hieuluat

Công văn 4358/BGDĐT-GDMN hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2016-2017

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Giáo dục và Đào tạoSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:4358/BGDĐT-GDMNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Công vănNgười ký:Nguyễn Thị Nghĩa
    Ngày ban hành:06/09/2016Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:06/09/2016Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề
  • BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    ------------

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

    Số: 4358/BGDĐT-GDMN
    V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2016 - 2017

    Hà Nội, ngày 06 tháng 9 năm 2016

     

    Kính gửi: Các Sở Giáo dục và Đào tạo

    Căn cứ Chỉ thị s 3031/CT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016 - 2017 của ngành Giáo dục; Quyết định số 1893/QĐ-BGDĐT ngày 03/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2016 - 2017 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên Bộ GD&ĐT hướng dẫn các sở GD&ĐT thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Mm non (GDMN) năm học 2016 - 2017 như sau:

    I. NHIỆM VỤ CHUNG

    Thực hiện các nhiệm vụ của ngành giáo dục qui định tại Nghị quyết s 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ về Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị Quyết số 29-NQ/TW của Ban chp hành trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Chính phủ và của Bộ.

    Tăng cường quy hoạch, phát triển mạng lưới trường lớp, đẩy mạnh giải quyết vấn đề trường, lớp mầm non ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đông dân cư. Tăng cường cơ sở vật chất trường lớp, ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho vùng k khăn, vùng miền núi, dân tộc thiểu số; đẩy mạnh xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

    Thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong các cơ sở GDMN. Tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”. Nâng cao chất lượng tổ chức bữa ăn bán trú cho trẻ. H trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non ở các vùng khó khăn, tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng dân tc thiểu số, quan tâm giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập. Tăng cường nguồn lực, hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi.

    Ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung Chương trình GDMN ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thng văn bản chỉ đạo thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với GDMN ở các cấp. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý theo hướng phân cp, hiệu quả; nâng cao hiệu quả cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quản lý giáo dục mầm non, tăng cường tính tự chủ của cơ sở GDMN. Tập trung quản lý chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong các cơ sở GDMN. Tăng cường các biện pháp quản lý và hỗ trợ các cơ sở GDMN ngoài công lập. Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục theo hướng nâng cao phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục mầm non.

    Đẩy mnh hoạt động tuyên truyền, quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và của Bộ về đổi mới và phát triển GDMN.

    II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

    1. Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua

    Triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị s 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”, đưa nội dung của cuộc vận động Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo và phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực thành các hoạt động thường xuyên trong các cơ sở GDMN. Thực hiện nghiêm các quy định về đạo đức nhà giáo, coi trọng việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; tạo cơ hội, động viên, khuyến khích giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục học tập và sáng tạo; ngăn ngừa và đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo.

    Đẩy mạnh các giải pháp xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp; có đủ nhà vệ sinh, bảo đảm sạch sẽ cho trẻ và giáo viên. Lồng ghép các nội dung giáo dục văn hóa truyền thống, giáo dục kỹ năng sống vào các hoạt động giáo dục, các hoạt động ngoại khóa phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương và Chương trình giáo dục.

    2. Phát triển mạng lưới trường, lớp; tăng tỷ lệ huy động trẻ

    Các địa phương tiếp tục quy hoạch phát triển trường lớp, giành quỹ đất cho giáo dục mầm non, đảm bảo mỗi xã, phường có ít nhất một trường mầm non. Việc quy hoạch, sắp xếp mạng lưới trường lớp cần tuân thủ các quy định của Luật Giáo dục, đảm bảo nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, không tùy tiện sáp nhập các trường mầm non vào các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học ph thông.Tổ chức đánh giá, sơ kết 2 năm thực hiện Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề trường, lớp mầm non ở các khu công nghiệp, khu chế xuất. Tích cực tham mưu ban hành các cơ chế chính sách đặc thù của địa phương để phát triển mạng lưới trường lớp, đặc biệt ở các khu đông dân cư, khu công nghiệp; đẩy mạnh phát triển GDMN theo hướng xã hội hóa, đáp ứng nhu cầu tới trường của trẻ, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non.

    Tăng tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ và trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi, duy trì tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi theo quy định của tiêu chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi (PCGDMNTNT). Phấn đấu tỷ lệ huy động trẻ bình quân toàn quốc: trẻ nhà trẻ đạt 27%; trẻ mẫu giáo đạt 90%,

    3. Củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi

    Triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

    Tập trung ưu tiên nguồn lực để đảm bảo thực hiện mục tiêu PCGDMNTNT; củng cố, duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập; thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, công nhận duy trì kết quả PCGDMNTNT đối với các địa phương đã đạt chuẩn. Đối với các địa phương chưa được công nhận đạt chuẩn, cần chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền rà soát tình hình thực hiện các điều kiện và tiêu chuẩn phổ cập, tập trung mọi nguồn lực và giải pháp tích cực để phấn đấu đạt chuẩn PCGDMNTNT trong năm học 2016 - 2017. Triển khai cập nhật số liệu, thực hiện báo cáo, khai thác dữ liệu PCGDMNTNT trên hệ thống thông tin điện tử quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo phân cấp quản lý một cách hiệu quả.

    4. Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ

    a) Đảm bảo an toàn tuyệt đi về thể chất và tinh thần cho trẻ

    Quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV), cha mẹ trẻ trong công tác đảm bảo an toàn cho trẻ. Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ.

    Thực hiện nghiêm túc Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích trong cơ sở GDMN.

    Thường xuyên kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, kịp thời phát hiện, chỉ đạo khắc phục những yếu tố gây nguy cơ mất an toàn cho trẻ khi tham gia các hoạt động tại trường/lớp mầm non.

    b) Nâng cao chất lượng công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ

    Chỉ đạo các cơ sở GDMN quản lý chất lượng bữa ăn ở những nơi tổ chức ăn bán trú, huy động các nguồn lực để nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú cho trẻ. Xây dựng chế độ ăn cân đi, đa dạng, hợp lý, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị theo quy định. Các địa phương chịu trách nhiệm việc trang bị phần mềm quản lý dinh dưỡng để hỗ trợ công tác xây dựng thực đơn và tính khẩu phần ăn cho trẻ theo quy định, đảm bảo cơ cấu dinh dưỡng phù hợp với nhóm tuổi và điều kiện thực tiễn của từng địa phương. Đối với những địa phương điều kiện kinh tế khó khăn, mức đóng góp tiền ăn cho trẻ tại trường không đủ để đảm bảo cho một bữa ăn đa dạng, đáp ứng được nhu cầu khuyến nghị về các chất dinh dưỡng, khi xây dựng thực đơn cho trẻ cần lưu ý đảm bảo các tiêu chuẩn tối thiểu là đủ năng lượng, cân đối giữa các chất sinh năng lượng. Kiểm soát chặt chẽ nguồn thực phẩm và thực hiện nghiêm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bếp ăn tại các cơ sở GDMN.

    Tăng tỷ lệ nhóm, lớp học 2 buổi/ngày có bán trú ít nhất 1,5%. Tăng tỷ lệ trẻ được ăn bán trú tại trường, lớp mầm non, trong đó trẻ 5 tuổi tăng ít nhất 2%. Đảm bảo 100% trẻ đến trường được kiểm tra sức khỏe và theo dõi sự phát triển bằng biểu đồ tăng trưởng. Phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và suy dinh dưỡng thể thấp còi đều dưới 10% và giảm so với đầu năm học; khống chế tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì.

    Triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT- BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 quy định về công tác y tế trường học. Sổ sức khỏe và biểu đồ tăng trưởng của trẻ thực hiện theo năm học 2015-2016.

    Phối hợp với ngành Y tế triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ em trong các cơ sở GDMN và tham mưu triển khai thực hiện chương trình sữa học đường theo Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020.

    c) Đi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục, nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non

    Tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN. Đảm bảo hầu hết các nhóm, lớp thực hiện Chương trình GDMN tổ chức học 2 buổi/ngày. Tăng cường chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo Chương trình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

    Các địa phương tổ chức tập huấn, hướng dẫn các cơ sở GDMN thực hiện Chương trình GDMN theo Thông tư sửa đổi, bổ sung một s nội dung Chương trình GDMN ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 (sau khi tập huấn cốt cán cấp trung ương).

    Phát triển Chương trình GDMN gắn với điều kiện thực tiễn vùng miền. Tiếp tục thực hiện đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Tích hợp hiệu quả các nội dung giáo dục trong thực hiện Chương trình GDMN; Chú trọng giáo dục phát triển hành vi, thói quen tốt cho trẻ; Giáo dục kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi. Tăng cường áp dụng đa dạng các hình thức và phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” phù hp với điều kiện thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ; chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, trải nghiệm và sáng tạo theo phương châm “học bằng chơi, chơi mà học” phù hợp với lứa tuổi. Tăng cường xây dựng môi trường giao tiếp, môi trường chữ viết trong các cơ s giáo dục mầm non, tạo điều kiện để trẻ phát triển ngôn ngữ ở mọi nơi mọi lúc, phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ, đặc biệt là khả năng tự tin, sử dụng ngôn ngữ mạch lạc, biểu cảm.

    Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi theo quy định tại Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 22/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo đúng mục đích hỗ trợ thực hiện Chương trình GDMN, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em năm tuổi vào lớp 1.

    Triển khai nhân rộng chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”. Quan tâm đầu tư và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị để thực hiện chuyên đề. Triển khai thực hiện Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 17/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020, định hưng đến 2025” trong các cơ sở giáo dục mầm non.

    Xây dựng và triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.

    Tăng cường phổ biến kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ tại gia đình và cộng đồng.

    Thực hiện thí điểm các trung tâm tư vấn chăm sóc, giáo dục trẻ dựa vào cộng đồng tại 04 tỉnh: Lào Cai, Bắc Ninh, Đà Nng và Đắc Lắk.

    Triển khai hỗ trợ nâng cao năng lực thực hành chuyên môn cho giáo viên mầm non thực hiện điểm tại 07 tỉnh/thành phố: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Nghệ An, Đồng Tháp, Bà Rịa Vũng Tàu, Khánh Hòa.

    Triển khai Kế hoạch thực hiện Quyết định s 1008/QĐ-TTg ngày 2/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đ án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” ban hành kèm theo Quyết định số 2805/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2016 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

    Đối với việc cho trẻ làm quen với tiếng Anh, các địa phương thí điểm tổ chức sơ kết, đánh giá 3 năm triển khai thực hiện; chuẩn bị Hội thảo toàn quốc đánh giá 03 năm thực hiện thí điểm cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh.

    Phi hợp với Trung tâm hỗ trợ và Phát triển giáo dục hòa nhập tại các địa phương để hỗ trợ can thiệp trẻ khuyết tật và hỗ trợ chuyên môn về giáo dục trẻ khuyết tật tại các trường mầm non. Chuẩn bị điều kiện và tổ chức thực hiện hoạt động thử nghiệm bộ công cụ Bảng hỏi theo dõi sự phát triển của trẻ ASQ.3 tại các tỉnh, thành ph: Hà Nội, TP.H Chí Minh, Điện Biên, Ninh Bình, Thừa Thiên-Huế, Kon Tum, Ninh Thuận và Đồng Tháp.

    d) Kiểm định chất lượng giáo dục mầm non và xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

    Các sở giáo dục và đào tạo tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng trường mầm non; tăng cường bồi dưỡng phát triển đội ngũ cán bộ đánh giá ngoài; đảm bảo 100% trường mầm non hoàn thành tự đánh giá và có ít nhất 40% số trường được đánh giá ngoài đạt tiêu chuẩn t cấp độ 1 trở lên. Trong quá trình tự đánh giá cần tránh hình thức, máy móc, nhất là việc thu thập minh chứng, lưu trữ hồ sơ, đặc biệt chú ý chng bệnh thành tích.

    Phát triển số lượng và nâng cao chất lượng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Phấn đấu trong năm học, mỗi tỉnh, thành phố tăng ít nhất 1%, toàn quốc có ít nhất 36% số trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

    5. Tăng cưng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

    Tiếp tục chỉ đạo rà soát thực trạng và nhu cầu đầu tư xây dựng trường lớp, cơ sở vật chất, ưu tiên các nguồn vốn từ các chương trình dự án và các nguồn thu hợp pháp khác để đầu tư xây dựng đủ phòng học phù hợp với thực tế của địa phương, đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu thực hiện PCGDMNTNT.

    Các địa phương rà soát, mua sắm, bổ sung tài liệu, học liệu, đồ dùng, đồ chơi, phần mềm hỗ trợ cho GV, CBQL trong công tác lập kế hoạch và xây dựng hồ sơ s sách quản lý, đảm bảo điều kiện thực hiện Chương trình GDMN bằng ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính hợp pháp khác. Bộ sẽ tổ chức đánh giá, hội thảo phổ biến nhân rộng những sản phm đồ dùng đồ chơi tự làm có chất lượng tốt; Quan tâm chỉ đạo việc khai thác, sử dụng hiệu quả môi trường cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi hiện có.

    6. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non

    Triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập;

    Chỉ đạo bồi dưỡng thường xuyên giáo viên theo Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non (ban hành kèm theo Thông tư số 36/2011/TT- BGDĐT ngày 17 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) và Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên (ban hành kèm theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Giảm tải tối đa hồ sơ sổ sách mang tính hình thc, tránh gây áp lực cho GV và CBQL.

    Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng CBQL, GVMN thực hiện Chương trình GDMN điều chỉnh. Đổi mới sinh hoạt chuyên môn, tăng cường hình thức sinh hoạt chuyên môn theo cụm, khối, tổ, nhóm, tập trung, qua mạng; coi trọng bồi dưỡng kỹ năng thực hành tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm cho CBQL, GVMN. Nâng cao năng lực CBQL, GVMN ứng dụng CNTT trong quản lý và chăm sóc, giáo dục trẻ.

    Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non theo Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV của B GD&ĐT và Bộ Nội vụ qui định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non.

    Tập huấn qua mạng 10 mô đun nâng cao cho CBQL giáo dục mầm non các cấp và GVMN đã hoàn thành bồi dưỡng các mô đun ưu tiên quy định cho từng đối tượng của các tỉnh, thành phố toàn quốc (tháng 6/2017 hoàn thành).

    Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, tình thương, trách nhiệm của CBQL, GVMN đối với trẻ.

    Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách đối với CBQL, giáo viên và nhân viên.

    7. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục

    Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản chỉ đạo thực hiện chức năng quản lý nhà nước về GD đi với GDMN ở các cấp. Tập trung quản lý chuyên môn, quản lý chất lượng chăm sóc, giáo dục trong các cơ sở GDMN.

    Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cấp trong qun lý giáo dục mầm non. Tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và trách nhiệm giải trình về những vấn đề liên quan đến GDMN theo phân cấp quản lý.

    Đổi mới, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giáo dục các cấp; nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra nội bộ của các cơ sở giáo dục mầm non. Tăng cường công tác kiểm tra hỗ trợ chuyên môn, kiểm tra thường xuyên và đột xuất, đặc biệt đối với các nhóm trẻ, lp mẫu giáo độc lập tư thục, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi sai phạm và kiên quyết đình chỉ các nhóm lớp tư thục không đảm bảo các điều kiện về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

    Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, cải cách hành chính, giảm các hội họp không cần thiết. Chỉ đạo công tác quản lý, lưu trữ và sử dụng hồ sơ, sổ sách chuyên môn trong các cơ sở GDMN đảm bảo tinh gọn, hiệu quả, theo đúng quy định tại Điều lệ trường mầm non, không phát sinh thêm hồ sơ, sổ sách, tránh hình thức gây áp lực cho CBQL và GVMN.

    Chỉ đạo các hội thi, các hoạt động trải nghiệm cho trẻ trong các cơ sở GDMN đảm bảo an toàn, thiết thực, hiệu quả.

    Tiếp tục tăng cường chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non đổi mới đánh giá chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ và đánh giá GVMN theo hướng phát triển năng lực GV, đặc biệt là năng lực thực hành tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Việc đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non cần tránh hình thức và không chạy theo thành tích.

    Các địa phương chỉ đạo các cơ sở GDMN thực hiện đánh giá sự phát triển của trẻ theo đúng quy định của Chương trình GDMN. Không khảo sát trẻ mẫu giáo 5 tuổi để chuyển tiếp lên tiểu học.

    Thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý tài chính trong các cơ sở giáo dục mầm non; Tăng cường các biện pháp quản lý cơ sở GDMN ngoài công lập.

    8. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa và hội nhập quốc tế

    Tiếp tục huy động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư nguồn lực để phát triển GDMN; Chú trọng phát triển trường lớp mầm non ngoài công lập ở những nơi có điều kiện, đặc biệt ở các khu đông dân cư, khu công nghiệp để đáp ứng nhu cầu tới trường của trẻ.

    Áp dụng mô hình, phương pháp giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới vào GDMN. Thí điểm “Trung tâm tư vấn chăm sóc giáo dục mầm non dựa vào cộng đồng”; Tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình rà soát, chỉnh sửa Chương trình GDMN; Đẩy mạnh hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non giữa các cơ sở GDMN với các tổ chức quốc tế.

    9. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục mầm non

    Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đng, Nhà nước, Chính phủ và của Bộ về đổi mới và phát triển GDMN. Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường thông tin, truyền thông về giáo dục mầm non.

    Tăng tính chủ động trong công tác tuyên truyền, chú ý tuyên truyền về vai trò, vị trí của GDMN, biểu dương những tấm gương nhà giáo điển hình tiên tiến. Xây dựng kế hoạch và lộ trình thực hiện công tác tuyên truyền theo tháng, theo các chủ đề, chuyên mục trong năm học.

    Tăng cường công tác phổ biến và hướng dẫn các cơ sở GDMN thực hiện nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật về GDMN; phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ và cộng đồng bằng nhiều hình thức phù hợp; Tiếp tục tuyên truyền bằng nhiều hình thức để thu hút trẻ khuyết tật đến trường học hòa nhập ở tất cả các loại hình trường mầm non. Nâng cao nhận thức của cha mẹ trẻ, đội ngũ và cộng đồng về phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ có khó khăn về các lĩnh vực phát triển. Tăng cường phổ biến và hướng dẫn thực hiện chính sách về giáo dục khuyết tật cho trẻ và cho giáo viên đến tất c các địa phương, các cơ sở giáo dục.

     


    Nơi nhận:
    - Như trên (để t/h);
    - Ban PNQĐ (để thực hiện);
    - Bộ trưng (để b/c);
    - Các Thứ trưng;
    - Các đơn vị có liên quan (để p/h);
    - Website Bộ GDĐT;
    - Lưu: VT, Vụ GDMN.

    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG




    Nguyễn Thị Nghĩa

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Quyết định 1893/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2016-2017 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên
    Ban hành: 03/06/2016 Hiệu lực: 03/06/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Chỉ thị 3031/CT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016-2017 của ngành Giáo dục
    Ban hành: 26/08/2016 Hiệu lực: 26/08/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình Giáo dục mầm non
    Ban hành: 25/07/2009 Hiệu lực: 08/09/2009 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản dẫn chiếu
    04
    Thông tư 13/2010/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non
    Ban hành: 15/04/2010 Hiệu lực: 01/06/2010 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    05
    Thông tư 23/2010/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi
    Ban hành: 23/07/2010 Hiệu lực: 06/09/2010 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    06
    Thông tư 36/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non
    Ban hành: 17/08/2011 Hiệu lực: 30/09/2011 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Thông tư 26/2012/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên
    Ban hành: 10/07/2012 Hiệu lực: 27/08/2012 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    08
    Nghị định 20/2014/NĐ-CP của Chính phủ về việc phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
    Ban hành: 24/03/2014 Hiệu lực: 15/05/2014 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    09
    Nghị quyết 44/NQ-CP của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/01/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
    Ban hành: 09/06/2014 Hiệu lực: 09/06/2014 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    10
    Thông tư liên tịch 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập
    Ban hành: 16/03/2015 Hiệu lực: 01/05/2015 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    11
    Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ về việc Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non
    Ban hành: 14/09/2015 Hiệu lực: 01/11/2015 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    12
    Thông tư 07/2016/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
    Ban hành: 22/03/2016 Hiệu lực: 10/05/2016 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản dẫn chiếu
    13
    Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về công tác y tế trường học
    Ban hành: 12/05/2016 Hiệu lực: 30/06/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    14
    Quyết định 1076/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025
    Ban hành: 17/06/2016 Hiệu lực: 17/06/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    15
    Quyết định 1340/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020
    Ban hành: 08/07/2016 Hiệu lực: 08/07/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Công văn 4358/BGDĐT-GDMN hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2016-2017

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Giáo dục và Đào tạo
    Số hiệu:4358/BGDĐT-GDMN
    Loại văn bản:Công văn
    Ngày ban hành:06/09/2016
    Hiệu lực:06/09/2016
    Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Nguyễn Thị Nghĩa
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu (13)
  • Tải văn bản tiếng Việt

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X