hieuluat

Quyết định 1981/QĐ-TTg Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Thủ tướng Chính phủSố công báo:1183&1184-11/2016
    Số hiệu:1981/QĐ-TTgNgày đăng công báo:18/11/2016
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Xuân Phúc
    Ngày ban hành:18/10/2016Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:18/10/2016Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề
  • THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
    -------
    Số: 1981/QĐ-TTg
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
    Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2016
     
     
    QUYẾT ĐỊNH
    PHÊ DUYỆT KHUNG CƠ CẤU HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN
    -------------
    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
     
    Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
    Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
    Căn cứ Luật giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;
    Căn cứ Luật giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
    Căn cứ Ngh quyết 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết s 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
    Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội;
     
    QUYẾT ĐỊNH:
     
     
    Điều 1. Phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân (kèm theo sơ đồ tại phụ lục), như sau:
    1. Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
    2. Các cp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
    a) Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;
    b) Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sởgiáo dục trung học phổ thông;
    c) Giáo dục nghề nghiệp đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng;
    d) Giáo dục đại học đào tạo các trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
    3. Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân là cơ sở để thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.
    4. Các quy định tại Quyết định này khác với các quy định hiện hành tại các luật, văn bản pháp luật có liên quan được thực hiện sau khi điều chỉnh các luật, văn bản pháp luật có liên quan đó.
    Điều 2. Tiêu chuẩn đầu vào, thời gian học tập và cơ hội học tập tiếp theo của các cấp học và trình độ đào tạo
    1. Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo:
    a) Giáo dục nhà tr được thực hiện đối với trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tui;
    b) Giáo dục mẫu giáo được thực hiện đối với trẻ em từ 3 tuổi đến 6 tuổi.
    2. Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở (giai đoạn giáo dục cơ bản) và giáo dục trung học ph thông (giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp):
    a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 5 năm học, từ lớp 1 đến hết lớp5. Học sinh sau khi hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học sẽ học tiếp lên trung học cơ sở.
    b) Giáo dục trung học cơ sở tiếp nhận học sinh đã hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học.
    Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 4 năm học, t lp 6 đến hết lớp 9. Học sinh sau khi hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở có thể học tiếp lên trung học phổ thông hoặc theo học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và trung cấp.
    c) Giáodục trung học phổ thông tiếp nhận học sinh đã hoàn thành chương trình giáo dục trung học sở. Trong thời gian học trung học ph thông, học sinhthể chuyển sang học chương trình đào tạo trình độ trung cấp nếu có nguyện vọng và đáp ứng được yêu cầu của chương trình.
    Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 3 năm học, từ lớp 10 đến hết lớp 12. Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông có th học lên đại học hoặc theo học các chương trình giáo dục nghề nghiệp.
    3. Giáo dục nghề nghiệp:
    a) Các chương trình đào tạo trình độ trung cấp tiếp nhận người tốt nghiệp tối thiểu trung học cơ sở.
    Các chương trình đào tạo trình độ trung cấp có thời gian đào tạo tối thiểu tương đương 1 năm học tập trung đối với người đã tốt nghiệp trung học phổ thông; từ 2 đến 3 năm học tập trung (tùy từng ngành, nghề) đối với người đã tốt nghiệp trung học cơ sở. Người học sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp có th được học tiếp lên trình độ cao đng, đại học nếu đáp ứng được quy định của chương trình đào tạo, đng thời đã học và thi đạt yêu cu khi lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
    b) Các chương trình đào tạo trình độ cao đẳng tiếp nhận người tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tốt nghiệp trình độ trung cấp.
    Chương trình đào tạo cao đẳng có khối lượng học tập tương đương 2 đến 3 năm học tập trung tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo đối với người đã tốt nghiệp trung học phổ thông; từ 1 đến 2 năm học tập trung đi với người đã ttnghiệp trình độ trung cấp và có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, hoặc đã học và thi đạt yêu cầu khi lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Người tốt nghiệp trình độ cao đẳng có thể học tiếp các chương trình đào tạo đại học theo hướng chuyên môn phù hợp, hoặc theo các hướng chuyên môn khác nếu đáp ứng được điều kiện của chương tnh đào tạo.
    c) Cùng với đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng, đào tạo trình độ sơ cấp nhằm giúp người học có kỹ năng thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề.
    4. Giáo dục đại học:
    a) Giáo dục trình độ đại học và giáo dục trình độ thạc sĩ có 2 định hướng: nghiên cu và ứng dụng; giáo dục trình độ tiến sĩ theo định hướng nghiên cứu.
    Các chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu có mục tiêu và nội dung theo hướng chuyên sâu về nguyên lý, lý thuyết cơ bản trong các lĩnh vực khoa học phát triển các công nghệ ngun làm nn tảng đ phát trin các lĩnh vực khoa học ứng dụng và công nghệ.
    Các chương trình đào tạo định hướng ứng dụng có mục tiêu và nội dung theo hướng phát triển kết quả nghiên cứu cơ bản, ứng dụng các công nghệ ngun thành các giải pháp công nghệ, quy trình quản , thiết kế các công cụ hoàn chỉnh phục vụ nhu cầu đa dạng của con người.
    Các chương trình đào tạo phải bảo đảm khối lượng kiến thức ti thiu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tt nghiệp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
    b) Các chương trình đào tạo trình độ đại học tiếp nhận người đã tt nghiệp trung học phổ thông; người đã tốt nghiệp trình độ trung cấp và đã học và thi đạt yêucầu đ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; người đã tốt nghiệp trình độ cao đng.
    Chương trình đào tạo đại học có thời gian tương đương 3 đến 5 năm học tập trung đối với ngườitốt nghiệp trung học ph thông hoặc người đã tt nghiệp trình độ trung cấp và đã học và thi đạt yêu cu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Người tt nghiệp trình độ đại học có thể học tiếp lên thạc sĩ theo hướng chuyên môn phù hợp hoặc được nhận vào học các hướng chuyên môn khác nếu đáp ứng được điều kiện của chương trình đào tạo. Người tốt nghiệp trình độ đại học có kết quả học tập xuất sắc thể được xét tuyển thẳng vào chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ đúng hướng chuyên môn ở trình độ đại học.
    c) Các chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ tiếp nhận người tốt nghiệp trình độ đại học.
    Thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ tương đương 1 đến 2 năm học tập trungtùy theo yêu cầu của ngành đào tạo. Người học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trình độ thạc có thể học tiếp lên tiến sĩ trong hướng chuyên môn phùhợp hoặc được nhận vào học các hướng chuyên môn khác nêu đáp ứng được điều kiện của chương trình đào tạo.
    d) Các chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ tiếp nhận người tốt nghiệp trình độ thạc sĩ hoặc người tốt nghiệp trình độ đại học nếu đáp ứng được các yêu cu của chương trình đào tạo.
    Thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ tương đương 3 đến 4 năm học tập trung tùy theo yêu cầu của ngành đào tạo và trình độ đu vào của người học.
    5. Hình thức giáo dục thường xuyên nhằm tạo điều kiện cho mọi người, ở các lứa tuổi và trình độ khác nhau có thể học tập, nâng cao kiến thức, phát triển năng lực chuyên môn, tự tạo việc làm hoặc chuyển đổi ngành, ngh phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng người, góp phn nâng cao dân trí, chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và xã hội, xây dựng xã hi học tập. Người học có thể chuyển đổi từ giáo dục thường xuyên sang các phương thức khác nếu có nhu cầu, có đủ năng lực và đáp ứng yêu cu của chương trình.
    Điều 3. Tổ chức thực hiện
    1. Bộ Giáo dục và Đào tạo:
    a) Chủ trì xây dựng các quy định cụ thể hóa Khung cơ cấu hệ thống giáodục quốc dân đối vi giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục đại học theo các quy định tại Quyết định này;
    b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, rà soát và trình cơ quan có thẩm quyền đề xuất sửa đổi, b sung Luật giáo dục, Luật giáo dục đại hc và các văn bản pháp luật có liên quan;
    c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam phù hợp với Khung cơ cấu hệ thng giáo dục quốc dân.
    2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
    a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng các quy định cụ thể hóa Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân đối với giáo dục ngh nghiệp theo các quy định tại Quyết định này;
    b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, rà soát và trình cơ quan có thẩm quyền đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật giáo dục nghề nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan.
    3. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp vợi Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội triển khai Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân trong đào tạo nhân lực y tế theo thẩm quyền.
    Điều 4. Hiệu lực thi hành
    1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
    2. Các Bộ trưởng: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế; Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

    Nơi nhận:
    -Ban Bí thư Trung ương Đảng;
    - Thủ tướng
    , các Phó Th tướng Chính phủ;
    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

    - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
    - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
    - Văn phòng Tổng Bí thư;
    - Văn phòng Chủ tịch nước;
    - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
    - Văn phòng Quốc hội;
    - Tòa án Nhân dân tối cao;
    - Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao;
    - Kiểm toán Nhà nước;
    - Ủy ban Giảm sát tài chính Quốc gia;
    - Ngân hàng Chính sách xã hội;
    - Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
    - Ủy ban trung ương M
    t trận Tổ quốc Việt Nam;
    - C
    ơ quan Trung ương của các đoàn th:
    - Hội đồng Quốc gia giáo dục và PTNL;
    - Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo;
    - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ C
    ng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo;
    -
    Lưu: VT, KGVX (3b). 240
    THỦ TƯỚNG




    Nguyễn Xuân Phúc
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 14/06/2005 Hiệu lực: 01/01/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục của Quốc hội, số 44/2009/QH12
    Ban hành: 25/11/2009 Hiệu lực: 01/07/2010 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Luật Giáo dục đại học của Quốc hội, số 08/2012/QH13
    Ban hành: 18/06/2012 Hiệu lực: 01/01/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    04
    Nghị quyết 44/NQ-CP của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/01/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
    Ban hành: 09/06/2014 Hiệu lực: 09/06/2014 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    05
    Luật Tổ chức chính quyền địa phương của Quốc hội, số 77/2015/QH13
    Ban hành: 19/06/2015 Hiệu lực: 01/01/2016 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    06
    Quyết định 4815/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc phê duyệt Tài liệu "Chuẩn năng lực cơ bản của Dược sỹ Việt Nam"
    Ban hành: 15/10/2019 Hiệu lực: 15/10/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 1981/QĐ-TTg Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Thủ tướng Chính phủ
    Số hiệu:1981/QĐ-TTg
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:18/10/2016
    Hiệu lực:18/10/2016
    Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề
    Ngày công báo:18/11/2016
    Số công báo:1183&1184-11/2016
    Người ký:Nguyễn Xuân Phúc
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X