hieuluat

Thông tư 10/2018/TT-BLĐTBXH học tập môn học GDQP và an ninh thuộc khối các môn học chung trung cấp, cao đẳng

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Lao động Thương binh và Xã hộiSố công báo:15&16-01/2019
    Số hiệu:10/2018/TT-BLĐTBXHNgày đăng công báo:04/01/2019
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Lê Quân
    Ngày ban hành:26/09/2018Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:15/11/2018Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Lao động-Tiền lương
  • BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
    --------

    Số: 10/2018/TT-BLĐTBXH

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

    Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2018

     

     

    THÔNG TƯ

    QUY ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH, TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH THUỘC KHỐI CÁC MÔN HỌC CHUNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

     

    Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

    Căn cứ Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh ngày 19 tháng 6 năm 2013;

    Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

    Căn cứ Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh;

    Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;

    Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư Quy định chương trình, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

     

    Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

     

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

    1. Thông tư này quy định về chương trình, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh (sau đây gọi tắt là môn học) thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

    2. Thông tư này áp dụng đối với trường trung cấp, trường cao đẳng và các cơ sở giáo dục đại học có đăng ký đào tạo trình độ cao đẳng (sau đây gọi tắt là các trường); trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh; các tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Thông tư này không áp dụng đối với các ngành, nghề đào tạo thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    3. Đối với chương trình đào tạo các ngành, nghề thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng, tùy theo yêu cầu thực tế, Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, thống nhất điều chỉnh môn học cho phù hợp với yêu cầu đào tạo, bảo đảm khối lượng kiến thức và thời lượng môn học sau khi điều chỉnh bằng hoặc lớn hơn khối lượng kiến thức và thời lượng môn học được quy định tại Thông tư này.

    Điều 2. Vị trí môn học trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng

    Môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh là môn học điều kiện, bắt buộc thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

    Điều 3. Nguyên tắc và yêu cầu về dạy học môn học

    1. Việc tổ chức giảng dạy môn học phải bảo đảm tính toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm bằng các hình thức phù hợp; kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, giữa lý thuyết và thực hành; phù hợp với quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; gắn liền với giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể; gắn kết với giáo dục thực tế, kỹ năng thực hành và hoạt động ngoại khóa.

    2. Giáo viên, giảng viên khi giảng dạy tại giảng đường hoặc trên thao trường phải mang mặc trang phục giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định; giáo viên, giảng viên là sĩ quan quân đội, công an hoặc sĩ quan quân đội, công an biệt phái phải mang mặc theo điều lệnh quân đội, công an nhân dân.

    3. Trong quá trình thực hiện môn học, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, học sinh, sinh viên phải thực hiện đúng, đủ kế hoạch giảng dạy, học tập, nội quy, quy tắc về đảm bảo an toàn về người, vũ khí và trang thiết bị.

     

    Chương II. CHƯƠNG TRÌNH, TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

     

    Điều 4. Chương trình môn học

    1. Chương trình môn học trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp có thời lượng 45 giờ được quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.

    2. Chương trình môn học trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng có thời lượng 75 giờ được quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này.

    Điều 5. Miễn trừ học tập, tạm hoãn học tập môn học

    1. Học sinh, sinh viên được miễn học, kiểm tra, thi kết thúc môn học nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

    a) Có giấy chứng nhận sĩ quan dự bị hoặc bằng tốt nghiệp do các trường quân đội, công an cấp;

    b) Có chứng chỉ Giáo dục quốc phòng và an ninh hoặc có giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh tương đương với trình độ đào tạo hoặc cao hơn;

    c) Có giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền cấp đã hoàn thành và có điểm đạt yêu cầu của môn học trong chương trình đào tạo trình độ tương ứng hoặc cao hơn so chương trình đào tạo trình độ đang học;

    d) Có bằng tốt nghiệp từ trình độ trung cấp trở lên do cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam cấp thì được miễn học, miễn kiểm tra, thi kết thúc môn học trong chương trình đào tạo trình độ tương ứng hoặc thấp hơn;

    đ) Học sinh, sinh viên là người nước ngoài.

    2. Học sinh, sinh viên được miễn học, các nội dung thực hành kỹ năng quân sự trong môn học nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

    a) Không đủ sức khỏe về thể lực hoặc mắc những bệnh lý thuộc diện miễn làm nghĩa vụ quân sự theo quy định hiện hành;

    b) Đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân.

    3. Học sinh, sinh viên được tạm hoãn học môn học nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

    a) Vì lý do sức khỏe không bảo đảm để học môn học theo kế hoạch học tập chung và phải có giấy xác nhận của cơ sở y tế khám chữa bệnh hợp pháp;

    b) Là phụ nữ đang mang thai hoặc trong thời gian nghỉ chế độ thai sản theo quy định hiện hành;

    c) Có lý do khác không thể tham gia hoàn thành môn học, kèm theo minh chứng cụ thể và phải được hiệu trưởng nhà trường hoặc được thủ trưởng trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh chấp thuận.

    4. Học sinh, sinh viên có giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật, hoặc là thương bệnh binh, có thương tật hoặc bệnh mãn tính làm hạn chế chức năng vận động được hiệu trưởng nhà trường hoặc thủ trưởng trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh xem xét, quyết định cho miễn học môn học hoặc giảm một số nội dung trong môn học mà khả năng cá nhân không thể đáp ứng được.

    5. Học sinh học chương trình đào tạo trình độ trung cấp là đối tượng tuyển sinh tốt nghiệp trung học phổ thông (hoặc học xong chương trình trung học phổ thông nhưng chưa được công nhận tốt nghiệp), hiệu trưởng nhà trường có thể xem xét, quyết định miễn giảm cho người học một số nội dung của môn học mà người học đã hoàn thành ở chương trình trung học phổ thông và phải bảo đảm đạt được mục tiêu và chuẩn đầu ra của môn học.

    6. Sinh viên học chương trình đào tạo trình độ cao đẳng đã có bằng tốt nghiệp trung cấp, được hiệu trưởng nhà trường xem xét, quyết định cho miễn học những nội dung đã được học ở chương trình đào tạo trình độ trung cấp.

    7. Hiệu trưởng quy định cụ thể việc miễn trừ học tập, tạm hoãn học tập môn học.

    Điều 6. Giáo viên, giảng viên giảng dạy môn học

    1. Giáo viên, giảng viên giảng dạy môn học bao gồm giáo viên, giảng viên có trình độ chuẩn theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh.

    2. Các trường xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức quốc phòng và an ninh, phương pháp dạy học bảo đảm trình độ chuẩn phù hợp với yêu cầu giảng dạy ở từng trình độ đào tạo.

    Điều 7. Quản lý giáo viên, giảng viên giảng dạy môn học

    Các trường thực hiện quản lý đội ngũ giáo viên, giảng viên giảng dạy môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh như giáo viên, giảng viên môn học khác. Giảng viên, giáo viên giảng dạy môn học là sĩ quan quân đội, công an biệt phái do cơ quan, đơn vị biệt phái sĩ quan và các trường quản lý theo quy định của Chính phủ về biệt phái sĩ quan quân đội, công an.

    Điều 8. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

    1. Các trường có trung tâm, khoa hoặc bộ môn Giáo dục quốc phòng và an ninh thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh phải có phòng học chuyên dùng, thao trường tổng hợp; có đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học quốc phòng và an ninh theo quy định hiện hành về danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh.

    2. Việc quản lý, sử dụng và bảo quản vũ khí, trang thiết bị giáo dục quốc phòng và an ninh thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật.

    Điều 9. Quản lý môn học và tổ chức dạy học

    1. Việc tổ chức dạy học môn học được thực hiện theo kế hoạch của trường hoặc của trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh.

    2. Các trường tổ chức dạy học thực hành kỹ thuật, chiến thuật, thuốc nổ và bắn đạn thật phải hợp đồng với cơ quan quân sự địa phương, đơn vị quân đội, công an để bảo đảm tuyệt đối an toàn về người, vũ khí, trang thiết bị.

    3. Lớp học lý thuyết nếu bố trí lớp ghép phải phù hợp với phương pháp dạy học và điều kiện cụ thể của các trường, nhưng không quá 150 người; lớp học thực hành không quá 40 người.

    Điều 10. Đánh giá kết quả học tập

    1. Việc đánh giá kết quả học tập của người học được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp.

    2. Kết quả đánh giá môn học không tính vào điểm trung bình chung học kỳ, năm học, điểm trung bình chung tích lũy, xếp loại tốt nghiệp nhưng là một trong các điều kiện để xét hoàn thành khối lượng học tập, xét điều kiện dự thi tốt nghiệp, xét tốt nghiệp hoặc bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp và được ghi vào bảng điểm cấp kèm theo bằng tốt nghiệp.

     

    Chương IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

     

    Điều 11. Hiệu lực thi hành

    1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2018.

    2. Các trường đang tổ chức giảng dạy môn học trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện giảng dạy môn học theo các quy định hiện hành cho đến khi kết thúc khóa học.

    Điều 12. Tổ chức thực hiện

    Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các trường có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

    Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn hoặc bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp./.

     

    Nơi nhận:
    - Ban Bí thư Trung ương Đảng;
    - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
    - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
    - Văn phòng Quốc hội;
    - Văn phòng Chủ tịch nước;
    - Văn phòng Chính phủ;
    - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
    - Tòa án nhân dân tối cao;
    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
    - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
    - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
    - HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
    - Công báo, Website Chính phủ;
    - Các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH, Website Bộ;
    - Lưu: VT, TCGDNN (20 bản).

    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG





    Lê Quân

     

    Phụ lục I:

    CHƯƠNG TRÌNH

    MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH THUỘC KHỐI CÁC MÔN HỌC CHUNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
    (Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

     

    Tên môn học: Giáo dục quốc phòng và an ninh

    Thời gian thực hiện: 45 giờ (lý thuyết: 21 giờ; thực hành, thảo luận, bài tập: 21 giờ; kiểm tra: 03 giờ)

    I. Vị trí, tính chất của môn học

    1. Vị trí

    Môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh là môn học điều kiện, bắt buộc thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trung cấp.

    2. Tính chất

    Chương trình môn học bao gồm những nội dung cơ bản về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; lực lượng vũ trang nhân dân; có kiến thức cơ bản về phòng thủ dân sự, rèn luyện kỹ năng quân sự, sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc.

    II. Mục tiêu môn học

    Sau khi học xong môn học, người học đạt được:

    1. Về kiến thức

    - Trình bày được những nội dung cơ bản về chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam;

    - Trình bày được những kiến thức cơ bản về xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên; xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia;

    - Trình bày được một số nội dung cơ bản về dân tộc và tôn giáo; phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội;

    - Trình bày được một số nội dung cơ bản về đội ngũ đơn vị cấp tiểu đội, trung đội; tác dụng, tính năng, cấu tạo và cách thức sử dụng của một số loại vũ khí bộ binh thông thường; kỹ thuật cấp cứu chuyển thương.

    2. Về kỹ năng

    - Nhận biết được một số biểu hiện, hoạt động về “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam hiện nay;

    - Nhận biết được trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên; xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia;

    - Xác định được một số vấn đề cơ bản về dân tộc và tôn giáo; phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội;

    - Thực hiện đúng các động tác trong đội ngũ đơn vị; kỹ thuật sử dụng một số loại vũ khí bộ binh; cấp cứu chuyển thương.

    3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

    - Luôn có tinh thần cảnh giác cao trước những âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch; chấp hành tốt mọi đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác quốc phòng và an ninh;

    - Rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức, hình thành lối sống có kỷ luật, có ý thức tự giác và tác phong nhanh nhẹn trong các hoạt động;

    - Sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các hoạt động xã hội góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

    III. Nội dung môn học

    1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian

    STT

    Tên bài

    Thời gian (giờ)

    Tổng số

    Lý thuyết

    Thực hành/ thảo luận

    Kiểm tra

    1

    Bài 1: Nhập môn Giáo dục quốc phòng và an ninh

    2

    2

     

     

    2

    Bài 2: Phòng chống chiến lược "Diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam

    4

    3

    1

     

    3

    Bài 3: Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên

    4

    3

    1

     

    4

    Bài 4: Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia

    4

    3

    1

     

    5

    Bài 5: Một số vấn đề cơ bản về dân tộc và tôn giáo

    4

    3

    1

     

    6

    Bài 6: Những vấn đề cơ bản về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội

    4

    3

    1

     

    7

    Kiểm tra

    1

     

     

    1

    8

    Bài 7: Đội ngũ đơn vị

    4

    1

    3

     

    9

    Bài 8: Giới thiệu và hướng dẫn kỹ thuật sử dụng một số loại vũ khí bộ binh

    10

    2

    8

     

    10

    Bài 9: Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương

    6

    1

    5

     

    11

    Kiểm tra

    2

     

     

    2

     

    CỘNG

    45

    21

    21

    3

     

    2. Nội dung chi tiết

    Bài 1:

    NHẬP MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

    1. Mục tiêu

    Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

    - Trình bày được vị trí, tính chất, mục tiêu, nội dung chính, điều kiện thực hiện, yêu cầu về kiểm tra đánh giá môn học; các yêu cầu tối thiểu về lễ tiết tác phong quân nhân cho người học môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh;

    - Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người học trong học tập môn học, nhận thức được tầm quan trọng của công tác quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

    2. Nội dung

    2.1. Vị trí, tính chất, mục tiêu của môn học

    2.2. Các nội dung chính

    2.3. Một số yêu cầu cơ bản về lễ tiết tác phong quân nhân cho người học

    2.4. Điều kiện thực hiện môn học

    2.5. Tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập

    Bài 2:

    PHÒNG CHỐNG CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH”, BẠO LOẠN LẬT ĐỔ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM

     

    1. Mục tiêu

    Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

    - Trình bày được những nội dung cơ bản về chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với các nước xã hội chủ nghĩa và Việt Nam;

    - Nhận biết được một số biểu hiện, hoạt động về “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam hiện nay.

    2. Nội dung

    2.1. Chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá chủ nghĩa xã hội

    2.1.1. Khái niệm chiến lược "Diễn biến hòa bình"

    2.1.2. Khái niệm bạo loạn lật đổ

    2.2. Chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam

    2.2.1. Âm mưu, thủ đoạn của chiến lược "Diễn biến hòa bình" đối với Việt Nam

    2.2.2. Bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam

    2.3. Quan điểm và phương châm của Đảng, Nhà nước về phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ

    2.3.1. Quan điểm chỉ đạo

    2.3.2. Phương châm tiến hành

    2.4. Những giải pháp phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ ở Việt Nam hiện nay

    2.4.1. Nâng cao nhận thức về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, nắm chắc mọi diễn biến không để bị động và bất ngờ

    2.4.2. Đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực, chống nguy cơ tụt hậu về kinh tế

    2.4.3. Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc cho toàn dân

    2.4.4. Xây dựng cơ sở chính trị - xã hội vững mạnh về mọi mặt

    2.4.5. Chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang ở địa phương vững mạnh

    2.4.6. Xây dựng, luyện tập các phương án, các tình huống chống "Diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của địch

    2.4.7. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân lao động

    2.5. Thảo luận

    Bài 3:

    XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ, LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN

     

    1. Mục tiêu

    Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

    - Trình bày được những kiến thức cơ bản về xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên;

    - Phân biệt được trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc tham gia xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên.

    2. Nội dung

    2.1. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ

    2.1.1. Khái niệm, vị trí vai trò và nhiệm vụ của lực lượng dân quân tự vệ

    2.1.2. Nội dung xây dựng lực lượng dân quân tự vệ

    2.1.3. Một số biện pháp xây dựng lực lư­ợng dân quân tự vệ trong giai đoạn hiện nay

    2.2. Xây dựng lực lượng dự bị động viên

    2.2.1. Khái niệm, vị trí, vai trò xây dựng lực lư­ợng dự bị động viên

    2.2.2. Những quan điểm, nguyên tắc xây dựng lực lư­ợng dự bị động viên

    2.2.3. Nội dung xây dựng lực lư­ợng dự bị động viên

    2.2.4. Một số biện pháp xây dựng lực lư­ợng dự bị động viên trong giai đoạn hiện nay

    2.3. Thảo luận

    Bài 4:

    XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI QUỐC GIA

     

    1. Mục tiêu

    Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

    - Trình bày được những kiến thức cơ bản về chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia, quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia;

    - Phân biệt được trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia.

    2. Nội dung

    2.1. Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia

    2.1.1. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia

    2.1.2. Chủ quyền biên giới quốc gia

    2.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia

    2.3. Một số giải pháp cơ bản của Đảng, Nhà nước về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia

    2.4. Trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia

    2.5. Thảo luận

    Bài 5:

    MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO

     

    1. Mục tiêu

    Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

    - Trình bày được những nội dung chính về dân tộc, tôn giáo; vấn đề dân tộc, tôn giáo theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước hiện nay;

    - Xác định rõ quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.

    2. Nội dung

    2.1. Một số vấn đề cơ bản về dân tộc

    2.1.1. Một số vấn đề chung về dân tộc

    2.1.2. Đặc điểm các dân tộc ở Việt Nam

    2.2. Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo

    2.2.1. Một số vấn đề chung về tôn giáo

    2.2.2. Tình hình tôn giáo ở Việt Nam

    2.3. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam

    2.3.1. Quan điểm, chính sách về dân tộc của Đảng và Nhà nước

    2.3.2. Quan điểm, chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước

    2.3.3. Một số giải pháp nâng cao nhận thức xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

    2.4. Thảo luận

    Bài 6:

    NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM VÀ TỆ NẠN XÃ HỘI

     

    1. Mục tiêu

    Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

    - Trình bày được những nội dung cơ bản về công tác phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội;

    - Xác định được trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong công tác phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội hiện nay.

    2. Nội dung

    2.1. Những vấn đề cơ bản về phòng chống tội phạm

    2.1.1. Khái niệm tội phạm và phòng chống tội phạm

    2.1.2. Nội dung nhiệm vụ hoạt động phòng chống tội phạm

    2.1.3. Chủ thể và nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng chống tội phạm

    2.1.4. Phòng chống tội phạm trong nhà trường

    2.2. Công tác phòng chống tệ nạn xã hội

    2.2.1. Khái niệm, mục đích công tác phòng chống tệ nạn xã hội và đặc điểm đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội

    2.2.2. Chủ trương, quan điểm và các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội

    2.2.3. Trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong phòng chống tệ nạn xã hội

    2.3. Thảo luận

    Bài 7:

    ĐỘI NGŨ ĐƠN VỊ

     

    1. Mục tiêu

    Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

    - Trình bày được một số nội dung cơ bản về đội ngũ đơn vị cấp tiểu đội, trung đội;

    - Thực hiện đúng các động tác trong đội ngũ đơn vị cấp tiểu đội, trung đội.

    2. Nội dung

    2.1. Đội hình tiểu đội

    2.1.1. Đội hình tiểu đội một hàng ngang

    2.1.2. Đội hình tiểu đội hai hàng ngang

    2.1.3. Đội hình tiểu đội một hàng dọc

    2.1.4. Đội hình tiểu đội hai hàng dọc

    2.2. Đội hình trung đội

    2.2.1. Đội hình trung đội một hàng ngang

    2.2.2. Đội hình trung đội hai hàng ngang

    2.2.3. Đội hình trung đội ba hàng ngang

    2.2.4. Đội hình trung đội một hàng dọc

    2.2.5. Đội hình trung đội hai hàng dọc

    2.2.6. Đội hình trung đội ba hàng dọc

    2.3. Đổi hướng đội hình

    2.3.1. Đổi hướng đội hình khi đứng tại chỗ

    2.3.2. Đổi hướng đội hình trong khi đi

    2.4. Thực hành

    Bài 8:

    GIỚI THIỆU VÀ HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI VŨ KHÍ BỘ BINH

     

    1. Mục tiêu

    Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

    - Trình bày được tác dụng, tính năng chiến đấu, cấu tạo, chuyển động của một số loại vũ khí bộ binh;

    - Thực hiện đúng động tác tháo lắp súng bộ binh và kỹ thuật sử dụng một số loại vũ khí bộ binh;

    - Có ý thức giữ gìn, bảo quản và sử dụng vũ khí bộ binh trong tập luyện và chiến đấu.

    2. Nội dung

    2.1. Giới thiệu một số loại vũ khí bộ binh

    2.1.1. Súng trường CKC

    2.1.2. Súng tiểu liên AK

    2.2. Hướng dẫn kỹ thuật sử dụng một số loại vũ khí bộ binh

    2.2.1. Kỹ thuật tháo và lắp súng tiểu liên AK và súng trường CKC

    2.2.2. Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC

    2.3. Thực hành

    Bài 9:

    KỸ THUẬT CẤP CỨU VÀ CHUYỂN THƯƠNG

     

    1. Mục tiêu

    Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

    - Trình bày được một số nội dung cơ bản về kỹ thuật cấp cứu, chuyển thương;

    - Thực hiện đúng các bước cấp cứu, chuyển thương.

    2. Nội dung

    2.1. Cầm máu tạm thời

    2.1.1. Mục đích

    2.1.2. Nguyên tắc cầm máu tạm thời

    2.1.3. Phân biệt các loại chảy máu

    2.1.4. Các biện pháp cầm máu tạm thời

    2.2. Cố định tạm thời xương gãy

    2.2.1. Mục đích

    2.2.2. Nguyên tắc cố định tạm thời xương gãy

    2.2.3. Kỹ thuật cố định tạm thời xương gãy

    2.3. Hô hấp nhân tạo

    2.3.1. Nguyên nhân gây ngạt thở

    2.3.2. Kỹ thuật cấp cứu ban đầu

    2.3.3. Tiến triển của việc cấp cứu ngạt thở

    2.4. Kỹ thuật chuyển thương

    2.4.1. Mang vác bằng tay

    2.4.2. Chuyển nạn nhân bằng cáng

    2.5. Thực hành

    IV. Điều kiện thực hiện môn học

    1. Địa điểm học tập

    Phòng học, thao trường, bãi tập và các địa điểm khác đáp ứng điều kiện thực hiện môn học.

    2. Trang thiết bị

    2.1. Tài liệu:

    Giáo trình Giáo dục quốc phòng và an ninh bậc trung cấp và các tài liệu tham khảo khác do Hiệu trưởng nhà trường quyết định theo quy định của pháp luật.

    2.2. Tranh, phim ảnh:

    - Sơ đồ tổ chức Quân đội và Công an;

    - Kỹ thuật băng bó cấp cứu, chuyển thương;

    - Súng tiểu liên AK, súng trường CKC;

    - Các tư thế, động tác bắn súng AK, CKC;

    - Phim ảnh về giáo dục quốc phòng và an ninh.

    2.3. Mô hình vũ khí:

    - Mô hình súng AK-47, CKC;

    - Mô hình súng tiểu liên AK-47, CKC luyện tập.

    2.4. Máy bắn tập:

    - Máy bắn MBT-03;

    - Thiết bị tạo tiếng nổ và lực giật cho máy bắn tập MBT-03 TNAK-12;

    - Thiết bị theo dõi đường ngắm RDS-07.

    2.5. Thiết bị khác:

    - Bao đạn;

    - Bộ bia (khung + mặt bia số 4);

    - Giá đặt bia đa năng;

    - Kính kiểm tra đường ngắm;

    - Đồng tiền di động;

    - Mô hình đường đạn trong không khí;

    - Hộp dụng cụ huấn luyện;

    - Thiết bị tạo tiếng súng và tiếng nổ giả;

    - Dụng cụ băng bó cứu thương;

    - Cáng cứu thương;

    - Giá súng và bàn thao tác;

    - Tủ đựng súng và thiết bị.

    2.6. Trang phục:

    - Trang phục giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục quốc phòng và an ninh

    + Trang phục mùa hè;

    + Trang phục dã chiến;

    + Mũ Kêpi;

    + Mũ cứng;

    + Mũ mềm;

    + Thắt lưng;

    + Giầy da;

    + Tất sợi;

    + Sao mũ Kêpi giáo dục quốc phòng và an ninh;

    + Sao mũ cứng giáo dục quốc phòng và an ninh;

    + Sao mũ mềm giáo dục quốc phòng và an ninh;

    + Nền cấp hiệu giáo dục quốc phòng và an ninh;

    + Nền phù hiệu giáo dục quốc phòng và an ninh;

    + Biển tên;

    + Ca vát.

    - Trang phục học sinh giáo dục quốc phòng và an ninh

    + Trang phục hè;

    + Mũ cứng;

    + Mũ mềm;

    + Giầy vải;

    + Tất sợi;

    + Sao mũ cứng giáo dục quốc phòng và an ninh;

    + Thắt lưng;

    + Sao mũ mềm giáo dục quốc phòng và an ninh.

    3. Các điều kiện khác

    Khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trang bị phòng học và các điều kiện khác để có thể tổ chức giảng dạy nội dung lý thuyết theo hình thức trực tuyến.

     

    Tài liệu tham khảo:

     

    1. Chỉ thị 12-CT/TW ngày 03/05/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Giáo dục quốc phòngan ninh trong tình hình mới.

    2. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016.

    3. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013.

    4. Luật Biên giới quốc gia, 2004.

    5. Luật nghĩa vụ quân sự, 2015.

    6. Luật an ninh quốc gia, 2004.

    7. Bộ luật hình sự, 2015.

    8. Luật phòng chống tham nhũng, 2005; sửa đổi, bổ sung năm 2018.

    9. Luật tín ngưỡng, tôn giáo, 2016.

    10. Luật Quốc phòng, 2006; sửa đổi, bổ sung năm 2018.

    11. Luật giáo dục quốc phòng và an ninh, 2013.

    12. Luật biển Việt Nam, 2012.

    13. Luật Dân quân tự vệ, 2009.

    14. Luật phòng, chống ma túy, 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2009.

    15. Pháp lệnh số 10/2003/PL-UBTVQH11 ngày 17/03/2003 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về phòng, chống mại dâm.

    16. Nghị định số 116/2006/NĐ-CP ngày 06/10/2006 của Chính phủ về động viên quốc phòng.

    17. Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc.

    18. Nghị định số 25/2014/NĐ-CP ngày 07/04/2014 quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

    19. Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết về biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh.

    20. Nghị định số 71/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 quy định chi tiết một số điều của luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ.

    21. Thông tư số 01/2018/TT-BGDĐT ngày 26/01/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn học giáo dục quốc phòng và an ninh trong các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (có cấp trung học phổ thông), trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học.

    22. Thông tư số 02/2017/TT-BGDĐT ngày 13/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông.

    23. Thông tư số 03/2017/TT-BGDĐT ngày 13/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học.

    24. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Giáo dục quốc phòng – an ninh tập 1, tập 2 dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, Nhà xuất bản Giáo dục 2007.

    25. Học viện chính trị: Phòng, chống "diễn biến hòa bình" ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2009.

    26. Giáo trình Giáo dục an ninh - trật tự, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2012.

    27. Điều lệnh quản lý bộ đội, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2011.

    28. Sách dạy bắn súng tiểu liên AK, Cục quân huấn, BTTM, năm 1997./.

     

    Phục lục II:

    CHƯƠNG TRÌNH

     

    MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH THUỘC KHỐI CÁC MÔN HỌC CHUNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
    (Ban hành kèm theo Thông tư số 10 /2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

     

    Tên môn học: Giáo dục quốc phòng và an ninh

    Thời gian thực hiện: 75 giờ (lý thuyết: 36 giờ; thực hành, thảo luận, bài tập: 35 giờ; kiểm tra: 04 giờ)

    I. Vị trí, tính chất của môn học

    1. Vị trí

    Môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh là môn học điều kiện, bắt buộc thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo cao đẳng.

    2. Tính chất

    Chương trình môn học bao gồm những nội dung cơ bản về quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác quốc phòng và an ninh; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; có kiến thức cơ bản về phòng thủ dân sự, rèn luyện kỹ năng quân sự; sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc.

    II. Mục tiêu môn học

    Sau khi học xong môn học, người học đạt được:

    1. Về kiến thức

    - Trình bày được những nội dung cơ bản về chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam;

    - Trình bày được những kiến thức cơ bản về xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên; xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia;

    - Trình bày được một số nội dung cơ bản về dân tộc và tôn giáo; phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội; đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng;

    - Trình bày được những vấn đề cơ bản về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam; đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh;

    - Trình bày được một số nội dung cơ bản về đội ngũ đơn vị cấp tiểu đội, trung đội; tác dụng, tính năng, cấu tạo và cách thức sử dụng của một số loại vũ khí bộ binh thông thường; kỹ thuật cấp cứu chuyển thương.

    2. Về kỹ năng

    - Nhận biết được một số biểu hiện, hoạt động về “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam hiện nay;

    - Nhận biết được trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên; xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia;

    - Xác định được một số vấn đề cơ bản về dân tộc và tôn giáo; phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội; chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam;

    - Nhận thức đúng đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh;

    - Thực hiện đúng các động tác trong đội ngũ đơn vị; kỹ thuật sử dụng một số loại vũ khí bộ binh; cấp cứu chuyển thương.

    3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

    - Luôn có tinh thần cảnh giác cao trước những âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch; chấp hành tốt mọi đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác quốc phòng và an ninh;

    - Rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức, hình thành lối sống có kỷ luật, có ý thức tự giác và tác phong nhanh nhẹn trong các hoạt động;

    - Sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và các hoạt động xã hội góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc;

    - Có ý thức, trách nhiệm trong việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; chiến tranh nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh.

    III. Nội dung môn học

    1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian

    STT

    Tên bài

    Thời gian (giờ)

    Tổng số

    Lý thuyết

    Thực hành/ thảo luận

    Kiểm tra

    1

    Bài 1: Nhập môn Giáo dục quốc phòng và an ninh

    2

    2

     

     

    2

    Bài 2: Phòng chống chiến lược "Diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam

    4

    3

    1

     

    3

    Bài 3: Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên

    4

    3

    1

     

    4

    Bài 4: Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia

    4

    3

    1

     

    5

    Bài 5: Một số vấn đề cơ bản về dân tộc và tôn giáo

    4

    3

    1

     

    6

    Bài 6: Những vấn đề cơ bản về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội

    4

    3

    1

     

    7

    Kiểm tra

    1

     

     

    1

    8

    Bài 7: Đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước Việt Nam về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng

    5

    3

    2

     

    9

    Bài 8: Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

    5

    3

    2

     

    10

    Bài 9: Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

    5

    3

    2

     

    11

    Bài 10: Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh

    5

    3

    2

     

    12

    Kiểm tra

    1

     

     

    1

    13

    Bài 11: Đội ngũ đơn vị

    4

    1

    3

     

    14

    Bài 12: Giới thiệu và hướng dẫn kỹ thuật sử dụng một số loại vũ khí bộ binh

    19

    5

    14

     

    15

    Bài 13: Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương

    6

    1

    5

     

    16

    Kiểm tra

    2

     

     

    2

     

    CỘNG

    75

    36

    35

    4

     

    2. Nội dung chi tiết

    Bài 1:

    NHẬP MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

     

    1. Mục tiêu

    Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

    - Trình bày được vị trí, tính chất, mục tiêu, nội dung chính, điều kiện thực hiện, yêu cầu về kiểm tra đánh giá môn học; các yêu cầu tối thiểu về lễ tiết tác phong quân nhân cho người học môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh;

    - Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người học trong học tập môn học, nhận thức được tầm quan trọng của công tác quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

    2. Nội dung

    2.1. Vị trí, tính chất, mục tiêu của môn học

    2.2. Các nội dung chính

    2.3. Một số yêu cầu cơ bản về lễ tiết tác phong quân nhân cho người học

    2.4. Điều kiện thực hiện môn học

    2.5. Tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập

    Bài 2:

    PHÒNG CHỐNG CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH”, BẠO LOẠN LẬT ĐỔ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM

     

    1. Mục tiêu

    Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

    - Trình bày được những nội dung cơ bản về chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với các nước xã hội chủ nghĩa và Việt Nam;

    - Nhận biết được một số biểu hiện, hoạt động về “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam hiện nay.

    2. Nội dung

    2.1. Chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá chủ nghĩa xã hội

    2.1.1. Khái niệm chiến lược "Diễn biến hòa bình"

    2.1.2. Khái niệm bạo loạn lật đổ

    2.2. Chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam

    2.2.1. Âm mưu, thủ đoạn của chiến lược "Diễn biến hòa bình" đối với Việt Nam

    2.2.2. Bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam

    2.3. Quan điểm và phương châm của Đảng, Nhà nước về phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ

    2.3.1. Quan điểm chỉ đạo

    2.3.2. Phương châm tiến hành

    2.4. Những giải pháp phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ ở Việt Nam hiện nay

    2.4.1. Nâng cao nhận thức về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, nắm chắc mọi diễn biến không để bị động và bất ngờ

    2.4.2. Đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực, chống nguy cơ tụt hậu về kinh tế

    2.4.3. Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc cho toàn dân

    2.4.4. Xây dựng cơ sở chính trị - xã hội vững mạnh về mọi mặt

    2.4.5. Chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang ở địa phương vững mạnh

    2.4.6. Xây dựng, luyện tập các phương án, các tình huống chống "Diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của địch

    2.4.7. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân lao động

    2.5. Thảo luận

    Bài 3:

    XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ, LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN

     

    1. Mục tiêu

    Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

    - Trình bày được những kiến thức cơ bản về xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên;

    - Phân biệt được trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc tham gia xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên.

    2. Nội dung

    2.1. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ

    2.1.1. Khái niệm, vị trí vai trò và nhiệm vụ của lực lượng dân quân tự vệ

    2.1.2. Nội dung xây dựng lực lượng dân quân tự vệ

    2.1.3. Một số biện pháp xây dựng lực lư­ợng dân quân tự vệ trong giai đoạn hiện nay

    2.2. Xây dựng lực lượng dự bị động viên

    2.2.1. Khái niệm, vị trí, vai trò xây dựng lực lư­ợng dự bị động viên

    2.2.2. Những quan điểm, nguyên tắc xây dựng lực lư­ợng dự bị động viên

    2.2.3. Nội dung xây dựng lực lư­ợng dự bị động viên

    2.2.4. Một số biện pháp xây dựng lực lư­ợng dự bị động viên trong giai đoạn hiện nay

    2.3. Thảo luận

    Bài 4:

    XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI QUỐC GIA

     

    1. Mục tiêu

    Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

    - Trình bày được những kiến thức cơ bản về chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia, quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia;

    - Phân biệt được trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia.

    2. Nội dung

    2.1. Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia

    2.1.1. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia

    2.1.2. Chủ quyền biên giới quốc gia

    2.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia

    2.3. Một số giải pháp cơ bản của Đảng, Nhà nước về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia

    2.4. Trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia

    2.5. Thảo luận

    Bài 5:

    MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO

     

    1. Mục tiêu

    Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

    - Trình bày được những nội dung chính về dân tộc, tôn giáo; vấn đề dân tộc, tôn giáo theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước hiện nay;

    - Xác định rõ quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.

    2. Nội dung

    2.1. Một số vấn đề cơ bản về dân tộc

    2.1.1. Một số vấn đề chung về dân tộc

    2.1.2. Đặc điểm các dân tộc ở Việt Nam

    2.2. Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo

    2.2.1. Một số vấn đề chung về tôn giáo

    2.2.2. Tình hình tôn giáo ở Việt Nam

    2.3. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam

    2.3.1. Quan điểm, chính sách về dân tộc của Đảng và Nhà nước

    2.3.2. Quan điểm, chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước

    2.3.3. Một số giải pháp nâng cao nhận thức xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

    2.4. Thảo luận

    Bài 6:

    NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM VÀ TỆ NẠN XÃ HỘI

     

    1. Mục tiêu

    Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

    - Trình bày được những nội dung cơ bản về công tác phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội;

    - Xác định được trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong công tác phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội hiện nay.

    2. Nội dung

    2.1. Những vấn đề cơ bản về phòng chống tội phạm 2.1.1. Khái niệm tội phạm và phòng chống tội phạm

    2.1.2. Nội dung nhiệm vụ hoạt động phòng chống tội phạm

    2.1.3. Chủ thể và nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng chống tội phạm

    2.1.4. Phòng chống tội phạm trong nhà trường

    2.2. Công tác phòng chống tệ nạn xã hội

    2.2.1. Khái niệm, mục đích công tác phòng chống tệ nạn xã hội và đặc điểm đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội

    2.2.2. Chủ trương, quan điểm và các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội

    2.2.3. Trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong phòng chống tệ nạn xã hội

    2.3. Thảo luận

    Bài 7:

    ĐƯỜNG LỐI QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ AN NINH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA, TƯ TƯỞNG

     

    1. Mục tiêu

    Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

    - Trình bày được những kiến thức cơ bản về đường lối quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng;

    - Nhận thức đúng đường lối quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng.

    2. Nội dung

    2.1. Quan điểm và tư tưởng chỉ đạo của Đảng về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng

    2.1.1. Bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam

    2.1.2. Quan điểm cơ bản của Đảng về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng

    2.2. Nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng

    2.2.1. Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng

    2.2.2. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với việc tăng cường bảo vệ an ninh chính trị, văn hóa, tư tưởng trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng của đất nước

    2.2.3. Tăng cường đổi mới và nâng cao chất lượng công tác hội nhập quốc tế về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng

    2.3. Những giải pháp cơ bản về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng

    2.4. Thảo luận

    Bài 8:

    CHIẾN TRANH NHÂN DÂN BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

     

    1. Mục tiêu

    Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

    - Trình bày được các nội dung cơ bản về chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

    - Xác định được trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

    2. Nội dung

    2.1. Những vấn đề chung về chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc

    2.1.1. Mục đích, đối tượng của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc

    2.1.2. Tính chất đặc điểm của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc

    2.2. Quan điểm của Đảng trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc

    2.2.1. Tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Kết hợp tác chiến của lực lượng vũ trang địa phương với tác chiến của các binh đoàn chủ lực

    2.2.2. Tiến hành chiến tranh toàn diện, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá và tư tưởng, lấy đấu tranh quân sự là chủ yếu, lấy thắng lợi trên chiến trường là yếu tố quyết định để giành thắng lợi trong chiến tranh

    2.2.3. Chuẩn bị mọi mặt trên cả nước cũng như từng khu vực để đủ sức đánh được lâu dài, ra sức thu hẹp không gian, rút ngắn thời gian của chiến tranh giành thắng lợi càng sớm càng tốt

    2.2.4. Kết hợp kháng chiến với xây dựng, vừa kháng chiến vừa xây dựng, ra sức sản xuất thực hành tiết kiệm giữ gìn và bồi dưỡng lực lượng ta càng đánh càng mạnh

    2.2.5. Kết hợp đấu tranh quân sự với bảo đảm an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, trấn áp kịp thời mọi âm mưu và hành động phá hoại gây bạo loạn

    2.2.6. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phát huy tinh thần tự lực tự cường, tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế, sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới

    2.3. Một số nội dung chủ yếu của chiến tranh nhân dân

    2.3.1. Tổ chức thế trận chiến tranh nhân dân

    2.3.2. Tổ chức lực lượng chiến tranh nhân dân

    2.4. Thảo luận

    Bài 9:

    XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN VIỆT NAM

     

    1. Mục tiêu

    Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

    - Trình bày được những vấn đề cơ bản về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam;

    - Xác định được trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc tham gia xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.

    2. Nội dung

    2.1. Khái niệm, đặc điểm và những quan điểm, nguyên tắc cơ bản xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân

    2.1.1. Khái niệm

    2.1.2. Đặc điểm liên quan đến xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân

    2.1.3. Những quan điểm, nguyên tắc cơ bản xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ mới

    2.2. Phương hướng xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong giai đoạn mới

    2.2.1. Xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng

    2.2.2. Chính quy

    2.2.3. Tinh nhuệ

    2.2.4. Từng bước hiện đại

    2.3. Những biện pháp chủ yếu xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân

    2.4. Thảo luận

    Bài 10:

    KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VỚI TĂNG CƯỜNG, CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

     

    1. Mục tiêu

    Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

    - Trình bày được những vấn đề cơ bản về việc kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh;

    - Nhận thức đúng trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc tham gia xây dựng phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh.

    2. Nội dung

    2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh ở Việt Nam

    2.1.1. Cơ sở lý luận của sự kết hợp

    2.1.2. Cơ sở thực tiễn của sự kết hợp

    2.2. Nội dung kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh với đối ngoại ở nước ta hiện nay

    2.2.1. Kết hợp trong xác định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

    2.2.2. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh trong phát triển các vùng lãnh thổ

    2.2.3. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế chủ yếu

    2.2.4. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh trong thực hiện nhiệm vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc

    2.2.5. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh trong hoạt động đối ngoại

    2.3. Một số giải pháp chủ yếu thực hiện kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh ở Việt Nam hiện nay

    2.4. Thảo luận

    Bài 11:

    ĐỘI NGŨ ĐƠN VỊ

     

    1. Mục tiêu

    Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

    - Trình bày được một số nội dung cơ bản về đội ngũ đơn vị cấp tiểu đội, trung đội;

    - Thực hiện đúng các động tác trong đội ngũ đơn vị cấp tiểu đội, trung đội.

    2. Nội dung

    2.1. Đội hình tiểu đội

    2.1.1. Đội hình tiểu đội một hàng ngang

    2.1.2. Đội hình tiểu đội hai hàng ngang

    2.1.3. Đội hình tiểu đội một hàng dọc

    2.1.4. Đội hình tiểu đội hai hàng dọc

    2.2. Đội hình trung đội

    2.2.1. Đội hình trung đội một hàng ngang

    2.2.2. Đội hình trung đội hai hàng ngang

    2.2.3. Đội hình trung đội ba hàng ngang

    2.2.4. Đội hình trung đội một hàng dọc

    2.2.5. Đội hình trung đội hai hàng dọc

    2.2.6. Đội hình trung đội ba hàng dọc

    2.3. Đổi hướng đội hình

    2.3.1. Đổi hướng đội hình khi đứng tại chỗ

    2.3.2. Đổi hướng đội hình trong khi đi

    2.4. Thực hành

    Bài 12:

    GIỚI THIỆU VÀ HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI VŨ KHÍ BỘ BINH

     

    1. Mục tiêu

    Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

    - Trình bày được tác dụng, tính năng chiến đấu, cấu tạo, chuyển động của một số loại vũ khí bộ binh;

    - Thực hiện đúng động tác tháo lắp súng bộ binh và kỹ thuật sử dụng một số loại vũ khí bộ binh;

    - Có ý thức giữ gìn, bảo quản và sử dụng vũ khí bộ binh trong tập luyện và chiến đấu.

    2. Nội dung

    2.1. Giới thiệu một số loại vũ khí bộ binh

    2.1.1. Súng trường CKC

    2.1.2. Súng tiểu liên AK

    2.1.3. Súng trung liên RPĐ cỡ 7,62 mm

    2.1.4. Súng diệt tăng B41

    2.1.5. Lựu đạn cần 97 Việt Nam, lựu đạn F-1

    2.2. Hướng dẫn kỹ thuật sử dụng một số loại vũ khí bộ binh

    2.2.1. Kỹ thuật tháo và lắp một số loại vũ khí bộ binh

    2.2.2. Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC

    2.2.3. Kỹ thuật sử dụng lựu đạn cần 97 Việt Nam và Lựu đạn F-1

    2.3. Thực hành

    Bài 13:

    KỸ THUẬT CẤP CỨU VÀ CHUYỂN THƯƠNG

     

    1. Mục tiêu

    Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

    - Trình bày được một số nội dung cơ bản về kỹ thuật cấp cứu, chuyển thương;

    - Thực hiện đúng các bước cấp cứu, chuyển thương.

    2. Nội dung

    2.1. Cầm máu tạm thời

    2.1.1. Mục đích

    2.1.2. Nguyên tắc cầm máu tạm thời

    2.1.3. Phân biệt các loại chảy máu

    2.1.4. Các biện pháp cầm máu tạm thời

    2.2. Cố định tạm thời xương gãy

    2.2.1. Mục đích

    2.2.2. Nguyên tắc cố định tạm thời xương gãy

    2.2.3. Kỹ thuật cố định tạm thời xương gãy

    2.3. Hô hấp nhân tạo

    2.3.1. Nguyên nhân gây ngạt thở

    2.3.2. Kỹ thuật cấp cứu ban đầu

    2.3.3. Tiến triển của việc cấp cứu ngạt thở

    2.4. Kỹ thuật chuyển thương

    2.4.1. Mang vác bằng tay

    2.4.2. Chuyển nạn nhân bằng cáng

    2.5. Thực hành

    IV. Điều kiện thực hiện môn học

    1. Địa điểm học tập

    Phòng học, thao trường, bãi tập và các địa điểm khác đáp ứng điều kiện thực hiện môn học.

    2. Trang thiết bị

    2.1. Tài liệu:

    Giáo trình Giáo dục quốc phòng và an ninh bậc trung cấp và các tài liệu tham khảo khác do Hiệu trưởng nhà trường quyết định theo quy định của pháp luật.

    2.2. Tranh, phim ảnh:

    - Sơ đồ tổ chức Quân đội và Công an;

    - Cấu tạo, sử dụng một số loại lựu đạn;

    - Kỹ thuật băng bó cấp cứu, chuyển thương;

    - Súng tiểu liên AK, súng trường CKC, súng trung liên RPĐ, súng diệt tăng B41;

    - Các tư thế, động tác bắn súng AK, CKC;

    - Cấu tạo và động tác sử dụng lựu đạn Ф1, lựu đạn cần 97;

    - Phim ảnh về giáo dục quốc phòng và an ninh.

    2.3. Mô hình vũ khí:

    - Mô hình súng AK-47, CKC, RPĐ, B41 cắt bổ;

    - Mô hình súng tiểu liên AK-47, CKC luyện tập;

    - Mô hình lựu đạn lựu đạn Ф1, lựu đạn cần 97 cắt bổ;

    - Mô hình lựu đạn lựu đạn Ф1, lựu đạn cần 97 luyện tập.

    2.4. Máy bắn tập:

    - Máy bắn MBT-03;

    - Thiết bị tạo tiếng nổ và lực giật cho máy bắn tập MBT-03 TNAK-12;

    - Thiết bị theo dõi đường ngắm RDS-07;

    - Lựu đạn tập nổ nhiều lần sử dụng CO2 lỏng (LĐT-15).

    2.5. Thiết bị khác:

    - Bao đạn, túi đựng lựu đạn;

    - Bộ bia (khung + mặt bia số 4);

    - Giá đặt bia đa năng;

    - Kính kiểm tra đường ngắm;

    - Đồng tiền di động;

    - Mô hình đường đạn trong không khí;

    - Hộp dụng cụ huấn luyện;

    - Thiết bị tạo tiếng súng và tiếng nổ giả;

    - Dụng cụ băng bó cứu thương;

    - Cáng cứu thương;

    - Giá súng và bàn thao tác;

    - Tủ đựng súng và thiết bị.

    2.6. Trang phục:

    - Trang phục giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục quốc phòng và an ninh

    + Trang phục mùa hè;

    + Trang phục dã chiến;

    + Mũ Kêpi;

    + Mũ cứng;

    + Mũ mềm;

    + Thắt lưng;

    + Giầy da;

    + Tất sợi;

    + Sao mũ Kêpi giáo dục quốc phòng và an ninh;

    + Sao mũ cứng giáo dục quốc phòng và an ninh;

    + Sao mũ mềm giáo dục quốc phòng và an ninh;

    + Nền cấp hiệu giáo dục quốc phòng và an ninh;

    + Nền phù hiệu giáo dục quốc phòng và an ninh;

    + Biển tên;

    + Ca vát.

    - Trang phục người học giáo dục quốc phòng và an ninh

    + Trang phục hè;

    + Mũ cứng;

    + Mũ mềm;

    + Giầy vải;

    + Tất sợi;

    + Sao mũ cứng giáo dục quốc phòng và an ninh;

    + Thắt lưng;

    + Sao mũ mềm giáo dục quốc phòng và an ninh.

    3. Các điều kiện khác

    Khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trang bị phòng học và các điều kiện khác để có thể tổ chức giảng dạy nội dung lý thuyết theo hình thức trực tuyến.

     

    Tài liệu tham khảo:

     

    1. Chỉ thị 12-CT/TW ngày 03/05/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Giáo dục quốc phòngan ninh trong tình hình mới.

    2. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII”, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016.

    3. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013.

    4. Luật Biên giới quốc gia, 2004.

    5. Luật nghĩa vụ quân sự, 2015.

    6. Luật an ninh quốc gia, 2004.

    7. Bộ luật hình sự, 2015.

    8. Luật phòng chống tham nhũng, 2005; sửa đổi bổ sung năm 2018.

    9. Luật tín ngưỡng, tôn giáo, 2016.

    10. Luật Quốc phòng, 2006; sửa đổi, bổ sung năm 2018.

    11. Luật giáo dục quốc phòng và an ninh, 2013.

    12. Luật biển Việt Nam, 2012.

    13. Luật Dân quân tự vệ, 2009.

    14. Luật phòng, chống ma túy, năm 2000; sửa đổi, bổ sung năm 2009.

    15. Pháp lệnh số 10/2003/PL-UBTVQH11 ngày 17/03/2003 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về phòng, chống mại dâm.

    16. Nghị định số 116/2006/NĐ-CP ngày 06/10/2006 của Chính phủ về động viên quốc phòng.

    17. Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc.

    18. Nghị định số 25/2014/NĐ-CP ngày 07/04/2014 quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

    19. Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết về biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh.

    20. Nghị định số 71/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 quy định chi tiết một số điều của luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ.

    21. Thông tư số 01/2018/TT-BGDĐT ngày 26/01/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn học giáo dục quốc phòng và an ninh trong các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (có cấp trung học phổ thông), trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học.

    22. Thông tư số 02/2017/TT-BGDĐT ngày 13/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông.

    23. Thông tư số 08/2015/TT-BLĐTBXH ngày 27/02/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Ban hành chương trình, giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh dùng cho trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề.

    24. Thông tư số 03/2017/TT-BGDĐT ngày 13/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học.

    25. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Giáo dục quốc phòng – an ninh tập 1, tập 2 dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, Nhà xuất bản Giáo dục 2007.

    26. Học viện chính trị: Phòng, chống "diễn biến hòa bình" ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2009.

    27. Giáo trình Giáo dục an ninh - trật tự, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2012.

    28. Điều lệnh quản lý bộ đội, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2011.

    29. Sách dạy bắn súng tiểu liên AK, Cục quân huấn, BTTM, năm 1997.

    30. Sách dạy bắn súng trung liên RPĐ, Cục quân huấn, BTTM, năm 2000.

    31. Sách dạy bắn súng diệt tăng B41, Cục quân huấn, BTTM, năm 2002./.

     

     

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh của Quốc hội, số 30/2013/QH13
    Ban hành: 19/06/2013 Hiệu lực: 01/01/2014 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị định 13/2014/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh
    Ban hành: 25/02/2014 Hiệu lực: 10/04/2014 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản căn cứ
    03
    Luật Giáo dục nghề nghiệp của Quốc hội, số 74/2014/QH13
    Ban hành: 27/11/2014 Hiệu lực: 01/07/2015 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    04
    Nghị định 14/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
    Ban hành: 17/02/2017 Hiệu lực: 17/02/2017 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    05
    Luật Phòng, chống ma tuý số 23/2000/QH10 của Quốc hội
    Ban hành: 09/12/2000 Hiệu lực: 01/06/2001 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    06
    Pháp lệnh 10/2003/PL-UBTVQH11 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về phòng, chống mại dâm
    Ban hành: 17/03/2003 Hiệu lực: 01/07/2003 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Luật Biên giới Quốc gia số 06/2003/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 17/06/2003 Hiệu lực: 01/01/2004 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản dẫn chiếu
    08
    Luật An ninh Quốc gia số 32/2004/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 03/12/2004 Hiệu lực: 01/07/2005 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    09
    Luật Quốc phòng số 39/2005/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 14/06/2005 Hiệu lực: 01/01/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    10
    Luật Phòng, chống tham nhũng số 55/2005/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 29/11/2005 Hiệu lực: 01/06/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    11
    Luật Dân quân tự vệ của Quốc hội, số 43/2009/QH12
    Ban hành: 23/11/2009 Hiệu lực: 01/07/2010 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    12
    Nghị định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về Công tác dân tộc
    Ban hành: 14/01/2011 Hiệu lực: 04/03/2011 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    13
    Luật Biển Việt Nam của Quốc hội, số 18/2012/QH13
    Ban hành: 21/06/2012 Hiệu lực: 01/01/2013 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    14
    Hiến pháp năm 2013
    Ban hành: 28/11/2013 Hiệu lực: 01/01/2014 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    15
    Nghị định 13/2014/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh
    Ban hành: 25/02/2014 Hiệu lực: 10/04/2014 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản dẫn chiếu
    16
    Nghị định 25/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao
    Ban hành: 07/04/2014 Hiệu lực: 22/05/2014 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    17
    Luật Nghĩa vụ quân sự của Quốc hội, số 78/2015/QH13
    Ban hành: 19/06/2015 Hiệu lực: 01/01/2016 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản dẫn chiếu
    18
    Bộ luật Hình sự của Quốc hội, số 100/2015/QH13
    Ban hành: 27/11/2015 Hiệu lực: 01/01/2018 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản dẫn chiếu
    19
    Luật Tín ngưỡng, tôn giáo của Quốc hội, số 02/2016/QH14
    Ban hành: 18/11/2016 Hiệu lực: 01/01/2018 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    20
    Thông tư 03/2017/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học
    Ban hành: 13/01/2017 Hiệu lực: 01/03/2017 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Thông tư 10/2018/TT-BLĐTBXH học tập môn học GDQP và an ninh thuộc khối các môn học chung trung cấp, cao đẳng

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
    Số hiệu:10/2018/TT-BLĐTBXH
    Loại văn bản:Thông tư
    Ngày ban hành:26/09/2018
    Hiệu lực:15/11/2018
    Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Lao động-Tiền lương
    Ngày công báo:04/01/2019
    Số công báo:15&16-01/2019
    Người ký:Lê Quân
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu (22)
  • Tải văn bản tiếng Việt

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X