vẫn có những bước phát triển khá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của cả nước.

    8 tháng đầu năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17,1 % so với cùng kỳ năm 2006, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 10,2%; kinh tế ngoài quốc doanh tăng 20,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,6%.

    b) Xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2007 tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2006, trong đó có những mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng cao, như: cà phê tăng 90,8%; dệt may tăng 29,6%; sản phẩm nhựa tăng 49,3%; sản phẩm gỗ tăng 24,3%; điện tử và linh kiện máy tính tăng 24,6%; than đá tăng 17,4%; thuỷ sản tăng 14,1%; gạo tăng 12,1%...

    Với kết quả đạt được 8 tháng đầu năm, dự báo các chỉ tiêu chủ yếu của ngành công thương năm 2007 sẽ tăng cao so với năm 2006, trong đó sản xuất công nghiệp tăng 17,3%, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tăng 20,5%, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá tăng 27%; tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tăng 22%...

    2. Những hạn chế :

    a) Công nghiệp chế biến, chế tác thiếu tính ổn định; chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, thương mại và dịch vụ còn thấp; chi phí sản xuất còn lớn, giá thành nhiều loại sản phẩm còn cao; tiến độ thực hiện nhiều dự án còn chậm, một số doanh nghiệp sau cổ phần hoá chưa phát huy được các ưu thế trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

    b) Nhập siêu 8 tháng đầu năm 2007 vẫn ở mức cao, bằng 20,5% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 29,9% so với cùng kỳ năm 2006.

    II. Các các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp và thương mại 4 tháng cuối năm 2007 và năm 2008 :

    1. Đối với 4 tháng cuối năm 2007:

    - Tập trung đẩy mạnh sản xuất, nhất là những sản phẩm có đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế, bảo đảm bình ổn giá, có giá trị xuất khẩu cao, như: dầu thô, khí, điện, than, thép, phân bón, dệt may, nông sản chế biến, thực phẩm và lâm sản, cơ khí, hoá chất cơ bản, khai khoáng và chế biến khoáng sản...

    - Tiếp tục thực hiện các biện pháp tiết kiệm (nhất là tiết kiệm năng lượng), giảm chi phí sản xuất, nâng cao khả năng canh tranh của sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất, hiệu quả tăng trưởng. Thực hiện nghiêm chỉ đạo, điều hành của Chính phủ về giá các sản phẩm trọng yếu như than, thép, xi măng, phân bón... Tiếp tục khai thác tối đa thị trường trong nước, tăng cường xúc tiến thương mại, phát triển các thị trường truyền thống (EU), thị trường tiềm năng lớn (Hoa Kỳ) và mở rộng, tìm kiếm thị trường mới.

    - Tập trung chỉ đạo và giải quyết những khó khăn, vướng mắc để đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia, như: Khí - Điện - Đạm Cà Mau, Lọc dầu Dung Quất, Thuỷ điện Sơn La và một số dự án lớn khác, như : Khai thác mỏ sắt Thạch Khê, Liên hợp Thép Hà Tĩnh, Khai thác bauxit, sản xuất alumin và luyện nhôm tại Lâm Đồng và Đắk Nông, Phân bón DAP tại Hải Phòng, Tổ hợp đồng Sin Quyền, Lào Cai.

    - Tập đoàn Điện lực Việt Nam đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án điện; kiểm soát nhu cầu và kế hoạch huy động các nguồn điện; rút kinh nghiệm sự cố trạm biến áp Đà Nẵng và thường xuyên kiểm tra độ an toàn của các trạm biến áp khác; phối hợp với Cục Điều tiết điện lực bảo đảm an toàn hệ thống, với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để Nhà máy điện Cà Mau phát điện đạt công suất tối đa.

    - Phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hiệp hội lương thực, tập trung điều hành hiệu quả việc xuất khẩu gạo 4 tháng cuối năm 2007, đảm bảo phân bổ hợp lý tiến độ giao hàng với những hợp đồng đã ký, không để xảy ra tình trạng giá lương thực tăng cao trong những tháng cuối năm, gián tiếp làm tăng giá hàng tiêu dùng.

    Tiếp tục điều hành hiệu quả xuất khẩu những mặt hàng có tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao trong 8 tháng đầu năm và còn khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu trong những tháng cuối năm, như: thuỷ sản, hàng dệt may, da giày, cà phê, đồ gỗ, điện tử và linh kiện máy tính, sản phẩm nhựa.

    Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 18/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách kiềm chế tốc độ tăng giá thị trường; rà soát cân đối cung cầu và có các biện pháp bình ổn thị trường những tháng cuối năm 2007.

    - Khẩn trương hoàn thành việc ổn định tổ chức các cơ quan thuộc Bộ theo chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương; xây dựng, phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các chiến lược quy hoạch và các văn bản quy phạm pháp luật khác trong chương trình công tác năm 2007.

    - Tiếp tục cải cách hành chính; kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy xuất khẩu.

    2. Đối với việc thực hiện mục tiêu phát triển sản xuất công nghiệp, thương mại năm 2008 :

    a) Về sản xuất công nghiệp :

    - Huy động các nguồn lực cho phát triển mạnh các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh như chế biến nông, lâm, thuỷ sản, may mặc, giầy dép, cơ khí đóng tầu, chế tạo thiết bị, lắp ráp cơ - điện tử, phương tiện vận tải, đồ gỗ...

    - Phát triển công nghiệp năng lượng và áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, công nghệ vật liệu và công nghệ tiết kiệm nguyên vật liệu, công nghiệp cơ khí chế tạo và cơ - điện tử. Chú trọng phát triển công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phục vụ xuất khẩu, công nghiệp phục vụ phát triển giao thông, xây dựng, dịch vụ.

    - Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 19/2005/CT-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện tiết kiệm trong sử dụng điện, Quyết định số 80/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình tiết kiệm điện giai đoạn 2006-2010.

    - Chú trọng xây dựng hệ thống thông tin về thị trường trong nước và xuất khẩu, về khoa học công nghệ và về cơ chế chính sách để có dữ liệu xử lý kịp thời và quảng bá thương hiệu sản phẩm ra nước ngoài.

    - Tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư công nghệ hiện đại; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, cải tiến kỹ thuật đế nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh.

    - Đẩy mạnh việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, quản lý môi trường tiên tiến (ISO 9000, ISO 14000...); đồng thời chú ý đến tiêu chuẩn hàng hoá, bao gói và thị hiếu, phong tục tập quán của từng khu vực nhằm thâm nhập và mở rộng thị trường.

    b) Về xuất khẩu :

    - Tìm giải pháp hữu hiệu hơn nhằm đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng còn có khả năng tăng nhanh và có thị trường, nhất là các mặt hàng thuỷ sản, dệt may, da giày; cao su, xe đạp, phụ tùng, các mặt hàng đổ gỗ... Tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng các thị trường truyền thống như (EU), thị trường tiềm năng lớn (Hoa Kỳ); mở rộng, tìm kiếm, khai thác thị trường mới như Châu Phi, Trung và Nam Mỹ, Trung Đông...

    - Thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm tăng năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi cơ cấu mặt hàng, phương thức phân phối... nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu.

    - Tập trung phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ để tăng khả năng cung ứng nguyên vật liệu, bán thành phẩm, phụ liệu đầu vào trong nước phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, đảm bảo giảm thiểu các tác động từ bên ngoài, giảm chi phí sản xuất và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu.

    - Thúc đẩy, vận động tiêu chuẩn hóa và công nhận lẫn nhau giữa Việt Nam và các đối tác thương mại nước ngoài về các tiêu chí kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm và hệ thống kiểm dịch, tránh thiệt hại cho hàng xuất khẩu của Việt Nam từ các hàng rào bảo hộ của các nước.

    c) Về nhập khẩu :

    Phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan rà soát những mặt hàng nhập khẩu tăng mạnh đó việc cắt giảm thuế quan theo cam kết WTO, trong khi trong nước có khả năng sản xuất, có biện pháp khuyến khích sản xuất trong nước, hạn chế nhập khẩu những sản phẩm trong nước có thể chế tạo được.

    d) Về thị trường nội địa:

    - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh và các văn bản quy phạm pháp luật thương mại phù hợp với thông lệ quốc tế và WTO, khuyến khích doanh nghiệp trong nước phát triển quy mô đầu tư, chất lượng dịch vụ để nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường trong nước. Ban hành các quy định và hướng dẫn phát triển các mô hình tổ chức hoạt động thương mại (bán buôn, bán lẻ).

    - Hoàn thiện cơ chế quản lý ngành hàng có sự giám sát và tổ chức hệ thống phân phối theo chức năng của từng Bộ, ngành; lập lại trật tự kỷ cương trong hoạt động kinh doanh. Chú trọng công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tăng cường công tác quản lý thị trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.

    - Năm 2008, hoàn thành đồng bộ các quy hoạch phát triển thương mại (quy hoạch tổng thể, quy hoạch kết cấu hạ tầng thương mại) của cả nước và của 3 vùng kinh tế trọng điểm; chỉ đạo, hướng dẫn và đôn đốc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng đồng bộ các quy hoạch nêu trên của địa phương.

    đ) Về đầu tư - xây dựng:

    - Thu hút mạnh mẽ mọi nguồn lực trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp; có chính sách thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào các dự án lớn, sản phẩm quan trọng mà các thành phần kinh tế trong nước không có khả năng đầu tư hoặc không muốn đầu tư, như: khai thác quặng sắt và luyện thép; khai thác, sản xuất alumin và luyện nhôm; lọc hoá dầu; cơ khí chế tạo; hoá chất cơ bản; hoá dược...

    - Tăng cường đầu tư và đẩy mạnh tốc độ xây dựng các nhà máy điện, cải thiện tình trạng thiếu điện trong sản xuất và sinh hoạt, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế.

    - Chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị phù hợp khả năng tài chính và trình độ quản lý của doanh nghiệp, trước hết ở các khâu sản xuất then chốt, quyết định chất lượng sản phẩm.

    e) Về công tác quản lý nhà nước:

    - Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của cơ quan Bộ. Triển khai xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành công nghiệp và thương mại, đảm bảo chất lượng, tiến độ; thực hiện tốt cơ chế một dấu - một cửa trong công tác cấp phép. Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí đủ vốn cho công tác lập quy hoạch của ngành công thương.

    - Cải tiến và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp trong toàn ngành công thương theo đúng pháp luật, phù hợp với chiến lược và quy hoạch.

    - Tiếp tục đẩy mạnh tiến độ sắp xếp, chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần nghị quyết Trung ương 3 khoá IX và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ về việc phê duyệt đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới Tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công thương, rút kinh nghiệm để hoàn thiện cơ chế hoạt động của các mô hình Công ty mẹ - Công ty con, Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên.

    Văn phòng Chính phủ xin thông báo để Bộ Công thương và các cơ quan liên quan biết, thực hiện./.

     

    Nơi nhận:

    - Thủ tướng và các Phó TTgCP;

    - Các Bộ: Công thương, Kế hoạch và Đầu tư,

      Tài chính, Khoa học và Công nghệ,

      Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

      Tài nguyên và Môi trường;

    - VPCP: BTCN, các PCN,

      các Vụ: KTTH, TH, NN, KG, Website CP;

    - Lưu VT, CN (3)

    KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM

    PHÓ CHỦ NHIỆM

     

     

    (Đã ký)

     

     

    Văn Trọng Lý

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 03/12/2004 Hiệu lực: 01/07/2005 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    02
    Chỉ thị 19/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện tiết kiệm trong sử dụng điện
    Ban hành: 02/06/2005 Hiệu lực: 02/06/2005 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    03
    Luật Thương mại số 36/2005/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 14/06/2005 Hiệu lực: 01/01/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản dẫn chiếu
    04
    Chỉ thị 18/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách kiềm chế tốc độ tăng giá thị trường
    Ban hành: 01/08/2007 Hiệu lực: 01/08/2007 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Thông báo192/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp với Bộ Công Thương

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Văn phòng Chính phủ
    Số hiệu:192/TB-VPCP
    Loại văn bản:Thông báo
    Ngày ban hành:03/10/2007
    Hiệu lực:03/10/2007
    Lĩnh vực:Công nghiệp, Chính sách, Văn hóa-Thể thao-Du lịch
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Văn Trọng Lý
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X