hieuluat

Quyết định 1349/QĐ-BGDĐT về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính bị hủy bỏ, bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Giáo dục và Đào tạoSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:1349/QĐ-BGDĐTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Thị Nghĩa
    Ngày ban hành:20/04/2017Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:20/04/2017Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Hành chính
  • BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    -----------------
    Số: 1349/QĐ-BGDĐT
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------------
    Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2017
     
     
    QUYẾT ĐỊNH
    Về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính bị hủy bỏ, bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo
    -------------------------
    BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
     
    Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
    Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
     
    QUYẾT ĐỊNH:
     
    Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chínhmới ban hành, thủ tục hành chính bị hủy bỏ, bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
    Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
    Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Thủ trưởng các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
     

    Nơi nhận: 
    - Như Điều 3;
    - Bộ trưởng (để báo cáo);
    - Văn phòng Chính phủ (Cục KSTTHC);
    - Website Bộ GDĐT;
    - Lưu: VT, CTHSSV, PC.
    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG
     
     
    (đã ký)
     
     
     Nguyễn Thị Nghĩa
     
     
    THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    (Ban hành kèm theo Quyết định số1349 /QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 4 năm 2017 của Bộ GDĐT)
     
    PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
    1.   Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo

    STT
    Tên thủ tục hành chính
    Lĩnh vực
    Cơ quan thực hiện
    I. Thủ tục hành chính cấp huyện
    1
    Xét, duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh bán trú đang học tại các trường tiểu học, trung học cở sở ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.
    Giáo dục
    và đào tạo
    Ủy ban nhân dân huyện
    I. Thủ tục hành chính cấp tỉnh
    1
    Xét, duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số.
    Giáo dục
    và đào tạo
    Ủy ban nhân dân tỉnh
    2
    Xét, duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người Kinh thuộc hộ nghèo ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.
    Giáo dục
    và đào tạo
    Ủy ban nhân dân tỉnh
    2. Danh mục thủ tục hành chính bị hủy bỏ, bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo

    STT
    Tên TTHC
    Số hồ sơ TTHC
    Tên văn bản QPPL quy định việc hủy bỏ, bãi bỏ
    Lĩnh vực
    Cơ quan thực hiện
    I. Thủ tục hành chính cấp tỉnh
    1
    Hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở cho học sinh trung học phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
    B-BGD-285230-TT;
    B-BGD-284833-TT
    Giáo dục đào tạo
    Cơ sở giáo dục
     
    PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    I. Thủ tục hành chính cấp huyện
    1. Xét, duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh bán trú đang học tại các trường tiểu học, trung học cở sở ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.
    1.1. Trình tự thực hiện:  
    Bước 1: Vào thời điểm học sinh đầu cấp làm thủ tục nhập học, nhà trường tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi, hướng dẫn cho bố, mẹ (hoặc người giám hộ hợp pháp) và học sinh thuộc đối tượng được hưởng chính sách chuẩn bị hồ sơ đề nghị hỗ trợ.
    Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhà trường niêm yết thông báo, gia đình hoặc học sinh nộp đầy đủ hồ sơ cho cơ sở giáo dục.
    Bước 3: Cơ sở giáo dục tiếp nhận hồ sơ; lập danh sách. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ, nhà trường tổ chức xét duyệt và lập hồ sơ theo quy định và gửi về phòng giáo dục và đào tạo.
    Bước 4: Phòng giáo dục và đào tạo tiếp nhận hồ sơ của cơ sở giáo dục. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị hỗ trợ của các nhà trường, phòng giáo dục và đào tạotổng hợp, thẩm định trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
    Bước 5: Ủy ban nhân dân cấp huyện nhận hồ sơ đề nghị của phòng giáo dục và đào tạo. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ trình của phòng giáo dục và đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, ban hành Quyết định phê duyệt.
    Bước 6: Phòng giáo dụcvà đào tạo gửi các trường kết quả phê duyệt học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ để nhà trường thông báo công khai và tổ chức triển khai thực hiện.
    1.2. Cách thức thực hiện
    Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ sở giáo dục hoặc gửi qua đường bưu điện.
    1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
    - Đơn đề nghị hỗ trợ (đối với học sinh tiểu học theo Mẫu số 01, học sinh trung học cơ sở theo Mẫu số02 tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP).
    - Sổ hộ khẩu (bản sao có mang bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực từ bản chính; trường hợp sổ hộ khẩu bị thất lạc phải có giấy xác nhận của Trưởng Công an xã).- Số lượng: 01 bộ.
    1.4. Thời hạn giải quyết:
    - Kinh phí hỗ trợ tiền ăn và tiền nhà ở cho học sinhđược chi trả, cấp phát hằng tháng.
    - Gạo được cấp cho học sinh theo định kỳ nhưng không quá 2 lần/học kỳ.
     1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Học sinh hoặc cha, mẹ hoặc người giám hộ của học sinh.
    1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
    - Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
    - Cơ quan trực tiếp giải quyết TTHC: Phòng giáo dục và đào tạo; Cơ sở giáo dục.
    1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
    - Quyết định được hưởng chính sách hỗ trợ đối với học sinh bán trú đang học tại các trường tiểu học, trung học cở sở ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.
    - Mỗi tháng học sinh được hỗ trợ 15 kg gạo và hỗ trợ tiền ăn bằng 40% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.
    - Đối với học sinh phải tự lo chỗ ở, mỗi tháng được hỗ trợ tiền nhà bằng 10% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.
    1.8. Phí, lệ phí: Không.
    1.9. Mẫu đơn, tờ khai: Có.
     - Đơn đề nghị hỗ trợ (đối với học sinh tiểu học theo Mẫu số 01, học sinh trung học cơ sở theo Mẫu số02 tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP).
    1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
    Đối với học sinh tiểu học và trung học cơ sở phải đảm bảo một trong các điều kiện sau:
    - Là học sinh bán trú đang học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú;
    - Là học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
    Nhà ở xa trường khoảng cách từ 4 km trở lên đối với học sinh tiểu học và từ 7 km trở lên đối với học sinh trung học cơ sở hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá;
    - Là học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc miền núi đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc xã khu vực II vùng dân tộc và miền núi. Nhà ở xa trường khoảng cách từ 4 km trở lên đối với học sinh tiểu học và từ 7 km trở lên đối với học sinh trung học cơ sở hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá.
    1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
    - Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ Quy định chính sách hỗ trợ học sinh bán trú, trường phổ thông dân tộc bán trú và học sinh trung học phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.
    II. Thủ tục hành chính cấp tỉnh
    1. Xét, duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số.
    1.1. Trình tự thực hiện:  
    Bước 1: Vào thời điểm học sinh đầu cấp làm thủ tục nhập học, nhà trường tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi, hướng dẫn cho bố, mẹ (hoặc người giám hộ hợp pháp) và học sinh thuộc đối tượng được hưởng chính sách chuẩn bị hồ sơ đề nghị hỗ trợ.
    Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhà trường niêm yết thông báo, gia đình hoặc học sinh nộp đầy đủ hồ sơ cho cơ sở giáo dục.
    Bước 3: Cơ sở giáo dục tiếp nhận hồ sơ; lập danh sách. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ, nhà trường tổ chức xét duyệt và lập hồ sơ theo quy định và gửi về Sở giáo dục và đào tạo.
    Bước 4: Sở giáo dục và đào tạo tiếp nhận hồ sơ của cơ sở giáo dục. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị hỗ trợ của các nhà trường, sở giáo dục và đào tạotổng hợp, thẩm định trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
    Bước 5: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhận hồ sơ đề nghị của sở giáo dục và đào tạo. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ trình của sở giáo dục và đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ban hành Quyết định phê duyệt.
    Bước 6: Sở giáo dụcvà đào tạo gửi các trường kết quả phê duyệt học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ để nhà trường thông báo công khai và tổ chức triển khai thực hiện.
    1.2. Cách thức thực hiện                                       
    Nộp hồ sơ trực tiếp tại nhà trường hoặc gửi qua đường bưu điện.
    1.3 Thành phần, số lượng hồ sơ:
    - Đơn đề nghị hỗ trợ (Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP);
    - Sổ hộ khẩu (bản sao có mang bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực từ bản chính; trường hợp sổ hộ khẩu bị thất lạc phải có giấy xác nhận của trưởng Công an xã).
     - Số lượng: 01 bộ.
    1.4. Thời hạn giải quyết TTHC:
    - Kinh phí hỗ trợ tiền ăn và tiền nhà ở cho học sinhđược chi trả, cấp phát hằng tháng.
    - Gạo được cấp cho học sinh theo định kỳ nhưng không quá 2 lần/học kỳ.
    1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Học sinh hoặc cha, mẹ hoặc người giám hộ của học sinh.
    1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
    - Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
    - Cơ quan trực tiếp giải quyết TTHC: Sở giáo dục và đào tạo; Cơ sở giáo dục.
    1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
    - Quyết định được hưởng chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số.
    - Mỗi tháng học sinh được hỗ trợ 15kg gạo và hỗ trợ tiền ăn bằng 40% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.
     - Đối với học sinh phải tự lo chỗ ở, mỗi tháng được hỗ trợ tiền nhà bằng 10% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.
    1.8. Phí, lệ phí: Không.
    1.9. Mẫu đơn, tờ khai: Có.
    - Đơn đề nghị hỗ trợ (Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP);
    1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
    Đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số
    - Đang học trường trung học phổ thông hoặc cấp trung học phổ thông tại trường phổ thông có nhiều cấp học .
    - Bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
    - Nhà ở xa trường khoảng cách từ 10 km trở lên hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá.
    1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
    - Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ Quy định chính sách hỗ trợ học sinh bán trú, trường phổ thông dân tộc bán trú và học sinh trung học phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.
    2. Xét, duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh.
    2.1. Trình tự thực hiện:  
    Bước 1: Vào thời điểm học sinh đầu cấp làm thủ tục nhập học, nhà trường tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi, hướng dẫn cho bố, mẹ (hoặc người giám hộ hợp pháp) và học sinh thuộc đối tượng được hưởng chính sách chuẩn bị hồ sơ đề nghị hỗ trợ.
    Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhà trường niêm yết thông báo, gia đình hoặc học sinh nộp đầy đủ hồ sơ cho cơ sở giáo dục.
    Bước 3: Cơ sở giáo dục tiếp nhận hồ sơ; lập danh sách. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ, nhà trường tổ chức xét duyệt và lập hồ sơ theo quy định và gửi về Sở giáo dục và đào tạo.
    Bước 4: Sở giáo dục và đào tạo tiếp nhận hồ sơ của cơ sở giáo dục. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị hỗ trợ của các nhà trường, sở giáo dục và đào tạotổng hợp, thẩm định trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
    Bước 5: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhận hồ sơ đề nghị của sở giáo dục và đào tạo. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ trình của sở giáo dục và đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ban hành Quyết định phê duyệt.
    Bước 6: Sở giáo dụcvà đào tạo gửi các trường kết quả phê duyệt học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ để nhà trường thông báo công khai và tổ chức triển khai thực hiện.
    2.2. Cách thức thực hiện           
    Nộp hồ sơ trực tiếp tại nhà trường hoặc gửi qua đường bưu điện.
    2.3 Thành phần, số lượng hồ sơ:
    - Đơn đề nghị hỗ trợ (Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP);
    - Sổ hộ khẩu (bản sao có mang bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực từ bản chính; trường hợp sổ hộ khẩu bị thất lạc phải có giấy xác nhận của Trưởng Công an xã).
    - Giấy tờ minh chứng là hộ nghèo do Ủy ban nhân dân xã cấp hoặc xác nhận cho đối tượng.
    - Số lượng: 01 bộ.
    2.4. Thời hạn giải quyết TTHC:
    - Kinh phí hỗ trợ tiền ăn và tiền nhà ở cho học sinhđược chi trả, cấp phát hằng tháng.
    - Gạo được cấp cho học sinh theo định kỳ nhưng không quá 2 lần/học kỳ.
    2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Học sinh hoặc cha, mẹ hoặc người giám hộ của học sinh.
    2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
    - Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
    - Cơ quan trực tiếp giải quyết TTHC: Sở giáo dục và đào tạo; Cơ sở giáo dục.
    2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
    - Quyết định được hưởng chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh.
    - Mỗi tháng học sinh được hỗ trợ 15kg gạo và hỗ trợ tiền ăn bằng 40% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.
    - Đối với học sinh phải tự lo chỗ ở, mỗi tháng được hỗ trợ tiền nhà bằng 10% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.
    2.8. Phí, lệ phí: Không.
    2.9. Mẫu đơn, tờ khai: Có.
    - Đơn đề nghị hỗ trợ (Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP);
    2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
    Đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc kinh
    +)Đang học trường trung học phổ thông hoặc cấp trung học phổ thông tại trường phổ thông có nhiều cấp học .
    +) Bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
    +) Nhà ở xa trường khoảng cách từ 10 km trở lên hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá.
    +) Là nhân khẩu trong gia đình thuộc hộ nghèo.
    2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
    - Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ Quy định chính sách hỗ trợ học sinh bán trú, trường phổ thông dân tộc bán trú và học sinh trung học phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.
     
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Nghị định 32/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
    Ban hành: 19/03/2008 Hiệu lực: 10/04/2008 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị định 63/2010/NĐ-CP của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính
    Ban hành: 08/06/2010 Hiệu lực: 14/10/2010 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị định 48/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
    Ban hành: 14/05/2013 Hiệu lực: 01/07/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 1349/QĐ-BGDĐT về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính bị hủy bỏ, bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Giáo dục và Đào tạo
    Số hiệu:1349/QĐ-BGDĐT
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:20/04/2017
    Hiệu lực:20/04/2017
    Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Hành chính
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Nguyễn Thị Nghĩa
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X