hieuluat

Thông tư 24/2018/TT-BLĐTBXH Chương trình môn học Giáo dục chính trị thuộc khối các môn học chung

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Lao động Thương binh và Xã hộiSố công báo:05&06-01/2019
    Số hiệu:24/2018/TT-BLĐTBXHNgày đăng công báo:02/01/2019
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Lê Quân
    Ngày ban hành:06/12/2018Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:21/01/2019Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề
  • BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
    -------

    Số: 24/2018/TT-BLĐTBXH

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

    Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2018

     

     

    THÔNG TƯ

    BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ THUỘC KHỐI CÁC MÔN HỌC CHUNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

     

    Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

    Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

    Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;

    Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư ban hành Chương trình môn học Giáo dục chính trị thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

    Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Chương trình môn học Giáo dục chính trị thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng (không áp dụng đối với các ngành, nghề đào tạo thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

    Đối với chương trình đào tạo các ngành, nghề thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng, tùy theo yêu cầu thực tế, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, thống nhất điều chỉnh môn học cho phù hợp với yêu cầu đào tạo, bảo đảm khi lượng kiến thức và thời lượng môn học sau khi điều chỉnh bằng hoặc lớn hơn khối lượng kiến thức và thời lượng môn học được quy định tại Thông tư này.

    Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 01 năm 2019. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đang tổ chức giảng dạy môn học về lý luận chính trị thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện giảng dạy môn học theo các quy định hiện hành cho đến khi kết thúc khóa học.

    Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

    Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tchức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn hoặc bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp./.

     

    Nơi nhận:
    - Ban Bí thư Trung ương Đảng;
    - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
    - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
    - Văn phòng Quốc hội;
    - Văn phòng Chủ tịch nước;
    - Văn phòng Chính phủ;
    - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
    - Tòa án nhân dân tối cao;
    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
    - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
    - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
    - HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
    - Công báo, Website Chính phủ;
    - Các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH, Website Bộ;
    - Lưu: VT, TCGDNN (20 bản).

     KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG




    Lê Quân

     

    CHƯƠNG TRÌNH

    MÔN HỌC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ THUỘC KHỐI CÁC MÔN HỌC CHUNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
    (Ban hành kèm theo Thông tư s 24/2018/TT-BLĐTBXH, ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

     

    Tên môn học: Giáo dục chính trị

    Thời gian thực hiện môn hc: 30 giờ (lý thuyết: 15 giờ; thảo luận: 13 giờ; kiểm tra: 02 gi)

    I. Vị trí, tính chất của môn học

    1. Vị trí

    Môn học Giáo dục chính trị là môn học bắt buộc thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp.

    2. Tính chất

    Chương trình môn học bao gồm khái quát về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; chú trọng về đạo đức công dân, đạo đức nghề nghiệp; góp phần giáo dục người lao động phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

    II. Mục tiêu môn học

    Sau khi học xong môn học, người học đạt được:

    1. Về kiến thức

    Trình bày được một số nội dung khái quát về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; yêu cầu và nội dung học tập, rèn luyện để trở thành người công dân tốt, người lao động tốt.

    2. Về kỹ năng

    Vận dụng được các kiến thức chung được học về quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào việc học tập, rèn luyện, xây dựng đạo đức, lối sống để trở thành người công dân tốt, người lao động tốt và tham gia xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

    3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

    Có năng lực vận dụng các nội dung đã học để rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; thực hiện tốt quan điểm, đưng lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước.

    III. Nội dung môn học

    1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian

    STT

    Tên bài

    Thời gian (giờ)

    Tổng số

    Lý thuyết

    Thảo lun

    Kiểm tra

    1

    Bài mở đầu

    1

    1

     

     

    2

    Bài 1: Khái quát về chủ nghĩa Mác - Lê nin

    4

    2

    2

     

    3

    Bài 2: Khái quát về tư tưởng Hồ Chí Minh

    5

    3

    2

     

    4

    Bài 3: Những thành tựu của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng

    5

    3

    2

     

    5

    Bài 4: Phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, con người ở Việt Nam

    10

    5

    5

     

    6

    Bài 5: Tu dưỡng, rèn luyện để trở thành người công dân tốt, người lao động tốt

    3

    1

    2

     

    7

    Kiểm tra

    2

     

     

    2

     

    Tổng cộng

    30

    15

    13

    02

    2. Nội dung chi tiết

    BÀI MỞ ĐẦU

    1. Mục tiêu

    Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

    Trình bày được vị trí, tính chất, mục tiêu, nội dung chính, phương pháp dạy học và đánh giá môn học.

    2. Nội dung

    2.1. Vị trí, tính chất môn học

    2.2. Mục tiêu của môn học

    2.3. Nội dung chính

    2.4. Phương pháp dạy học và đánh giá môn học

    Bài 1:

    KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN

    1. Mục tiêu

    Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

    - Trình bày được khái niệm, nội dung chính và giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với sự phát triển của xã hội;

    - Khẳng định được chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng ta.

    2. Nội dung

    2.1. Khái niệm chủ nghĩa Mác - Lênin

    2.2. Các bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác - Lênin

    2.2.1. Triết học Mác - Lênin

    2.2.2. Kinh tế chính trị Mác - Lênin

    2.2.3. Chủ nghĩa xã hội khoa học

    2.3. Vai trò nền tảng tư tưởng, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin

    Bài 2:

    KHÁI QUÁT VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

    1. Mục tiêu:

    Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

    - Trình bày được khái niệm, một số nội dung cơ bản, giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh; sự cần thiết, nội dung học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;

    - Có nhận thức đúng đắn và bưc đầu vận dụng tốt kiến thức đã học vào việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, phong cách cá nhân.

    2. Nội dung

    2.1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh

    2.2. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh

    2.3. Vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam

    2.4. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay

    2.4.1. Scần thiết phi học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

    2.4.2. Nội dung chủ yếu của học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

    Bài 3:

    NHỮNG THÀNH LỰU CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG

     

    1. Mục tiêu

    Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

    - Trình bày được quá trình ra đời và những thành tựu của cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo;

    - Khẳng định, tin tưởng và tự hào về slãnh đạo đúng đắn của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng ở nước ta.

    2. Nội dung

    2.1. Sự ra đời và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam

    2.1.1. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

    2.1.2. Vai trò lãnh đạo của Đảng trong các giai đoạn cách mạng

    2.2. Những thành tựu của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng

    2.2.1. Thắng lợi của đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc

    2.2.2. Thắng lợi của công cuộc đổi mới

    Bài 4:

    PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA, CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM

     

    1. Mục tiêu

    Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

    - Trình bày được một số quan điểm và giải pháp cơ bản xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, con người ở Việt Nam hiện nay;

    - Nhận thức được đường lối phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, con người của nước ta trong giai đoạn hiện nay là phù hợp và chủ động thực hiện đường lối đó.

    2. Nội dung

    2.1. Nội dung của chủ trương phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, con người ở Việt Nam hiện nay

    2.2. Giải pháp phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, con người ở Việt Nam hiện nay

    2.2.1. Nội dung phát triển kinh tế, xã hội

    2.2.2. Nội dung phát triển văn hóa, con người

    Bài 5:

    TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI CÔNG DÂN TỐT, NGƯỜI LAO ĐỘNG TỐT

     

    1. Mục tiêu

    Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

    - Trình bày sơ lược được quan niệm, nội dung tu dưỡng và rèn luyện để trở thành người công dân tốt, người lao động tốt;

    - Tích cực học tập và rèn luyện để trở thành người công dân tốt, người lao động tốt.

    2. Nội dung

    2.1. Quan niệm về người công dân tốt, người lao động tốt

    2.1.1. Người công dân tốt

    2.1.2. Người lao động tốt

    2.2. Nội dung tu dưỡng và rèn luyện để trở thành người công dân tốt, người lao động tốt

    2.2.1. Phát huy truyền thống yêu nước, trung thành với sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam

    2.2.2. Phấn đấu học tập nâng cao năng lực và rèn luyện phẩm chất cá nhân

    IV. Điều kiện thực hiện môn học

    - Phòng học, máy tính, máy chiếu và các thiết bị dạy học khác;

    - Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan;

    - Khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đầu tư phòng học và các điều kiện khác để có thtổ chức giảng dạy môn học theo hình thức trực tuyến.

    V. Phương pháp đánh giá

    Việc đánh giá kết quả học tập của người học được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp.

    VI. Miễn trừ, bảo lưu kết quả học tập

    Vic miễn trừ, bảo lưu kết quả học tập môn học được thực hiện theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH.

    Người học là đối tượng tuyển sinh hệ tốt nghiệp trung học cơ sở bắt buộc học toàn bộ chương trình môn học này. Người học đã có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, Hiệu trưởng nhà trường xem xét, quyết định cho người học được miễn học những nội dung đã được học ở chương trình trình phổ thông.

    VII. Một số hướng dẫn khác

    Khuyến khích các trường trong danh sách trường nghề được ưu tiên đầu tư tập trung, đồng bộ theo tiêu chí trường nghề chất lượng theo Quyết định số 761/QĐ-TTg ngày 23 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020" tổ chức thí điểm giảng dạy trực tuyến môn học này. Đối với các trường khác, chỉ tổ chức giảng dạy trực tuyến môn học sau khi có văn bản hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

    Tài liệu tham kho

    1. Ban Bí thư Trung ương Đng (2014), Kết luận số 94-KL/TW, ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về tiếp tục đổi mới, học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân”.

    2. Ban Tuyên giáo Trung ương (2014), Hướng dẫn số 127-HD/BTGTW ngày 30/6/2014 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc triển khai thực hiện Kết luận số 94-KL/TW ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về tiếp tục đổi mới, học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân”.

    3. Ban Tuyên giáo Trung ương (2016), Những điểm mới trong văn kiện Đại hội đại biu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

    4. Ban Tuyên giáo Trung ương (2018), Sổ tay các văn bản hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.

    5. Bộ Chính trị (2016), Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

    6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2008), Quyết định số 03/2008/QD-BLĐTBXH, ngày 18/2/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học Chính trị dùng cho các trường trung cấp nghề, trường cao đng nghề.

    7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 18/9/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành chương trình các môn lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

    8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư số 11/2012/TT-BGDĐT, ngày 07/3/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình môn học Giáo dục chính trị dùng trong đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp.

    9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bn Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.

    10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.

    11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.

    12. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

    13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.

    14. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Trung cấp Lý luận - Hành chính: Những vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội.

    15. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Trung cấp Lý luận - Hành chính: Những vấn đề cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội.

    16. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Trung cấp Lý luận- Hành chính: Đường li chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về các lĩnh vực của đời sống xã hội, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội.

    17. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Trung cấp Lý luận - Hành chính: Nghiệp vụ công tác đảng cơ sở, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội.

    18. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Trung cấp Lý luận - Hành chính: Những vấn đề cơ bản về Đảng Cộng sản và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội;

    19. Hội đồng Lý luận Trung ương (2017), Phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng, cương lĩnh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.

    20. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013.

    Các tài liệu liên quan khác./.

     

    CHƯƠNG TRÌNH

    MÔN HỌC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ THUỘC KHỐI CÁC MÔN HỌC CHUNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
    (Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2018/TT-BLĐTBXH, ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội)

     

    Tên môn học: Giáo dục chính trị

    Thời gian thực hiện môn học: 75 giờ (lý thuyết: 41 giờ; thảo luận: 29 giờ; kiểm tra: 05 giờ)

    I. Vị trí, tính chất của môn học

    1. Vị trí

    Môn học Giáo dục chính trị là môn học bắt buộc thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng.

    2. Tính chất

    Chương trình môn học bao gồm khái quát về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; hình thành thế giới quan, nhân sinh quan khoa học và cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam; góp phần đào tạo người lao động phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu của snghiệp xây dựng, bảo vTổ quốc xã hội chủ nghĩa.

    II. Mục tiêu môn học

    Sau khi học xong môn học, người học đạt được:

    1. Về kiến thức

    Trình bày được một số nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và những nhiệm vụ chính trị của đất nước hiện nay; nội dung học tập, rèn luyện để trở thành người công dân tốt, người lao động tốt.

    2. Về kỹ năng

    Vận dụng được được các kiến thức chung được học về quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào giải quyết các vấn đề của cá nhân, xã hội và các vấn đề khác trong quá trình học tập, lao động, hoạt động hàng ngày và tham gia xây dựng, bảo vệ T quc.

    3. Về năng lc tự chủ và trách nhiệm

    Có năng lực vận dụng các nội dung đã học để rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; thực hiện tốt quan điểm, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước.

    III. Nội dung môn học

    1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian

    STT

    Tên bài

    Thời gian (giờ)

    Tng s

    Lý thuyết

    Tho lun

    Kiểm tra

    1

    Bài mở đầu

    2

    2

     

     

    2

    Bài 1: Khái quát về chủ nghĩa Mác - Lênin

    13

    9

    4

     

    3

    Bài 2: Khái quát về tư tưởng Hồ Chí Minh

    13

    9

    4

     

    4

    Kiểm tra

    2

     

     

    2

    5

    Bài 3: Những thành tựu của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng

    5

    3

    2

     

    6

    Bài 4: Đặc trưng và phương hướng xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

    5

    3

    2

     

    7

    Bài 5: Phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, con người ở Việt Nam

    10

    5

    5

     

    8

    Bài 6: ng cường quốc phòng an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế ở nước ta hin nay

    6

    3

    3

     

    9

    Kiểm tra

    2

     

     

    2

    10

    Bài 7: Xây dựng và hoàn thin nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

    7

    3

    4

     

    11

    Bài 8: Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc

    6

    3

    3

     

    12

    Bài 9: Tu dưng, rèn luyện đtrở thành người công dân tốt, người lao động tốt

    3

    1

    2

     

    13

    Kiểm tra

    1

     

     

    1

     

    Tổng cộng

    75

    41

    29

    05

    2. Nội dung chi tiết

    BÀI MỞ ĐẦU

    1. Mục tiêu

    Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

    Trình bày được vị trí, tính chất, mục tiêu, nội dung chính, phương pháp dạy học và đánh giá môn học.

    2. Nội dung

    2.1. Vị trí, tính chất môn học

    2.2. Mục tiêu của môn học

    2.3. Nội dung chính

    2.4. Phương pháp dạy học và đánh giá môn học

    Bài 1:

    KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN

     

    1. Mục tiêu

    Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

    - Trình bày được khái niệm, nội dung cơ bản, vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin trong nhận thức và thực tiễn đời sống xã hội;

    - Bước đầu vận dụng được thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vào giải quyết các vấn đề của cá nhân và xã hội.

    2. Nội dung

    2.1. Khái niệm chủ nghĩa Mác - Lênin

    2.2. Một số nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin

    2.2.1. Triết học Mác - Lênin

    2.2.2. Kinh tế chính trị Mác - Lênin

    2.2.3. Chnghĩa xã hội khoa học

    2.3. Vai trò nền tảng tư tưởng, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin

    Bài 2:

    KHÁI QUÁT VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

     

    1. Mục tiêu

    Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

    - Trình bày được một số điểm cơ bản về nguồn gốc, quá trình hình thành, nội dung cơ bản, giá trị của tư tưng Hồ Chí Minh; sự cần thiết, nội dung học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;

    - Có nhận thức đúng đắn, vận dụng tốt các kiến thức đã học vào việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức và phong cách của cá nhân.

    2. Nội dung

    2.1. Khái niệm, nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

    2.1.1. Khái niệm

    2.1.2. Nguồn gốc

    2.1.3. Quá trình hình thành

    2.2. Một số nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh

    2.2.1. Tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

    2.2.2. Tư tưởng về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước thật sự ca dân, do dân, vì dân

    2.2.3. Tư tưởng về đại đoàn kết toàn dân

    2.2.4. Tư tưởng về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

    2.2.5. Tư tưởng về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

    2.2.6. Tư tưởng về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau

    2.3. Vai trò ca tư tưng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam

    2.4. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay

    2.4.1. Sự cần thiết phải học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

    2.4.2. Nội dung chủ yếu của học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

    Bài 3:

    NHỮNG THÀNH TỰU CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG

     

    1. Mục tiêu

    Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

    - Trình bày được quá trình ra đời và những thành tựu của cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo;

    - Khng định, tin tưởng và thào về sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng ở nước ta.

    2. Nội dung

    2.1. Sự ra đời và lãnh đạo ca Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam

    2.1.1. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

    2.1.2. Vai trò lãnh đạo của Đảng trong các giai đoạn cách mạng

    2.2. Những thành tựu của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng

    2.2.1. Thắng lợi của đu tranh giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc

    2.2.2. Thắng lợi của công cuộc đổi mới

    Bài 4:

    ĐẶC TRƯNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

     

    1. Mục tiêu

    Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

    - Trình bày được đặc trưng và phương hướng xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam;

    - Có nhận thc đúng đắn và niềm tin vào việc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

    2. Nội dung

    2.1. Đặc trưng của xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

    2.1.1. Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

    2.1.2. Do nhân dân làm chủ

    2.1.3. Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp

    2.1.4. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

    2.1.5. Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện

    2.1.6. Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển

    2.1.7. Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo

    2.1.8. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới

    2.2. Phương hướng xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

    2.2.1. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường

    2.2.2. Phát triển nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

    2.2.3. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bng xã hội

    2.2.4. Đm bảo vững chc quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội

    2.2.5. Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế

    2.2.6. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết dân lộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất

    2.2.7. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

    2.2.8. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

    Bài 5:

    PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA, CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM

     

    1. Mục tiêu

    Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

    - Trình bày được một số quan điểm và giải pháp xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, con người ở Việt Nam hiện nay;

    - Nhận thức được đường lối phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, con người của nước ta trong giai đoạn hiện nay là phù hợp và chủ động thực hiện đường lối đó.

    2. Nội dung

    2.1. Nội dung của chtrương phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, con người ở Việt Nam hiện nay

    2.2. Giải pháp phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, con người ở Việt Nam hiện nay

    2.2.1. Ni dung phát triển kinh tế, xã hội

    2.2.2. Nội dung phát triển văn hóa, con người

    Bài 6:

    TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG AN NINH, MỞ RỘNG QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

     

    1. Mục tiêu

    Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

    - Trình bày được những quan điểm cơ bản về đường lối quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Đảng ta hiện nay;

    - Tin tưởng và tích cực thực hiện tốt đường lối quốc phòng, an ninh và đối ngoại hiện nay.

    2. Nội dung

    2.1. Bối cảnh Việt Nam và quốc tế

    2.2. Quan điểm và những nhiệm vụ chủ yếu của đường lối quốc phòng, an ninh

    2.2.1. Quan điểm của Đảng về đường lối quốc phòng, an ninh

    2.2.2. Những nhiệm vụ chủ yếu của đường lối quốc phòng, an ninh

    2.3. Quan điểm và những nhiệm vụ chủ yếu của đường lối đối ngoại

    2.3.1. Quan điểm của Đng về đường lối đối ngoại

    2.3.2. Những nhiệm vụ chủ yếu ca đường lối đối ngoại

    Bài 7:

    XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

     

    1. Mục tiêu

    Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

    - Trình bày được bn chất, đặc trưng, phương hướng và nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    - Khẳng định được tính ưu việt của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam so với các kiểu nhà nước khác và xác định được nhiệm vụ của bản thân trong việc xây dựng và bảo vệ Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

    2. Nội dung

    2.1. Bản chất và đặc trưng ca Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

    2.1.1. Bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

    2.1.2. Đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

    2.2. Phương hướng, nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chnghĩa Việt Nam

    2.2.1. Phương hướng xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

    2.2.2. Nhiệm vụ và giải pháp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

    Bài 8:

    PHÁT HUY SỨC MẠNH CỦA KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG, BẢO VỆ TỔ QUỐC

     

    1. Mục tiêu

    Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

    - Trình bày được tầm quan trọng và nội dung phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc;

    - Khẳng định được tầm quan trọng và thực hiện tốt vai trò của cá nhân trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    2. Nội dung

    2.1. Tầm quan trọng của đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quc

    2.1.1. Cơ slý luận của đường lối, chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

    2.1.2. Cơ sthực tiễn của đường lối, chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

    2.2. Quan điểm và phương hướng của Đảng về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

    2.2.1. Quan điểm của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tquốc

    2.2.2. Phương hướng và giải pháp phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

    Bài 9:

    TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI CÔNG DÂN TỐT, NGƯỜI LAO ĐỘNG TỐT

     

    1. Mục tiêu

    Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

    - Trình bày được quan niệm, nội dung tu dưỡng và rèn luyện để trở thành người công dân tốt, người lao động tốt;

    - Tích cực học tập và rèn luyện để trở thành người công dân tốt, người lao động tốt.

    2. Ni dung

    2.1. Quan niệm về người công dân tốt, người lao động tt

    2.1.1. Người công dân tốt

    2.1.2. Người lao động tốt

    2.2. Nội dung tu dưỡng và rèn luyện để trở thành người công dân tốt, người lao động tốt

    2.2.1. Phát huy truyền thống yêu nước, trung thành với sự nghiệp cách mạng cửa nhân dân Việt Nam

    2.2.2. Phấn đấu học tập nâng cao năng lực và rèn luyện phẩm chất cá nhân

    IV. Điều kiện thực hiện môn học

    - Phòng học, máy tính, máy chiếu và các thiết bị dạy học khác;

    - Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan;

    V. Phương pháp đánh giá

    Việc đánh giá kết quả học tập của người học được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tt nghiệp.

    VI. Miễn trừ, bảo lưu kết quả học tập

    Việc miễn trừ, bảo lưu kết quả học tập môn học được thực hiện theo Thông tư số 09/2017/TTr-BLĐTBXH.

    Người học đã có bằng tốt nghiệp trung cấp, Hiệu trưởng nhà trường xem xét, quyết định cho người học được miễn học những nội dung của môn học đã được học ở chương trình đào tạo trình độ trung cấp.

    VII. Một số hướng dẫn khác

    Khuyến khích các trường trong danh sách trường nghề được ưu tiên đầu tư tập trung, đồng bộ theo tiêu chí trường nghề chất lượng theo Quyết định số 761/QĐ-TTg ngày 23 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020" tổ chức thí điểm giảng dạy trực tuyến môn học. Đối với các trường khác, chỉ tổ chức giảng dạy trực tuyến môn học sau khi có văn bản hướng dẫn của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội.

    Tài liệu tham khảo

    1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2014), Kết luận số 94-KL/TW, ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về tiếp tục đổi mới, học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân”.

    2. Ban Tuyên giáo Trung ương (2014), Hướng dẫn số 127-HD/BTGTW ngày 30/6/2014 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc triển khai thực hiện Kết luận số 94-KL/TW ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về tiếp tục đổi mới, học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân”.

    3. Ban Tuyên giáo Trung ương (2016), Những điểm mới trong văn kiện Đại hội đại biu toàn quốc lần th XII của Đảng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

    4. Ban Tuyên giáo Trung ương (2018), sổ tay các văn bản hướng dẫn thực hiện Chỉ thị s05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đc phong cách Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sthật.

    5. Bộ Chính trị (2016), Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

    6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2008), Quyết định số 03/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/2/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học Chính trị dùng cho các trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề.

    7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 18/9/2008 ca Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành chương trình Các môn lý luận chính trị trình độ đại học, cao đng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưng Hồ Chí Minh.

    8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư số 11/2012/TT-BGDĐT, ngày 7/3/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình môn học Giáo dục chính trị dùng trong đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp.

    9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng cộng sn Việt Nam, Nhà xuất bn Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.

    10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bn Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.

    11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Nhà xuất bn Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.

    12. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII ca Đảng.

    13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.

    14. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Trung cấp Lý luận - Hành chính: Những vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội.

    15. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Trung cấp Lý luận - Hành chính: Những vấn đề cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội.

    16. Học viện Chính trQuốc gia Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Trung cấp Lý luận- Hành chính: Đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về các lĩnh vực của đời sống xã hội, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội.

    17. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Trung cấp Lý luận - Hành chính: Nghiệp vụ công tác đảng ở cơ sở, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội.

    18. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Trung cấp Lý luận - Hành chính: Nhng vấn đề cơ bản về Đảng Cộng sản và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội;

    19. Hội đồng Lý luận Trung ương (2017), Phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng, cương lĩnh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.

    20. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013.

    Các tài liệu liên quan khác./.

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Giáo dục nghề nghiệp của Quốc hội, số 74/2014/QH13
    Ban hành: 27/11/2014 Hiệu lực: 01/07/2015 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị định 14/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
    Ban hành: 17/02/2017 Hiệu lực: 17/02/2017 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Quyết định 03/2008/QĐ-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thươngbinh và Xã hội về việc ban hành chương trình môn học Chính trị dùng cho các trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề
    Ban hành: 18/02/2008 Hiệu lực: 13/03/2008 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    04
    Quyết định 52/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
    Ban hành: 18/09/2008 Hiệu lực: 27/10/2008 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    05
    Thông tư 11/2012/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình môn học Giáo dục chính trị dùng trong đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp
    Ban hành: 07/03/2012 Hiệu lực: 22/04/2012 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    06
    Quyết định 761/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020"
    Ban hành: 23/05/2014 Hiệu lực: 23/05/2014 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
    Ban hành: 15/05/2016 Hiệu lực: 15/05/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    08
    Thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp
    Ban hành: 13/03/2017 Hiệu lực: 26/04/2017 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Thông tư 24/2018/TT-BLĐTBXH Chương trình môn học Giáo dục chính trị thuộc khối các môn học chung

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
    Số hiệu:24/2018/TT-BLĐTBXH
    Loại văn bản:Thông tư
    Ngày ban hành:06/12/2018
    Hiệu lực:21/01/2019
    Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề
    Ngày công báo:02/01/2019
    Số công báo:05&06-01/2019
    Người ký:Lê Quân
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X