hieuluat

Thông báo 11/2015/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Căm-pu-chia

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Ngoại giaoSố công báo:473&474-04/2015
    Số hiệu:11/2015/TB-LPQTNgày đăng công báo:11/04/2015
    Loại văn bản:Thông báoNgười ký:Nguyễn Văn Ngự
    Ngày ban hành:20/03/2015Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:20/03/2015Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Đầu tư, Ngoại giao
  • BỘ NGOẠI GIAO
    -------
    Số: 11/2015/TB-LPQT
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
    Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2015
     
     
     
    Thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
    Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Căm-pu-chia về khuyến kích và bảo hộ đầu tư ký tại Phnom Penh ngày 26 tháng 11 năm 2001 và Nghị định thư sửa đổi Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Căm-pu-chia về khuyến khích và bảo hộ đầu tư ký tại Phnom Penh ngày 24 tháng 6 năm 2012, đều có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2015.
    Bộ Ngoại giao trân trọng gửi Bản sao Hiệp định và Nghị định thư theo quy định tại Điều 68 của Luật nêu trên./.
     

    TL. BỘ TRƯỞNG
    KT. VỤ TRƯỞNG
    VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
    PHÓ VỤ TRƯỞNG




    Nguyễn Văn Ngự
     
     
     
    Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Campuchia (sau đây gọi là các Bên ký kết);
    Với tinh thần hữu nghị và quan hệ hợp tác giữa hai nước và hai dân tộc;
    Với lòng mong muốn tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư của công dân của một Bên ký kết trên cơ sở bình đẳng, chủ quyền và cùng có lợi, và
    Nhận thấy rằng Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư như vậy sẽ giúp cho việc thúc đẩy các hoạt động đầu tư ở cả hai nước;
    Đã thỏa thuận như sau:
    Với mục đích của Hiệp định này:
    1. Thuật ngữ “Đầu tư” có nghĩa là bất kỳ một tài sản nào được đầu tư bởi công dân của một Bên ký kết trên lãnh thổ của Bên ký kết kia và được chấp nhận phù hợp với luật pháp và các quy định của Bên đó, bao gồm nhưng không chỉ là:
    a. Động sản và bất động sản cũng như các quyền khác như thế chấp, đặc quyền và bảo đảm và bất cứ quyền tương tự nào khác.
    b. Các quyền từ cổ phần, trái phiếu hoặc bất cứ một dạng lợi ích nào khác của các công ty trên lãnh thổ của Bên ký kết kia.
    c. Các khiếu nại liên quan đến cổ phần, trái phiếu hoặc bất cứ hoạt động nào có giá trị về mặt tài chính.
    d. Quyền sở hữu trí tuệ, quy trình kỹ thuật, uy tín kinh doanh và bí quyết.
    e. Tô nhượng thương mại có giá trị kinh tế theo luật hoặc theo hợp đồng liên quan đến đầu tư, bao gồm tô nhượng về tìm kiếm hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên.
    Bất kỳ sự thay đổi về hình thức mà theo đó tài sản đầu tư không ảnh hưởng tới tính chất của khoản đầu tư, miễn là sự thay đổi có phải được thông qua hoặc chấp nhận theo Điều 2 của Hiệp định này.
    2. Thuật ngữ “Công dân” có nghĩa là:
    (i) Thể nhân có quốc tịch của một Bên ký kết đó.
    (ii) Pháp nhân được quy định theo luật của Bên ký kết đó.
    3. Thuật ngữ “Không chậm trễ” có nghĩa là một khoảng thời gian đòi hỏi bình thường để hoàn thành các thủ tục cần thiết cho việc chuyển tiền.
    4. Thuật ngữ “Lãnh thổ” có nghĩa là:
    a. Đối với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Tất cả các vùng đất (kể cả các đảo), vùng biển, khoảng không mà trên đó Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán phù hợp với luật quốc gia và luật quốc tế.
    b. Đối với Vương quốc Campuchia: Lãnh thổ của Vương quốc Campuchia cũng như các vùng biển, kể cả đáy biển và các vùng phụ cận sát với giới hạn phía ngoài của lãnh hải mà trên đó Vương quốc Campuchia thực hiện theo luật pháp quốc tế, quyền chủ quyền hoặc quyền tài phán.
    5. Thuật ngữ “thu thập” có nghĩa là các khoản thu được từ đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định như là lãi, lợi nhuận, lợi tức, cổ phần, tiền bản quyền, phí và các khoản thu nhập hợp pháp khác.
    6. Thuật ngữ “đồng tiền sử dụng tự do” có nghĩa là Đô la Mỹ, Bảng Anh, D.Mác Đức, Frăng Pháp, Yên Nhật hoặc bất cứ đồng tiền nào khác được sử dụng rộng rãi để thanh toán trong giao dịch quốc tế và được kinh doanh rộng rãi trên các thị trường trao đổi quốc tế chính.
    1. Mỗi Bên ký kết sẽ khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho công dân của Bên ký kết kia đầu tư vào lãnh thổ nước mình và chấp nhận khoản đầu tư đó phù hợp với Hiến pháp, luật pháp và các quy định của nước mình.
    2. Đầu tư của công dân của mỗi Bên ký kết sẽ luôn luôn được hưởng sự đối xử công bằng, thỏa đáng và sẽ được bảo hộ đầy đủ an ninh trên lãnh thổ của Bên ký kết kia.
    1. Mỗi Bên ký kết sẽ đảm bảo đối xử công bằng và thỏa đáng cho các đầu tư của công dân của Bên ký kết kia và không làm phương hại bằng các biện pháp không hợp lý hoặc phân biệt đối xử đối với các hoạt động, quản lý, duy trì, sử dụng, thụ hưởng hoặc hủy bỏ đầu tư của công dân đó. Mỗi Bên ký kết sẽ dành cho đầu tư đó một sự bảo hộ và đảm bảo an toàn đầy đủ về vật chất.
    2. Cụ thể hơn, mỗi Bên ký kết sẽ dành cho đầu tư đó một sự đối xử trong mọi trường hợp sẽ không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho đầu tư của công dân bất kỳ nước thứ ba nào.
    3. Nếu một Bên ký kết dành các ưu đãi đặc biệt cho công dân của bất kỳ nước thứ 3 nào, theo các Hiệp định đã ký kết và những Hiệp định trong tương lai về liên minh thuế quan, liên minh kinh tế, liên minh tiền tệ hoặc những thể chế tương tự, thì Bên ký kết đó sẽ không có nghĩa vụ dành những ưu đãi như vậy cho công dân của Bên ký kết kia.
    4. Quy định của Điều này sẽ không áp dụng cho các vấn đề về thuế quan trên lãnh thổ của mỗi Bên ký kết. Những vấn đề này như vậy sẽ được quy định bởi một hiệp định tránh đánh thuế trùng giữa hai Bên ký kết và/ hoặc luật pháp trong nước của mỗi Bên ký kết.
    Mỗi Bên ký kết sẽ không áp dụng bất cứ biện pháp tước đoạt, quốc hữu hóa hoặc bất cứ một sự tước quyền sở hữu nào có hậu quả tương tự như quốc hữu hóa, tước quyền sở hữu đối với khoản đầu tư của công dân của Bên ký kết kia, trừ khi có những điều kiện sau:
    a. Các biện pháp được đưa ra vì mục đích hợp pháp, vì mục đích công cộng và theo thủ tục của luật hiện hành.
    b. Các biện pháp không có sự phân biệt đối xử.
    c. Các biện pháp kèm theo bởi các điều khoản cho việc thanh toán không chậm trễ và sự bồi thường có hiệu quả và đầy đủ. Các khoản bồi thường đó phải tương xứng với giá thị trường hợp lý của khoản đầu tư này ngay trước khi các biện pháp tước đoạt được phổ biến rộng rãi. Giá thị trường như vậy sẽ được xác định theo thông lệ và các biện pháp quốc tế đã được thừa nhận hoặc khi giá trị thị trường hợp lý như vậy không thể xác định, nó sẽ là một khoản hợp lý có thể do hai Bên ký kết cùng thỏa thuận và khoản trả bồi thường đó sẽ được chuyển một cách tự do bằng đồng tiền sử dụng tự do của Bên ký kết.
    1. Công dân của một Bên ký kết mà đầu tư của họ trên lãnh thổ Bên ký kết kia nếu bị thiệt hại do chiến tranh hoặc các xung đột vũ trang khác, cách mạng, tình trạng khẩn cấp quốc gia, bạo động, nổi dậy hay nổi loạn trên lãnh thổ của Bên ký kết kia sẽ được Bên ký kết đó đối xử như phục hồi, bồi thường, bồi hoàn hoặc các giải pháp khác.
    2. Sự đối xử sẽ không kém thuận lợi hơn mà Bên ký kết kia dành cho công dân của nước mình hoặc công dân của bất kỳ nước thứ 3 nào, bất kỳ sự đối xử nào là thuận lợi hơn cho các công dân liên quan.
    1. Mỗi Bên ký kết, trên cơ sở pháp luật và quy định của mình cho phép công dân của Bên ký kết kia chuyển tự do các khoản đầu tư ra nước ngoài không chậm trễ vô căn cứ. Sự chuyển như vậy sẽ bao gồm, cụ thể nhưng không chỉ là:
    a. Lãi lợi nhuận, lợi tức cổ phần và những thu nhập khác từ đầu tư.
    b. Các khoản vốn cần thiết:
    (i) Để mua nguyên liệu phụ hoặc nguyên liệu thô, bán sản phẩm hoặc thành phẩm, hoặc
    (ii) Để thay thế các tài sản đầu tư nhằm bảo đảm sự tiếp tục của đầu tư.
    c. Các khoản vốn bổ sung cần thiết để phát triển đầu tư.
    d. Các khoản vốn chi trả các khoản vay liên quan đến đầu tư đã được chấp nhận.
    e. Tiền bản quyền hoặc các phí.
    f. Các khoản thu nhập của các thể nhân.
    g. Các khoản thu từ việc bán, thanh lý đầu tư.
    h. Các khoản bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 5.
    i. Các khoản bồi thường do tước quyền sở hữu theo quy định tại Điều 4.
    2. Bất cứ việc chuyển nào theo Hiệp định này sẽ được thực hiện bằng đồng tiền sử dụng tự do.
    Tỷ giá áp dụng cho việc chuyển nêu tại khoản 1 của Điều này sẽ là tỷ giá hiện hành vào thời điểm chuyển.
    Trong trường hợp một Bên ký kết có bất kỳ hợp đồng bảo hiểm nào hoặc hợp đồng bảo đảm về rủi ro phi thương mại đối với đầu tư được thực hiện bởi các nhà đầu tư của mình trên lãnh thổ của Bên ký kết kia và đã thực hiện thanh toán cho nhà đầu tư đó theo bảo đảm, thì Bên ký kết kia sẽ công nhận chuyển giao các quyền kinh tế của nhà đầu tư của Bên ký kết đó. Sự thế quyền sẽ giúp cho một Bên ký kết nhận được thanh toán bồi thường mà nhà đầu tư được phép nhận. Tuy nhiên, điều này không nhất thiết bao hàm sự công nhận về phía của Bên ký kết kia về giá trị trong bất cứ trường hợp nào hoặc khoản tiền của bất cứ khiếu nại nào phát sinh từ đó.
    Đối với quyền sở hữu hoặc bất cứ quyền nào khác từ quyền sở hữu đầu tư, thì sự thế quyền sẽ được tiến hành sau khi đã đáp ứng các yêu cầu pháp lý về đầu tư của nước chủ nhà.
    1. Bất kỳ tranh chấp nào giữa một Bên ký kết và công dân của Bên ký kết kia liên quan tới đầu tư của nhà đầu tư này trên lãnh thổ của Bên ký kết kia sẽ được hòa giải thông qua tham vấn và đàm phán.
    2. Nếu tranh chấp đó không thể giải quyết được trong thời gian 6 tháng kể từ ngày Bên yêu cầu hòa giải thông báo cho Bên kia bằng văn bản, thì theo đề nghị của công dân liên quan, vụ tranh chấp đó sẽ được đưa ra theo thủ tục xét xử được quy định bởi Bên ký kết liên quan, hoặc đưa ra trọng tài hoặc hòa giải quốc tế.
    3. Trong trường hợp tranh chấp đưa ra trọng tài hoặc hòa giải, công dân có quyền đưa tranh chấp ra:
    (a) Trung tâm quốc tế giải quyết các tranh chấp đầu tư theo Công ước về giải quyết các tranh chấp đầu tư giữa các quốc gia và các công dân của các quốc gia khác, được mở ký tại Washington D.C ngày 18/3/1965, trong trường hợp hai Bên ký kết là thành viên của Công ước; hoặc
    (b) Trọng tài ad hoc được thành lập theo các quy định trọng tài của Ủy ban về Luật thương mại quốc tế Liên hợp quốc (UNCITRAL). Phán quyết của trọng tài là cuối cùng và bắt buộc đối với hai bên tranh chấp.
    4. Không một Bên ký kết nào sẽ tiếp tục thông qua con đường ngoại giao can thiệp vào bất cứ một vấn đề gì đối với trọng tài cho đến khi kết thúc vụ tố tụng hoặc một Bên ký kết không thực hiện theo đúng hoặc không tuân thủ phán quyết của trọng tài.
    1. Các tranh chấp giữa các Bên ký kết liên quan tới việc giải thích hoặc áp dụng Hiệp định này, nếu có thể, sẽ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
    2. Nếu các tranh chấp giữa các Bên ký kết không được giải quyết thì theo yêu cầu của bất cứ Bên nào, vụ tranh chấp sẽ được đưa ra một tòa trọng tài.
    3. Một tòa trọng tài như vậy sẽ được thành lập cho từng trường hợp cụ thể theo cách sau đây. Trong vòng hai tháng kể từ khi nhận được yêu cầu về trọng tài, mỗi Bên ký kết sẽ chỉ định một thành viên của tòa trọng tài. Hai thành viên đó sẽ chọn một công dân của nước thứ ba, nước có quan hệ ngoại giao với cả hai Bên ký kết và công dân này theo sự chuẩn y của hai Bên ký kết sẽ được chỉ định là Chủ tịch hội đồng trọng tài. Vị Chủ tịch này sẽ được chỉ định trong vòng hai tháng kể từ ngày chỉ định hai thành viên kia.
    4. Nếu trong khoảng thời gian được nêu tại khoản 3 của Điều này mà việc chỉ định cũng không thực hiện được thì một Bên ký kết, có thể, trường hợp không có một thỏa thuận nào khác, mời Chủ tịch Tòa án quốc tế để tiến hành sự chỉ định cần thiết. Nếu vị Chủ tịch là công dân của một trong hai Bên ký kết hoặc nếu ông ta vì một lý do cản trở nào khác không thực hiện được chức năng trên thì Phó Chủ tịch sẽ được mời để tiến hành sự chỉ định cần thiết. Nếu vị Phó Chủ tịch là công dân của một trong hai Bên ký kết hoặc nếu ông ta vì một cản trở nào khác không thực hiện được chức năng trên thì sẽ mời một thành viên cao cấp tiếp theo của Tòa án quốc tế, người mà không là công dân của một trong hai Bên ký kết để tiến hành sự chỉ định cần thiết.
    5. Tòa trọng tài sẽ quyết định thủ tục riêng của mình và sẽ quyết định bằng biểu quyết đa số. Quyết định này sẽ bắt buộc cho cả hai Bên ký kết.
    6. Mỗi Bên ký kết sẽ chịu chi phí cho các thành viên của mình trong tòa trọng tài và việc đại diện của mình trong quá trình tố tụng; chi phí của Chủ tịch và các chi phí còn lại sẽ được chia đều cho các Bên ký kết. Tuy nhiên, trong quyết định của mình. Trọng tài có thể nêu ra việc một trong hai Bên ký kết có thể chịu chi phí cao hơn, và phán quyết của Trọng tài sẽ bắt buộc cho cả hai Bên ký kết.
    Hiệp định này sẽ áp dụng cho các đầu tư đã được thực hiện và được chấp nhận trên lãnh thổ của mỗi Bên ký kết phù hợp với pháp luật và quy định của mỗi Bên ký kết liên quan đến đầu tư nước ngoài hoặc bất cứ luật sửa đổi hoặc thay thế nó, nhưng sẽ không áp dụng đối với bất kỳ sự tranh chấp, khiếu nại nào hoặc sự khác biệt nảy sinh trước khi Hiệp định có hiệu lực.
    Nếu các quy định của luật của một trong hai Bên ký kết hoặc các quy định của luật quốc tế hiện hành hoặc được thành lập sau đó giữa các Bên ký kết bổ sung vào Hiệp định này, có một quy định, dù là chung hay cụ thể, dành cho các đầu tư của công dân của Bên ký kết kia sự đối xử thuận lợi hơn so với Hiệp định này thì quy định đó sẽ được áp dụng.
    1. Một trong hai Bên ký kết có thể yêu cầu tiến hành trao đổi ý kiến về bất cứ vấn đề nào liên quan đến Hiệp định này. Bên ký kết kia sẽ xem xét tích cực đề nghị này và sẽ tạo cơ hội đầy đủ cho việc trao đổi ý kiến này.
    2. Hiệp định này có thể sửa đổi bất cứ lúc nào, nếu thật sự cần thiết, theo sự nhất trí của cả hai Bên ký kết.
    1. Hiệp định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo sau ngày thông báo cuối cùng bằng văn bản của hai Bên ký kết thông qua con đường ngoại giao rằng các yêu cầu pháp lý trong nước của mỗi Bên ký kết để Hiệp định có hiệu lực đã hoàn thành.
    2. Hiệp định này, sẽ có hiệu lực trong thời gian 10 năm. Hiệp định này sẽ tiếp tục có hiệu lực cho đến khi một trong hai Bên ký kết thông báo bằng văn bản cho Bên ký kết kia ý định chấm dứt Hiệp định này. Việc thông báo chấm dứt Hiệp định sẽ có hiệu lực một năm sau ngày thông báo.
    3. Đối với các đầu tư được thực hiện trước ngày việc thông báo chấm dứt Hiệp định có hiệu lực, thì những quy định từ Điều 1 đến Điều 12 sẽ tiếp tục có hiệu lực thêm 10 năm kể từ ngày chấm dứt Hiệp định này.
    Những người có tên dưới đây được Chính phủ của các Bên ký kết ủy quyền, đã ký Hiệp định này.
    Hiệp định này được làm tại Phnom Penh ngày 26 tháng 11 năm 2001, bằng tiếng Việt, tiếng Khơ-me và tiếng Anh, tất cả các văn bản đều có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự hiểu khác nhau thì sẽ căn cứ vào bản tiếng Anh.
     

    THAY MẶT CHÍNH PHỦ
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
    VIỆT NAM
    THAY MẶT CHÍNH PHỦ
    VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA
     
     
     
    Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Campuchia,
    MONG MUỐN ký Nghị định thư sửa đổi Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Campuchia về khuyến khích và bảo hộ đầu tư ký tại Phnôm-pênh, ngày 26 tháng 11 năm 2001 (sau đây gọi là “Hiệp định”)
    Đã thỏa thuận như sau:
    ĐIỀU 13.CƠ QUAN ĐẦU MỐI
    1. Trong vòng mười lăm (15) ngày kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực, mỗi Bên ký kết phải thành lập cơ quan đầu mối để hỗ trợ trao đổi thông tin giữa các Bên ký kết về bất cứ vấn đề nào thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định. Sau khi nhận được yêu cầu của Bên ký kết kia, cơ quan đầu mối phải:
    (a) xác định cơ quan hoặc cán bộ chịu trách nhiệm đối với vấn đề liên quan; và
    (b) cung cấp hỗ trợ cần thiết để tạo thuận lợi cho việc trao đổi thông tin về vấn đề đó với Bên yêu cầu.
    2. Trong thời gian mười lăm (15) ngày làm việc, mỗi Bên ký kết phải trả lời tất cả các yêu cầu của Bên ký kết kia liên quan đến việc cung cấp thông tin về:
    (a) Bất kỳ biện pháp hoặc hiệp định quốc tế nào mà Bên ký kết kia tham gia ký kết có liên quan hoặc ảnh hưởng đến nhà đầu tư hoặc hoạt động đầu tư;
    (b) Bất kỳ việc ban hành mới hoặc điều chỉnh nào đối với các biện pháp hiện hành có liên quan được áp dụng chung, hoặc hướng dẫn hành chính mà việc ban hành mới hoặc thay đổi đó có ảnh hưởng đáng kể đến nhà đầu tư hoặc hoạt động đầu tư, bất kể là Bên ký kết đó trước đây có thông báo cho Bên ký kết kia về việc ban hành mới hoặc điều chỉnh đối với các biện pháp hiện hành có liên quan được áp dụng chung, hoặc hướng dẫn hành chính hay không.
    3. Mọi thông báo hoặc việc trao đổi thông tin nào quy định trong Điều này phải được cung cấp cho Bên ký kết kia bằng tiếng Anh qua đầu mối thông tin.
    ĐIỀU 14. ỦY BAN HỖN HỢP VỀ ĐẦU TƯ
    1. Trong vòng hai (02) tháng kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, các Bên ký kết sẽ thành lập Ủy ban hỗn hợp về đầu tư (sau đây gọi là “Ủy ban”) nhằm thực hiện các mục tiêu của Hiệp định này. Chức năng của Ủy ban gồm:
    (a) thảo luận và rà soát việc thực hiện Hiệp định này; và
    (b) thảo luận bất kỳ vấn đề về đầu tư nào liên quan đến Hiệp định này.
    2. Ủy ban có thể đưa ra những khuyến nghị thích hợp đối với các Bên ký kết, nếu cần thiết, trên nguyên tắc đồng thuận nhằm hoạt động hiệu quả hơn hoặc đạt được mục tiêu của Hiệp định này.
    3. Ủy ban bao gồm đại diện của các Bên ký kết. Ủy ban tự quyết định các quy tắc về trình tự, thủ tục thực hiện nhiệm vụ của mình.
    4. Ủy ban, trên cơ sở đồng thuận giữa các Bên ký kết, có thể tổ chức các phiên họp với khu vực tư nhân.
    5. Nếu các Bên ký kết không có quyết định khác, Ủy ban họp mỗi năm một lần, hoặc theo lịch trình khác theo yêu cầu của bất kỳ Bên ký kết nào.
    ĐIỀU 15. TẠO THUẬN LỢI CHO ĐẦU TƯ
    Mỗi Bên căn cứ quy định pháp luật của mình sẽ tạo thuận lợi cho đầu tư của Bên ký kết kia thông qua các biện pháp:
    (a) tạo môi trường cần thiết cho các hình thức đầu tư;
    (b) đơn giản hóa thủ tục đăng ký và chấp thuận đầu tư;
    (c) tăng cường quảng bá thông tin đầu tư, bao gồm nhưng không chỉ là luật pháp, chính sách và thủ tục về đầu tư, các hiệp định thương mại song phương và đa phương; và
    (d) hỗ trợ và cung cấp dịch vụ tư vấn cho các nhà đầu tư của Bên ký kết kia, bao gồm nhưng không chỉ là tạo thuận lợi đối với các hoạt động cấp giấy phép và chấp nhận đầu tư và hỗ trợ trong quá trình hoạt động của dự án đầu tư.
    2. Điều 13 (HIỆU LỰC, THỜI HẠN VÀ CHẤM DỨT) của Hiệp định được đánh số lại thành Điều 16 (HIỆU LỰC, THỜI HẠN VÀ CHẤM DỨT).
    2. Nghị định thư này có hiệu lực vào ngày thứ ba mươi (30) sau ngày nhận được thông báo cuối cùng bằng văn bản của các Bên ký kết thông qua kênh ngoại giao về việc hoàn tất các thủ tục pháp lý trong nước để Nghị định thư này có hiệu lực, hoặc vào ngày Hiệp định có hiệu lực, tùy theo thời gian nào muộn hơn. Nghị định thư có hiệu lực trong thời gian Hiệp định có hiệu lực.
    Để làm chứng những điều trên đây, những người ký tên dưới đây được Chính phủ nước mình ủy quyền hợp lệ đã ký kết Nghị định thư này.
    Nghị định thư này được làm tại Kiên Giang, ngày 24 tháng 6 năm 2012 thành hai bản gốc bằng tiếng Việt, tiếng Khơ-me và tiếng Anh, các văn bản có giá trị ngang nhau. Trường hợp có sự giải thích khác nhau, văn bản tiếng Anh sẽ được dùng làm cơ sở.
     

    THAY MẶT CHÍNH PHỦ
    NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM





    NGUYỄN THẾ PHƯƠNG
    Thứ trưởng
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư
    THAY MẶT CHÍNH PHỦ
    VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA






    SOK CHENDA SOPHEA
    Bộ trưởng bên cạnh Thủ tướng
    Tổng thư ký Hội đồng Phát
    triển Cam-pu-chia
     
     
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế số 41/2005/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 14/06/2005 Hiệu lực: 01/01/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    02
    Hiến pháp năm 2013
    Ban hành: 28/11/2013 Hiệu lực: 01/01/2014 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X