hieuluat

Thông tư 38/2011/TT-BGDĐT Danh mục tối thiểu thiết bị dạy môn Lý, Hóa, Sinh, Tin học và Ngoại ngữ

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Giáo dục và Đào tạoSố công báo:521&522 - 10/2011
    Số hiệu:38/2011/TT-BGDĐTNgày đăng công báo:08/10/2011
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Nguyễn Vinh Hiển
    Ngày ban hành:29/08/2011Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:13/10/2011Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề
  • BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    --------

    Số: 38/2011/TT-BGDĐT

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ----------------

    Hà Nội, ngày 29 tháng 8 năm 2011

     

     

    THÔNG TƯ

    BAN HÀNH DANH MỤC TỐI THIỂU THIẾT BỊ DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ, HÓA HỌC, SINH HỌC, TIN HỌC VÀ NGOẠI NGỮ - TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN

     

    Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

    Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

    Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

    Căn cứ Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;

    Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em; Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học; Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,

    Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định:

    Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục tối thiểu thiết bị dạy học trong trường trung học phổ thông chuyên, bao gồm:

    1. Danh mục tối thiểu thiết bị dạy học môn Vật lý;

    2. Danh mục tối thiểu thiết bị dạy học môn Hóa học;

    3. Danh mục tối thiểu thiết bị dạy học môn Sinh học;

    4. Danh mục tối thiểu thiết bị dạy học môn Tin học và Ngoại ngữ.

    Điều 2. Căn cứ vào Danh mục tối thiểu thiết bị dạy học ban hành kèm theo Thông tư này, các sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo việc mua sắm thiết bị dạy học các môn chuyên Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học và Ngoại ngữ đảm bảo phù hợp với điều kiện của từng trường, tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng và bảo quản thiết bị phục vụ dạy học tại các trường trung học phổ thông chuyên.

    Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13 tháng 10 năm 2011.

    Điều 4. Chánh Văn phòng; Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em; Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính; Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học; Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

     

    Nơi nhận:
    - VP Chủ tịch nước;
    - VP Chính phủ; (để b/c)
    - Ban TGTW;
    - Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc Chính phủ,
    UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW (để phối hợp);
    - Bộ trưởng;
    - Các Thứ trưởng;
    - Công báo;
    - Cục kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
    - Như điều 4;
    - Website của Chính phủ;
    - Website của Bộ GDĐT;
    - Lưu: VT, Cục CSVCTBTH, Vụ PC.

    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG




    Nguyễn Vinh Hiển

     

     

     

    DANH MỤC TỐI THIỂU

    THIẾT BỊ DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ -TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN
    (Ban hành kèm theo Thông tư số 38 /2011/TT-BGDĐT ngày 29/ 8 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

    STT

    Tên thiết bị

    Chức năng cơ bản

    Yêu cầu kỹ thuật cơ bản

    I

    THIẾT BỊ DÙNG CHUNG

    1

    Bộ cảm biến và thiết bị xử lí dữ liệu

     

     

    1.1

    Thiết bị xử lí dữ liệu và hiển thị kết quả thí nghiệm

    - Thu nhận tín hiệu từ các cảm biến;

    - Xử lý tín hiệu;

    - Hiển thị kết quả ra màn hình cảm ứng, thiết bị cầm tay hoặc kết nối với máy tính để hiển thị trên màn hình máy tính hoặc máy chiếu.

    - Thiết bị xử lý dữ liệu và hiển thị kết quả thí nghiệm có màn hình màu, cảm ứng, có các cổng kết nối cảm biến, cổng USB kết nối với máy tính và các phụ kiện cần thiết tối thiểu để kết nối với cảm biến. Hiển thị số liệu dưới các dạng số, đồ thị, bảng;

    - Thiết bị có khả năng phát tín hiệu dưới dạng sóng sin hoặc dạng xung;

    - Phần mềm xử lí dữ liệu thí nghiệm được Việt hóa.

    1.2

    Cảm biến lực

    Dùng để đo độ lớn của lực tác dụng.

    Một bộ gồm 2 cái cảm biến, có 2 thang đo:

    - Tối thiểu ±10N, độ chính xác ± 0,01N

    - Tối thiểu ±50N, độ chính xác ± 0,05N

    1.3

    Cảm biến cổng quang

    Dùng để đo thời gian chuyển động của các vật.

    Gồm 02 cổng quang. Thang đo tối thiểu từ 0 đến 1000 s, độ chính xác ±0,01 s.

    1.4

    Cảm biến chuyển động

    Dùng để đo quãng đường chuyển động của vật.

    Gồm một đầu phát và một đầu thu tín hiệu. Có 2 thang đo:

    - Tối thiểu từ 0,15m đến 1,6m, độ chính xác ±0,5mm;

    - Tối thiểu từ 0,4m tới 10m, độ chính xác ±2,5mm.

    1.5

    Cảm biến chuyển động quay

    Dùng để đo góc quay của chuyển động quay.

    Thang đo từ 0 đến 360o. Độ chính xác ±10.

    1.6

    Cảm biến âm thanh

    Dùng để đo mức cường độ âm.

    Có 2 thang đo:

    - Tối thiểu từ 40 dB đến 100 dB, độ chính xác ±0,1dB;

    - Tối thiểu từ 80 dB đến 130 dB, độ chính xác ±0,1dB.

    1.7

    Cảm biến áp suất

    Dùng để đo áp suất của chất khí.

    Thang đo áp suất tối thiểu từ 0 đến 250kPa, độ chính xác ±1,5%.

    1.8

    Cảm biến nhiệt độ

    Dùng để đo nhiệt độ.

    Thang đo tối thiểu từ 20oC đến 120oC, độ chính xác ±1°C. Đầu đo bằng thép không gỉ.

    1.9

    Cảm biến độ ẩm

    Dùng để đo độ ẩm tương đối của chất khí.

    Thang đo 0 – 100%, độ chính xác ±3%.

    1.10

    Cảm biến điện áp

    Dùng để đo điện áp xoay chiều và điện áp một chiều.

    Thang đo tối thiểu ±25V, độ chính xác: ±2%

    1.11

    Cảm biến dòng điện

    Dùng để đo cường độ dòng điện xoay chiều và một chiều.

    Thang đo tối thiểu ±1A, độ chính xác ±2%.

    1.12

    Cảm biến từ

    Dùng để đo cảm ứng từ của từ trường.

    Có 3 thang đo:

    - Tối thiểu ± 0,42 mT, độ chính xác ±0,001mT;

    - Tối thiểu ± 8,4 mT , độ chính xác ±0,02mT;

    - Tối thiểu ±63mT , độ chính xác ±0,2mT.

    1.13

    Cảm biến ánh sáng

    Dùng để đo độ rọi của chùm sáng.

    Thang đo tối thiểu 0 – 130kLux, độ chính xác ±4%.

    2

    Dao động ký điện tử

    Dùng để đo và khảo sát các đại lượng của mạch điện xoay chiều RLC và các mạch điện vô tuyến điện tử.

    Loại dao động kí điện tử 2 chùm tia, đo được tín hiệu có tần số đến 20 MHz.

    3

    Máy phát tần số

    Dùng để phát tín hiệu dạng sin, vuông và răng cưa.

    Thang đo tối thiểu từ 0,5Hz đến 3MHz.

    Điện áp nguồn 220V - 50Hz.

    4

    Đồng hồ đa năng

    Dùng để đo điện trở, điện dung, điện áp, cường độ dòng điện…

    Loại thông dụng, có thang đo một chiều và xoay chiều.

    5

    Thước cặp

    Dùng để đo độ dài.

    Thang đo tối thiểu 300 mm, độ chính xác ±0,02mm.

    6

    Thước Panme

    Dùng để đo độ dài.

    Thang đo tối thiểu 50 mm, độ chính xác ±0,01mm.

    7

    Cầu kế

    Dùng để đo bán kính của mặt cầu.

    Thang đo tối thiểu 10mm, độ chính xác ±0,01mm.

    8

    Cân điện tử

    Dùng để đo khối lượng.

    Loại thông dụng, độ chính xác ±0,01g.

    9

    Nhiệt kế

    Dùng để đo nhiệt độ.

    Thang đo tối thiểu 1200C, độ chính xác ±10C.

    10

    Áp kế kim loại

    Dùng để đo áp suất khí.

    Thang đo tối thiểu 0 – 5 atm, độ chính xác ±0,1 atm.

    11

    Đồng hồ đo thời gian hiện số

    Dùng để đo thời gian chuyển động của các vật.

    - Đo được thời gian chuyển động qua 1 cổng quang, thời gian chuyển động từ cổng nọ đến cổng kia, chu kì dao động qua 1 cổng;

    - Nhớ được tối thiểu 04 giá trị thời gian chuyển động qua lại tương ứng với mỗi cổng quang để xác định được vận tốc chuyển động của 2 vật trước và sau va chạm đàn hồi trên đệm khí;

    - Thang đo tối thiểu từ 0 đến 1000 s, độ chính xác ±0,001s.

    12

    Đồng hồ bấm giây

    Dùng để đo thời gian.

    Loại thông dụng. Độ chính xác ±0,01s.

    13

    Biến thế nguồn

    Dùng để cung cấp nguồn điện 1 chiều và xoay chiều cho các thí nghiệm.

    Sử dụng nguồn điện xoay chiều 220V– 50Hz, điện áp ra:

    - Điện áp xoay chiều (5A): 3V; 6V; 9V; 12V;

    - Điện áp 1 chiều (5A): 3V; 6V; 9V; 12V.

    14

    Bộ dụng cụ sửa chữa cơ và điện

    Dùng để thiết kế, gia công, sửa chữa các chi tiết cần thiết trong các bài thí nghiệm.

    Loại thông dụng.

    II

    THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH

    1

    Đệm không khí

    Dùng để nghiên cứu sự va chạm của các vật trên đệm không khí.

    Gồm có:

    - Băng đệm khí có độ dài tối thiểu 1,2m;

    - Máy thổi khí đủ mạnh để nâng được các vật có khối lượng đến 400g;

    - Cổng quang, ròng rọc, gia trọng;

    - Giá thí nghiệm và các phụ kiện.

    2

    Nhiệt hóa hơi

    Dùng để đo nhiệt hoá hơi của chất lỏng bằng phương pháp dòng liên tục.

    Gồm có:

    - Cốc nhôm, bếp điện cỡ nhỏ;

    - Giá thí nghiệm và các phụ kiện.

    3

    Từ trường của ống dây

    Dùng để đo cảm ứng từ tại các điểm khác nhau nằm dọc theo trục của ống dây.

    Gồm có:

    - Ống dây rỗng và một khung dây dẫn có thể bỏ lọt trong ống dây;

    - Giá thí nghiệm và các phụ kiện.

    4

    Quang hình thực hành

    Dùng để:

    - Đo tiêu cự của gương cầu lõm bằng phương pháp tự chuẩn trực.

    - Đo tiêu cự của thấu kính phân kì bằng phương pháp thị sai.

    - Nghiên cứu kiến thức khác của quang hình học.

    Gồm có:

    - Một số loại gương cầu lõm, lồi;

    - Một số loại thấu kính: hội tụ, phân kì;

    - Khối thủy tinh bán nguyệt, bản mặt song song;

    - Đèn tạo 1 tia, nhiều tia song song;

    - Vật và màn hứng ảnh;

    - Giá thí nghiệm và các phụ kiện.

    5

    Dòng điện xoay chiều

    Dùng để khảo sát mạch điện xoay chiều bằng dao động kí điện tử hai chùm tia.

    Gồm có:

    - Bảng lắp mạch điện;

    - Cuộn cảm các loại;

    - Tụ điện các loại;

    - Điện trở các loại;

    - Giá thí nghiệm và các phụ kiện.

    6

    Hiện tượng quang điện ngoài

    Dùng để xác định giới hạn quang điện, hiệu điện thế hãm của tế bào quang điện và giá trị của hằng số Plăng bằng thực nghiệm.

    Gồm có:

    - Tế bào quang điện, các loại LED có bước sóng khác nhau;

    - Biến trở;

    - Đèn điện;

    - Kính lọc sắc;

    - Giá thí nghiệm và các phụ kiện.

     III

    THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM THEO CHUYÊN ĐỀ

    1.  

    Cơ học

     

     

    1.1

    Chuyển động cơ học và va chạm

    Dùng để nghiên cứu khảo sát:

    - Động học: chuyển động thẳng đều, chuyển động thẳng biến đổi đều, rơi tự do.

    - Động lực học: các định luật Niu-tơn.

    - Các định luật bảo toàn: định luật bảo toàn động lượng, định luật bảo toàn cơ năng.

    Gồm có:

    - Máng trượt cho xe chạy;

    - Xe lăn, ròng rọc, gia trọng;

    - Cổng quang, cảm biến chuyển động, cảm biến lực;

    - Giá thí nghiệm và các phụ kiện.

    1.2

    Lực hướng tâm

    Dùng để nghiệm lại công thức của lực hướng tâm trong chuyển động tròn.

    Gồm có:

    - Bộ gia trọng;

    - Cổng quang, các cảm biến lực;

    - Giá thí nghiệm tạo chuyển động quay và các phụ kiện.

    1.3

    Động lực học vật rắn

    Dùng để nghiên cứu khảo sát:

    - Phương trình động lực học của vật rắn quay quanh một trục.

    - Momen quán tính của vật rắn.

    Gồm có:

    - Các vật rắn: hình trụ đặc, hình trụ rỗng, hình vành khăn, hình nón;

    - Giá thí nghiệm tạo chuyển động quay và các phụ kiện.

    1.4

    Tĩnh học

    Dùng để nghiên cứu khảo sát:

    - Tổng hợp và phân tích lực.

    - Điều kiện cân bằng của chất điểm, của vật rắn.

    - Momen lực và quy tắc momen lực.

    - Các dạng cân bằng và mức vững vàng của cân bằng.

    - Trọng tâm của vật rắn.

    Gồm có:

    - Bảng thí nghiệm có từ tính;

    - Bộ đế nam châm gắn lực kế hoặc cảm biến lực;

    - Bộ gia trọng, đĩa momen;

    - Bộ vật rắn: hình tam giác, hình khối chữ nhật, hình thang;

    - Giá thí nghiệm và các phụ kiện.

    1.5

    Cơ học chất lưu

    Dùng để nghiên cứu khảo sát:

    - Định luật Ác-si-mét.

    - Đường dòng.

    - Định luật Béc-nu-li.

    - Định luật Xtốc.

    Gồm có:

    - Bình thủy tinh;

    - Vật hình trụ có vạch chia;

    - Dụng cụ quan sát đường dòng trong chất lỏng;

    - Bộ ống Béc-nu-li;

    - Ống thủy tinh dài tối thiểu 1m;

    - Cảm biến lực, đồng hồ bấm giây;

    - Giá thí nghiệm và các phụ kiện.

    1.6

    Sóng nước

    Dùng để nghiên cứu hiện tượng sóng trên mặt nước:

    - Quá trình truyền sóng.

    - Các đặc trưng của sóng.

    - Tổng hợp sóng, sóng dừng.

    Gồm có:

    - Máng chứa nước trong suốt;

    - Mô tơ điện một chiều;

    - Bộ pittông tạo sóng;

    - Giá thí nghiệm và các phụ kiện.

    1.7

    Sóng âm

    Dùng để nghiên cứu khảo sát:

    - Sự truyền sóng âm và phản xạ âm

    - Các đặc trưng của âm thanh.

    - Cộng hưởng âm, giao thoa, nhiễu xạ sóng âm.

    Gồm có:

    - Loa phát âm thanh;

    - Ống dẫn hướng âm thanh;

    - Các tấm chắn âm;

    - Cảm biến âm thanh;

    - Giá thí nghiệm và các phụ kiện.

    1.  

    Nhiệt học

     

     

    2.1

    Các định luật chất khí

    Dùng để nghiên cứu 3 định luật của khí lí tưởng và phương trình trạng thái của khí lí tưởng.

    Gồm có:

    - Xilanh có vạch chia độ và pittông để giảm khí và thay đổi thể tích khí;

    - Xilanh giam khí đặt trong bình chứa nước có đầu đun để thay đổi nhiệt độ khí;

    - Cảm biến áp suất khí;

    - Cảm biến nhiệt độ;

    - Giá thí nghiệm và các phụ kiện.

    2.2

    Sự nở vì nhiệt của vật rắn

    Dùng để nghiên cứu về sự nở vì nhiệt của vật rắn, đo hệ số nở dài của các chất.

    Gồm có:

    - Các ống kim loại: nhôm, đồng, sắt dài khoảng 60cm, đường kính khoảng 0,5cm – 1cm;

    - Đồng hồ đo độ nở dài, độ chính xác 0,01mm;

    - Phễu, ống cao su, bình thủy tinh;

    - Giá thí nghiệm và các phụ kiện.

    1.  

    Điện học và từ học

     

     

    3.1

    Bộ thí nghiệm điện

    Dùng để nghiên cứu khảo sát:

    - Các định luật cơ bản về mạch điện 1 chiều và xoay chiều;

    - Đường đặc trưng Vôn – Ampe;

    - Chỉnh lưu dòng điện xoay chiều;

    - Dao động điện từ trong mạch LC.

     

    Gồm có:

    - Bảng lắp ráp mạch điện;

    - Tụ điện các loại, điện trở các loại;

    - Cuộn cảm các loại, bóng đèn;

    - Đi ốt chỉnh lưu các loại;

    - Biến trở, đồng hồ đa năng ;

    - Cảm biến điện áp, cảm biến dòng điện;

    - Giá thí nghiệm và các phụ kiện.

    3.2

    Lực Lo-ren-xơ 

    Dùng để nghiên cứu lực tác dụng lên các êlectron chuyển động trong từ trường, nghiệm lại công thức lực Lo-ren-xơ, xác định điện tích, khối lượng êlectron.

    Gồm có:

    - Các cuộn dây tạo từ trường, ống thủy tinh phát xạ và tăng tốc chùm êlectron chứa khí trơ;

    - Giá thí nghiệm và các phụ kiện.

    1.  

    Quang học

     

     

    4.1

    Máy quang phổ

    Dùng cho thí nghiệm về tán sắc ánh sáng và các loại quang phổ.

    Gồm có:

    - Quang phổ kế lăng kính;

    - Hộp nguồn sáng với 05 loại đèn: Nêon, Thuỷ ngân, Hyđrô, Helium, Oxy hoặc các loại LED có bước sóng khác nhau;

    - Giá thí nghiệm và các phụ kiện.

    4.2

    Giao thoa ánh sáng

    Dùng để nghiên cứu hiện tượng giao thoa ánh sáng, đo bước sóng ánh sáng.

    Gồm có:

    - Nguồn ánh sáng trắng, laze hoặc LED công suất tối thiểu 1W, kính lọc sắc, màn quan sát, khe Y-âng;

    - Giá thí nghiệm và các phụ kiện.

    4.3

    Nhiễu xạ ánh sáng

    Dùng để nghiên cứu hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng qua lỗ tròn, một khe, cách tử nhiễu xạ

    Gồm có:

    - Nguồn ánh sáng trắng, laze hoặc LED, kính lọc sắc, màn chắn có lỗ, khe nhiễu xạ, cách tử nhiễu xạ, màn quan sát;

    - Giá thí nghiệm và các phụ kiện.

    4.4

    Phân cực ánh sáng

    Dùng để nghiên cứu hiện tượng phân cực ánh sáng.

    Gồm có:

    - Nguồn ánh sáng trắng, các vật hoặc tinh thể phân cực ánh sáng;

    - Giá thí nghiệm và các phụ kiện.

    IV

    THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM CÁC BÀI THỰC HÀNH NÂNG CAO

    1.  

    Đo hằng số Plăng trong ánh sáng của đèn dây tóc đốt nóng

    Dùng để đo được hằng số Plăng trong ánh sáng của đèn dây tóc đốt nóng.

    Gồm có:

    - Ống nghiệm và bóng đèn điện 12 V;

    - Chiết áp 1kΩ bộ nguồn 12V;

    - Đồng hồ đo điện đa năng;

    - Ống nghiệm chứa chất lỏng lọc sắc;

    - Kính lọc sắc màu xám;

    - Thước đo có độ chia 1mm;

    - Giá thí nghiệm và các phụ kiện.

    1.  

    Hộp đen

    Dùng để xác định các phần tử của mạch điện trong hộp đen.

    Gồm có:

    - Một số hộp đen;

    - Dao động ký và máy phát âm tần;

    - Giá thí nghiệm và các phụ kiện.

    1.  

    Xác định nhiệt hóa rắn và hiệu suất pin Mặt Trời

    Dùng để:

    - Xác định nhiệt độ hóa rắn (còn gọi là điểm nóng chảy) TS bằng phương pháp vi sai;

    - Xác định hiệu suất của pin Mặt Trời.

    Gồm có:

    - Đèn halogen có công suất 20 W;

    - Tấm bakelit có lỗ hình vuông làm giá đỡ, tấm thép cố định trên lỗ, 2 đĩa nhỏ bằng sắt gắn điôt Si, mẫu đo 20 mg trong ống nhỏ;

    - Hộp nối dây;

    - Đầu thu bức xạ bằng đồng;

    - Pin Mặt Trời cố định trên hộp nhựa;

    - Biến trở;

    - Giá thí nghiệm và các phụ kiện.

    1.  

    Nhiễu xạ và tán xạ laze.

    Dùng để:

    - Tìm hiểu đặc trưng của laze bán dẫn, xác định tỉ lệ phần trăm ánh sáng phân cực thẳng;

    - Nghiên cứu thí nghiệm nhiễu xạ và tán xạ của ánh sáng laze.

    Gồm có;

    - Đi ốt laze chuẩn trực (LCD) 1mW- 635nm;

    - Gương phẳng, gương phẳng bán phản quang;

    - Màn ảnh, bộ lọc phân cực, bộ mẫu nhiễu xạ;

    - Cách tử nhiễu xạ, vật hình 3 chiều;

    - Màn hình thủy tinh mờ;

    - Các phụ kiện đồng bộ, nguồn điện, biến trở, ray quang học, quang trở, bản lọc ánh sáng;

    - Giá thí nghiệm và các phụ kiện.

    1.  

    Ánh sáng phân cực. Tính lưỡng chiết của mica

    Dùng để quan sát hiện tượng ánh sáng phân cực và xác định độ lưỡng chiết của mica.

    Gồm có:

    - Nguồn sáng laze;

    - Hai phim phân cực hình tròn và hai tấm phân cực thẳng;

    - Miếng giấy bóng kính;

    - Miếng thủy tinh hình vuông, hình chữ nhật;

    - Một tấm mica mỏng gắn trong hình trụ chất dẻo có thang chia độ, giá đỡ hình trụ này;

    - Tam giác để vẽ bằng nhựa;

    - Đèn bóng mờ có đế;

    - Ray quang học;

    - Thiết bị thu quang học;

    - Giá thí nghiệm và các phụ kiện.

     
     

    DANH MỤC TỐI THIỂU

    THIẾT BỊ DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC - TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN
    (Kèm theo thông tư số 38 /2011/TT-BGDĐT ngày 29 / 8 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

    STT

    Tên thiết bị

    Chức năng cơ bản

    Yêu cầu kỹ thuật cơ bản

    I

    THIẾT BỊ DẠY HỌC

    I.1

    Thiết bị dạy học theo chương trình chuyên

    1.  

     Bình cầu

    Dùng chứa hóa chất lỏng, hóa chất khí và để đun hóa chất lỏng.

    Gồm 02 loại: có nhánh và không có nhánh; bằng thuỷ tinh trung tính, chịu nhiệt, dung tích tối thiểu 250ml, đảm bảo độ bền cơ học.

    1.  

    Bình định mức

    Dùng đong các hóa chất lỏng có thể tích theo nội dung thí nghiệm.

    Bằng thủy tinh trung tính, đảm bảo độ bền cơ học, có vạch chia độ theo dung tích bình.

    1.  

    Ống đong

    Dùng đong các hóa chất lỏng có thế tích theo nội dung thí nghiệm.

    Hình trụ có đế; bằng thủy tinh trung tính, đảm bảo độ bền cơ học, có vạch chia độ từ 1ml đến 100 ml.

    1.  

    Bình tam giác

    Dùng chứa hóa chất lỏng, hóa chất khí và để đun hóa chất lỏng.

    Gồm 02 loại có dung tích 100 ml và 250 ml; bằng thuỷ tinh trung tính, chịu nhiệt, đảm bảo độ bền cơ học.

    1.  

    Bình tràn

    Dùng chứa chất lỏng và đong thể tích chất rắn thông qua phần chất lỏng khi tràn.

    Bằng thủy tinh hoặc nhựa trong có vòi tràn; dung tích tối thiểu 650ml; Dùng kèm cốc thủy tinh hoặc cốc nhựa trong dung tích tối thiểu 200ml.

    1.  

    Bình xịt tia nước

    Dùng xịt tia nước để bổ sung nước khi làm thí nghiệm hoặc rửa, tráng sau khi làm thí nghiệm.

    Bình nhựa, có vòi xịt tia nước nhỏ; dung tích tối thiểu 500 ml.

    1.  

    Cốc thuỷ tinh

    Dùng chứa, đong các hóa chất lỏng có thế tích theo nội dung của thí nghiệm; dùng đun hóa chất lỏng.

    Gồm 03 loại có dung tích 100 ml , 250 ml, 500 ml; bằng thuỷ tinh trung tính, chịu nhiệt, hình trụ, có miệng rót, đảm bảo độ bền cơ học; Có vạch chia độ nhỏ nhất: 10 ml (loại dung tích 100 ml), 25 ml (loại dung tích 250 ml) và 50 ml (loại dung tích 500 ml).

    1.  

    Chậu thủy tinh

    Dùng chứa nước để phục vụ khi làm thí nghiệm.

    Bằng thuỷ tinh, có kích thước miệng khoảng Φ200mm.

    1.  

    Đèn cồn

    Dùng đun nóng khi làm thí nghiệm.

    Bằng thuỷ tinh chịu nhiệt, nắp thuỷ tinh kín, nút xỏ bấc bằng sứ.

    1.  

    Đũa thủy tinh

    Dùng để khuấy trong thí nghiệm.

    Bằng thuỷ tinh trung tính, chịu nhiệt.

    1.  

    Lọ thuỷ tinh

    Dùng chứa các hóa chất lỏng (bao gồm cả chất lỏng bị phân hủy bởi ánh sáng) và lấy một lượng nhỏ các chất lỏng khi làm thí nghiệm.

    Gồm 02 loại: miệng hẹp và miệng rộng; bằng thuỷ tinh trung tính không màu và có màu nâu, chịu nhiệt, đảm bảo độ bền cơ học, dung tích 100ml.

    - Loại miệng hẹp có nút nhám kèm ống hút nhỏ giọt (với quả bóp cao su lưu hóa tốt, độ đàn hồi cao);

    - Loại miệng hẹp không kèm ống hút nhỏ giọt có nút nhám;

    - Loại miệng rộng có nút nhám.

    1.  

    Nhiệt kế rượu

    Dùng đo nhiệt độ khi làm thí nghiệm.

    Có độ chia từ 00C đến 1000C; độ chia nhỏ nhất 10C.

    1.  

    Ống nghiệm

    Dùng đựng hóa chất khi làm thí nghiệm.

    Gồm 02 loại Φ 16 và Φ 20;

    Bằng thuỷ tinh trung tính, chịu nhiệt, đảm bảo độ bền cơ học, có bo miệng.

    1.  

    Ống dẫn thuỷ tinh

    Dùng dẫn các hóa chất lỏng, hóa chất khí khi làm thí nghiệm.

    Bằng thuỷ tinh trung tính trong suốt, chịu nhiệt, đảm bảo độ bền cơ học, có kích thước Φ ngoài 6mm và Φ trong 3mm. Gồm 02 loại (loại hở hai đầu bằng nhau và loại hở hai đầu có một đầu vuốt nhọn); Chủng loại ống:

    - Hình chữ L (60, 180)mm.

    - Hình chữ L (40, 50)mm.

    - Thẳng, dài 70mm.

    - Thẳng, dài 120mm .

    - Hình chữ Z (một đầu góc vuông và một đầu góc nhọn 60o) có kích thước các đoạn tương ứng (50, 140, 30)mm.

    1.  

    Ống hút nhỏ giọt

    Dùng hút một lượng nhỏ chất lỏng.

    Quả bóp bằng cao su được lưu hóa tốt, độ đàn hồi cao; Ống thủy tinh vuốt nhọn đầu.

    1.  

    Ống sinh hàn

    Dùng chưng cất và tách hỗn hợp các chất lỏng.

    Bằng thuỷ tinh trung tính, đảm bảo độ bền cơ học, đảm bảo ngưng tụ được chất hơi thành lỏng.

    1.  

    Ống thủy tinh hình chữ U

    Dùng tạo cầu muối, dung dịch điện cực, rửa khí, thu khí v.v…

    Bằng thuỷ tinh trung tính, chịu nhiệt, miệng hơi loe, đảm bảo độ bền cơ học.

    1.  

    Ống thủy tinh hình trụ

    Dùng để đo thành phần khí.

    Bằng thuỷ tinh trung tính, đảm bảo độ bền cơ học. Dung tích tối thiểu 200ml.

    1.  

    Ống mao quản

    Dùng hút chất lỏng và sử dụng tương tự mao quản.

    Bằng thủy tinh trung tính, ống thẳng, dài tối thiểu 200 mm, hở 2 đầu, Φ trong tối đa 1mm.

    1.  

    Phễu lọc

    Dùng lọc chất lỏng.

    Gồm hai loại: có cuống phễu dài và có cuống phễu ngắn;

    Bằng thuỷ tinh trung tính, chịu nhiệt, đảm bảo độ bền cơ học.

    1.  

    Phễu chiết

    Dùng tách các chất lỏng không tan vào nhau.

    Bằng thủy tinh trung tính, có độ bền cơ học, dung tích khoảng 60 ml, có khóa nhám tốt và kín.

    1.  

    Thìa xúc hóa chất

    Dùng xúc hoá chất rắn.

    Bằng thuỷ tinh dài tối thiểu 160mm.

    1.  

    Giá để ống nghiệm

    Dùng xếp các ống nghiệm khi làm thí nghiệm.

    Bằng nhựa hoặc bằng gỗ, hai tầng, chịu được hoá chất, có kích th­ước phù hợp để đựng được các loại ống nghiệm khác nhau.

    1.  

    Chày, cối

    Dùng nghiền các hoá chất rắn.

    Bằng sứ, men nhẵn, lòng cối và đầu chày có độ nhám.

    1.  

    Bộ nút cao su

    Dùng nút các bình cầu, bình tam giác, ống nghiệm, ống thuỷ tinh thẳng v.v…

    Gồm 02 loại: có lỗ (với Φ lỗ phù hợp với ống dẫn thủy tinh) và không có lỗ. Bằng cao su đàn hồi, chịu hoá chất, lưu hoá tốt, kích thước ngoài phù hợp để nút các loại ống, bình.

    1.  

    Ống dẫn

    Nối các đoạn ống dẫn bằng thuỷ tinh.

    Bằng cao su mềm, chịu hoá chất có kích thước phù hợp để nối các đoạn ống dẫn bằng thuỷ tinh.

    1.  

    Băng kim loại kép

    So sánh độ dẫn điện.

    Gồm: Lá kim loại bằng đồng gắn chặt chồng khít với lá kim loại bằng thép. Gắn được trên giá đỡ.

    1.  

    Kẹp ống nghiệm

    Kẹp ống nghiệm khi làm thí nghiệm.

    Cán dài, bằng gỗ, lò xo chất lượng cao, độ đàn hồi tốt, kẹp được ống nghiệm các loại.

    1.  

    Khay thí nghiệm

    Dùng mang dụng cụ và hoá chất khi làm thí nghiệm.

    - Vật liệu bằng gỗ hoặc nhựa kích thước khoảng (420´330´80)mm.

    - Có quai xách thiết kế phù hợp để đựng được dụng cụ và hóa chất khi làm thí nghiệm

    1.  

    Kẹp đốt hóa chất

    Kẹp hoá chất khi đốt.

    Bằng Inox, có chiều dài khoảng 200mm.

    1.  

    Kẹp Mo

    Kẹp ống dẫn bằng cao su

    Bằng thép đàn hồi, không gỉ.

    1.  

    Kiềng 3 chân

    Đỡ các dụng cụ thí nghiệm khi đun.

    Bằng Inox có 3 chân cao khoảng 105mm.

    1.  

    Muỗng đốt hóa chất

    Đựng hoá chất khi đốt.

    Bằng Inox, cán dài khoảng 250mm

    1.  

    Tấm lưới nung

    Phân tán nhiệt và chia đều nhiệt khi đun nóng.

    Bằng kim loại, chịu nhiệt; có giá đỡ và có thanh để kẹp vào giá đỡ.

    1.  

    Cân hiện số

    Cân hoá chất.

    Độ chính xác 0,1 g hoặc 0,01 g. Khả năng cân tối đa 240g.

    1.  

    Bộ giá thí nghiệm

    Kẹp, giữ các dụng cụ khi làm thí nghiệm.

    Gồm:

    - Một đế vững chắc: Một cọc hình trụ đường kính khoảng 10mm, cao khoảng 500mm; Các loại kẹp ống nghiệm; Khớp nối các loại; Một vòng kiềng;

    - Các chi tiết trên được làm bằng vật liệu chịu hóa chất.

    1.  

    Bộ dụng cụ thí nghiệm phân tích thể tích

    Dùng cho các thí nghiệm xác định nồng độ và chuẩn độ dung dịch.

    Gồm:

    - Đế; Kẹp Buret bằng nhựa không bị ăn mòn do hóa chất;

    - Buret bằng thuỷ tinh trung tính, chịu nhiệt, dung tich 25 ml (hai loại màu trằng và màu nâu);

    - Pipet bằng thuỷ tinh trung tính, chịu nhiệt, có độ chia, ở giữa có chỗ phình đường kính 16mm, chiều dài đoạn phình 40mm, hai loại dung tích 5ml và 20ml;

    - Quả bóp cao su dùng để hút pipet 5ml (bằng cao su đàn hồi, lưu hóa tốt, chịu hóa chất);

    - Bình tam giác 250ml; Cốc thủy tinh 150ml; Đũa thủy tinh; Phễu; Bình định mức 100ml.

    38

    Bộ dụng cụ thực hành dùng cho học sinh

    Dùng cho học sinh để tiến hành các thí nghiệm.

    Gồm 22 chi tiết:

    a) Pipet 1 mL, tỉ lệ chia 1/100;

    b) Cột sắc kí (thủy tinh), với phễu PP và lưới lọc PE 20 mm, cũng có thể dùng như phễu Buchner, hoặc bình lóng;

    c) Bộ gá nhiệt kế (Santoprene);

    d) Bộ nối (Viton);

    e) Cá từ (4 ´ 12 mm) trong lọ thu chất chưng cất;

    f) Phễu Hirsch với đĩa lọc PE 20 mm;

    g) Khóa của cột sắc kí và bình lóng;

    h) Bộ gá đầu chưng cất Claisen với bộ ngưng tụ khí;

    i) Cốc để lọc, 25 ml;

    j) Bộ nối đầu chưng cất 105°;

    k) Nút cao su chặn;

    l) Ống tiêm PP (syringe);

    m) Bộ nối (Santoprene) có thanh đỡ;

    n) Ống li tâm (15 ml), thu chất thăng hoa có nắp đậy;

    o) Bộ ngưng tụ khí (cột chưng cất);

    p) Ống nghiệm, đã cân chỉnh, 10´100 mm;

    q) Cốc hình nón (erlenmeyer), 10 ml;

    r) Lọ cầu cổ dài, 5 ml;

    s) Lọ cầu cổ ngắn, 5 ml;

    t) Bộ gá lọc của thiết bị thăng hoa;

    u) Ống Teflon đường kính 1/16”;

    v) Thìa dẹt (spatula) có đầu xúc.

    39

    Bộ thiết bị đo lường cảm biến

     

     

    39.1

    Thiết bị xử lí dữ liệu và hiển thị kết quả thí nghiệm

    - Thu nhận tín hiệu từ các cảm biến;

    - Xử lý tín hiệu;

    - Hiển thị kết quả ra màn hình cảm ứng, thiết bị cầm tay hoặc kết nối với máy tính để hiển thị trên màn hình máy tính hoặc máy chiếu.

    - Thiết bị xử lý dữ liệu và hiển thị kết quả thí nghiệm có màn hình màu, cảm ứng, có các cổng kết nối cảm biến, cổng USB kết nối với máy tính và các phụ kiện cần thiết tối thiểu để kết nối với cảm biến. Hiển thị số liệu dưới các dạng số, đồ thị, bảng;

    - Thiết bị có khả năng phát tín hiệu dưới dạng sóng sin hoặc dạng xung;

    - Phần mềm xử lí dữ liệu thí nghiệm được Việt hóa.

    39.2

    Cảm biến nhiệt độ

    Đo nhiệt độ (oC).

    Dải đo từ -20oC đến 120oC. Độ chính xác ± 1oC.

    39.3

    Cảm biến độ dẫn điện

    Xác định mức độ dẫn điện của các chất.

    3 dải đo: 0-200mS/cm; 0-2000mS/cm; 0-20000mS/cm; Độ chính xác ± 1% trên toàn dải đo.

    39.4

    Cảm biến pH

    Đo độ pH của các chất.

    Dải đo pH = 0-14. Độ chính xác ± 0,1Ph

    39.5

    Cảm biến hiệu điện thế

    Đo hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều.

    Tùy chọn 2 dải đo ± 6V và ± 1V bằng công tắc trượt. Độ chính xác ± 1%.

    39.6

    Cảm biến dòng điện

    Đo cường độ của dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều.

    Tùy chọn 2 dải đo ± 1A và ± 0,3A bằng công tắc trượt. Độ chính xác ±1%.

    39.7

    Cảm biến áp suất

    Đo áp suất tuyệt đối của chất khí.

    Thang đo từ 0 đến 250kPa (áp suất tuyệt đối). Độ chính xác ±1,5% trên toàn thang đo.

    39.8

    Cảm biến quang phổ so màu

    So sánh màu sắc và phổ phân tích.

    Dải đo từ 0% - 100%; Bước sóng 625 nm (ánh sáng đỏ), 520 nm (ánh sáng xanh lá cây), 465 nm (ánh sáng xanh nước biển).

    39.9

    Cảm biến nồng độ CO2

    Đo nồng độ CO2

    Dải đo 400 – 10000 pm; độ chính xác ±2%.

    I.2

    Thiết bị dạy học theo chuyên đề Olympic

    1

    Bếp điện

    Để đun nóng các chất.

    Loại thông dụng, Công suất tối thiểu 1000W. Điện áp 220V/50Hz.

    2

    Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)

    Dùng trong thí nghiệm phân tích nhằm tách các chất theo phương pháp sắc ký.

    Gồm:

    - Hệ thống cấp dung môi và bơm cao áp;

    - Hệ thống đưa mẫu vào cột;

    - Cột sắc ký;

    - Dung dịch rửa giải.

    3

    Thiết bị phân tích sắc ký lớp mỏng TLC

    Dùng trong thí nghiệm phân tích nhằm tách các chất theo phương pháp sắc ký.

    Gồm:

    - Bản sắc kí;

    - Ống mao dẫn;

    - Bộ dung dịch sắc ký.

    4

    Đèn cực tím (UV)

    Dùng để soi các mẫu thử sau khi phân tích.

    Soi được 2 bước sóng 254 mm và 356nm.

    5

    Máy lắc trộn

    Lắc trộn các chất hóa học nhằm tạo hỗn hợp đồng nhất.

    - Cấu trúc được cấu tạo bằng vật liệu có khả năng chống chịu các quá trình ăn mòn hoá học;

    - Tốc độ: 0 – 3000 vòng/ phút;

    - Bộ điều khiển tốc độ;

    - Dạng lắc tròn.

    6

    Máy quay li tâm

    Để tách hỗn hơp các chất theo phương pháp ly tâm

    RCF max: 16,060

    Điện áp: 220V/50Hz;

    Công suất tiêu thụ: 250VA;

    Màn hình hiển thị số vòng quay và thời gian ly tâm;

    Chức năng tự động ngắt khi không đạt trạng thái cân bằng.

    7

    Máy nghiền mẫu

    Nghiền các mẫu chất rắn để đạt được kích thước quy định khi làm thí nghiệm.

    Dung tích buồng nghiền khoảng: 80ml;

    Có khả năng bảo vệ quá tải;

    Điện áp: 220V/50Hz.

    8

    Thiết bị khuấy từ có gia nhiệt

    Để pha chế dung dịch, kết hợp nhiệt độ với tác động khuấy từ.

    - Dung tích khuấy tối thiểu: 1000 ml;

    - Tốc độ khuấy: 0-1500 vòng/ phút;

    - Khả năng gia nhiệt: từ nhiệt độ phòng đến 340oC;

    - Tốc độ gia nhiệt: 7K/phút với 1000 ml nước;

    - Công suất gia nhiệt: 600W;

    - Độ chính xác nhiệt độ: +/-10K;

    - Đường kính đĩa gia nhiệt khoảng: 135mm;

    - Tấm gia nhiệt;

    - Điện áp: 220V/50Hz.

    9

    Tủ sấy tự động

    Để sấy các mẫu hóa chất làm thí nghiệm.

    Dung tích 40 - 55 Lít, đối lưu tự nhiên, màn hình hiển thị số, điều chỉnh thời gian từ 0 – 99h59’. Điều chỉnh nhiệt độ từ nhiệt độ phòng đến 220oC. Điện áp 220V/50Hz.

    10

    Hệ thống Buret tự động

    Để chuẩn độ thể tích

    - Hệ thống tự động hút vào buret;

    - Thể tích : 10 ml, 25ml;

    - Vạch chia : 0,05ml; 0,1 ml;

    - Thể tích bình : 500 ml.

    11

    Máy điện phân

    Dùng cho các thí nghiệm về điện phân.

    Có đủ các loại điện cực : Pt, Cu, Zn, than chì, dây Au, Pt, calomen…

    12

    Máy đo nhiệt lượng kế

    Dùng cho thí nghiệm nhiệt hóa học.

    Nhiệt độ làm việc 25oC hoặc 30oC Công suất: 1,8kW;

    Dải đo lớn nhất là 40.000J;

    Dung tích bình phân huỷ khoảng: 260ml;

    Nhiệt độ phân giải: 1/10.000K;

    Điện áp: 220V/50Hz.

    13

    Thiết bị chưng cách cát

    Để tiến hành đun nóng trong các thí nghiệm cần nâng nhiệt độ từ từ.

    Dung tích khoảng 500 ml ;

    Nhiệt độ tối đa 500oC ;

    Công suất 240W ;

    Độ sâu bên trong khoảng 85 mm ;

    Điện áp: 220V/50Hz

    14

    Quang phổ kế hấp thụ

    - Để đo “số lượng ánh sáng” một mẫu hấp thụ được khi cho tia sáng đi xuyên qua mẫu và đo cường độ của ánh sáng đến đầu dò (detector);

    - Để xác định nồng độ mẫu chất lỏng.

    Gồm:

    - Cuves;

    - Màn hình tinh thể lỏng LCD;

    - Khoảng bước sóng : 320 - 1000nm;

    - Nguồn sáng;

    - Đầu dò;

    - Độ chính xác bước sóng : ±1nm;

    - Độ rộng khe phổ tối thiểu: 5nm;

    - Khoảng quang học: 0 - 2A, 0 - 150%T;

    - Độ truyền qua : 0 - 150%(T);

    - Điện áp: 220V/50Hz.

    15

    Máy cất nước

    (1 lần, 2lần)

    Để điều chế nước tinh khiết làm thí nghiệm.

    Công suất khoảng 2 - 4 lít/giờ;

    Chất lượng nước đầu ra: pH = 5,6 - 6,0;

    Không sử dụng Pyrogen;

    Điện áp: 220V/50Hz.

    16

    Lò nung

    Nung mẫu chất rắn trong thí nghiệm.

    Nhiệt độ đạt đến 1200oC ;

    Bộ điều khiển cho phép người sử dụng cài đặt;

    Điện áp: 220V/50Hz.

    17

    Bơm hút chân không

    Bơm hút chất khí hoặc chất lỏng.

    Loại 1 cấp, phễu lọc hút chân không các loại.

    18

    Buret Brush

    Dùng chuẩn độ thể tích

    Loại thông dụng

    19

    Pipet máy

    Dùng chuẩn độ, lấy mẫu chất lỏng.

    Loại thông dụng

    20

    Pipet Pasteur

    Loại bằng nhựa

    21

    Quả bóp van ba chiều

    Dùng hút, đẩy 2 chiều.

    Loại thông dụng

    22

    Phễu lọc Hirsch

    Để lọc với tốc độ cao, kết hợp với bơm hút.

    Loại thông dụng

    23

    Phễu lọc Buchner

    Loại thông dụng

    24

    Bơm kim tiêm

    Bơm và hút một lượng nhỏ chất lỏng.

    Loại thông dụng có chia độ

    25

    Gell trao đổi ion

    Sắc ký trao đổi ion.

    Bằng nhựa trao đổi ion: 02 loại

    26

    Đĩa thủy tinh

    Chứa mẫu hóa chất.

    Loại thông dụng

    27

    Bộ khoan nút

    Khoan nút với các lỗ có kích thước khác nhau.

    Có 12 cỡ khác nhau đảm bảo khoan được nút cao su, nút bấc.

    II

    HÓA CHẤT

    II.1

    Hóa chất theo chương trình Chuyên

    1.  

    Aluminium (Al)

     

    Bột

    1.  

    Aluminium (Al)

     

    Dây

    1.  

    Sodium (Na)

     

    Thỏi ngâm trong dầu hỏa

    1.  

    Potassium (K)

     

    Thỏi ngâm trong dầu hỏa

    1.  

    Magnesium (Mg)

     

    Bột

    1.  

    Magnesium (Mg)

     

    Dây

    1.  

    Iron (Fe)

     

    Bột

    1.  

    Iron (Fe)

     

    Dây thép

    1.  

    Copper (Cu)

     

    Mảnh nhỏ

    1.  

    Copper (Cu)

     

    Phoi bào

    1.  

    Đồng thau (Cu – Zn)

     

    Mảnh nhỏ

    1.  

    Zinc (Zn)

     

    Viên

    1.  

    Silver (Ag)

     

    Dây

    1.  

    Tin (Sn)

     

    Viên

    1.  

    Nickel (Ni)

     

    Dây

    1.  

    Sắt tây (Fe tráng Sn)

     

    Miếng

    1.  

    Tôn (Fe tráng Zn)

     

    Miếng

    1.  

    Bromine (Br2)

     

    Lỏng

    1.  

    Iodine (I2)

     

    Tinh thể

    1.  

    Sunfur (S)

     

    Bột

    1.  

    Phosphorus (P) đỏ

     

    Bột

    1.  

    Than gỗ (C)

     

    Mẩu

    1.  

    Cupric oxide (CuO)

     

    Bột

    1.  

    Manganese oxide (MnO2)

     

    Bột

    1.  

    Chromium oxide (Cr2O3)

     

    Bột

    1.  

    Sodium hydroxide (NaOH)

     

    Viên

    1.  

    Ammonia (NH3)

     

    Dung dịch bão hòa

    1.  

    Sunfuric acid (H2SO4)

     

    Dung dịch 98%

    1.  

    Nitric acid (HNO3)

     

    Dung dịch 63%

    1.  

    Photphoric acid (H3PO4)

     

    Dung dịch 96%

    1.  

    Hydrochloric acid (HCl)

     

    Dung dịch 37%

    1.  

    Hydrogen sunfide (H2S)

     

    Dung dịch bão hòa

    1.  

    Hydrogen peroxide

    (H2O2)

     

    Dung dịch 50%

    1.  

    Magnesium Chloride (MgCl2.6H2O)

     

    Tinh thể

    1.  

    Barium chloride (BaCl2.6H2O)

     

    Tinh thể

    1.  

    Aluminium chloride

    (AlCl3)

     

    Tinh thể

    1.  

    Iron III chloride

    (FeCl3.6H2O)

     

    Tinh thể

    1.  

    Tin II chloride

    (SnCl2.2H2O)

     

    Tinh thể

    1.  

    Manganese chloride (MnCl2)

     

    Tinh thể

    1.  

    Zinc chloride (ZnCl2)

     

    Tinh thể

    1.  

    Potassium chloride (KCl)

     

    Tinh thể

    1.  

    Potassium iodide (KI)

     

    Tinh thể

    1.  

    Sodium bromide (NaBr)

     

    Tinh thể

    1.  

    Ammonium sunfide (NH4)2S

     

    Tinh thể

    1.  

    Ammonium chloride (NH4Cl)

     

    Tinh thể

    1.  

    Iron II sunfide (FeS)

     

    Tinh thể

    1.  

    Calcium fluoride (CaF2)

     

    Tinh thể

    1.  

    Calcium carbide (CaC2)

     

    Mẩu rắn

    1.  

    Aluminium carbide (Al4C3)

     

    Mẩu rắn

    1.  

    Potassium chlorate (KClO3)

     

    Tinh thể

    1.  

    Sodium nitrite (NaNO2)

     

    Tinh thể

    1.  

    Potassium nitrate (KNO3)

    Tinh thể

    1.  

    Silver nitrate (AgNO3)

     

    Tinh thể

    1.  

    Lead nitrate (Pb(NO3)2)

     

    Tinh thể

    1.  

    Calcium carbonate (CaCO3)

     

    Tinh thể

    1.  

    Sodium carbonate

    (Na2CO3.10H2O)

     

    Tinh thể

    1.  

    Sodium sulfite (Na2SO3)

     

    Tinh thể

    1.  

    Sodium sulfate

    (Na2SO4.10H2O)

     

    Tinh thể

    1.  

    Iron II sulfate (FeSO4)

     

    Tinh thể Fe(NH4)2(SO4)2.12H2O

    1.  

    IronIII sulfate (Fe2(SO4)3.18H2O)

     

    Tinh thể

    1.  

    Cadmium sulfate (CdSO4)

     

    Tinh thể

    1.  

    Nickel sulfate (NiSO4)

     

    Tinh thể

    1.  

    Copper sulfate (CuSO4.5H2O)

     

    Tinh thể

    1.  

    Potassium permanganate

    (KMnO4)

     

    Tinh thể

    1.  

    Potassium dichromate (K2Cr2O7)

     

    Tinh thể

    1.  

    Potassium thiocyanate (KSCN)

     

    Tinh thể

    1.  

    Ammonium bicarbonate

    (NH4HCO3)

     

    Tinh thể

    1.  

    Sodium dihidrophosphate (NaH2PO4)

     

    Tinh thể

    1.  

    Calcium hidrophosphate (CaHPO4)

     

    Tinh thể

    1.  

    Sodium silicate (Na2SiO3)

     

    Lỏng

    1.  

    Ammonium dichromate

    ((NH4)2Cr2O7)

     

    Tinh thể

    1.  

    Sodium thiosulfite (Na2S2O3)

     

    Tinh thể

    1.  

    Potassium ferricyanide

    (K3[Fe(CN)]6)

     

    Tinh thể

    1.  

    Potassium ferrocyanide

    (K4[Fe(CN)]6)

     

    Tinh thể

    1.  

    Nước javen (NaClO)

     

    Dung dịch bão hòa

    1.  

    Benzen (C6H6)

     

    Lỏng

    1.  

    Hexan (C6H14)

     

    Lỏng

    1.  

    Toluen (C6H5-CH3)

     

    Lỏng

    1.  

    Naphtalen (C10H8)

     

    Miếng

    1.  

    Xăng

     

    Lỏng

    1.  

    Dầu hỏa

     

    Lỏng

    1.  

    Parafin

     

    Mẩu rắn

    1.  

    Dầu thông

     

    Lỏng

    1.  

    Polietilen (P.E)

     

    Mẩu rắn

    1.  

    Polipropilen (P.P)

     

    Mẩu rắn

    1.  

    Polistiren (P.S)

     

    Mẩu rắn

    1.  

    Cao su tự nhiên

     

    Miếng

    1.  

    Ancol etylic (C2H5OH)

     

    Lỏng, 96o

    1.  

    Phenol (C6H5OH)

     

    Tinh thể

    1.  

    Glixerol (C3H5(OH)3)

     

    Lỏng

    1.  

    Formaldehyde (H-CHO)

     

    Lỏng

    1.  

    Acetone (CH3COCH3)

     

    Lỏng

    1.  

    Acetic acid (CH3COOH)

     

    Lỏng

    1.  

    Acid benzoic (C6H5COOH)

     

    Tinh thể

    1.  

    Methylamine (CH3NH2)

     

    Lỏng

    1.  

    Ethylamine (C2H5NH2)

     

    Lỏng

    1.  

    Aniline (C6H5NH2)

     

    Lỏng

    1.  

    Chất béo

     

    Lỏng

    1.  

    Glyxin (H2N-CH2-COOH)

     

    Lỏng

    1.  

    Glucozơ (C6H12O6)

     

    Tinh thể

    1.  

    Saccarozơ (C12H22O11)

     

    Tinh thể

    1.  

    Tinh bột (C6H10O5)n

     

    Bột

    1.  

    Xenlulozơ (C6H10O5)n

     

    Rắn

    1.  

    Quỳ tím

     

    Giấy

    1.  

    Phenolphtalein

     

    Giấy

    1.  

    Metyl da cam

    C14H14O3N3SNa

     

    Tinh thể

    1.  

    Thuốc thừ Fehling

     

    Dung dịch

    1.  

    Ninhiđrin (C9H6O4)

     

    Dung dịch

    1.  

    a-Naphtol + NaBrO

     

    Dung dịch

    II.2

    Hóa chất theo chuyên đề Olympic

    1

    3,4-dimetoxibenzandehit (DMBA)

    Thí nghiệm: Phản ứng ngưng tụ Andol.

    Tinh thể

    2

    1- indanon (C9H7ON)

    Tinh thể

    3

    Diethyl ethe ((C2H5)2O)

    Lỏng

    4

    Heptane (C7H14)

    Lỏng

    5

    Ethyl ethanoat (CH3COOC2H5)

    Lỏng

    6

    S-phenylalanine (C9H11O2N)

    Thí nghiệm: Tổng hợp Benzyl hydantoin.

    Tinh thể

    7

    Sodium cianate (NaOCN)

    Tinh thể

    8

    Diisopropyl ethe ([(CH3)2CH]2O)

    Lỏng

    9

    Methyl cianide (CH3CN)

    Thí nghiệm: Phân tích định tính chất hữu cơ.

    Lỏng

    10

    2,4dinitrophenylhydrazine 2,4-DNPH)

    Lỏng

    11

    Xeri(IV) ammoni nitrat trong HNO3 loãng (CAN)

    Dung dịch

    12

    Sodium thiosunfat (Na2S2O3)

    Thí nghiệm: Phân tích lượng axit Ascorbic trong Vitamin C.

    Dung dịch 2M

    13

    Metyl đỏ (Methyl red) C15H15O2N3

    Dung dịch

    14

    Natri 2,4,6-trinitrobenzen sunfonat (C6H2O9N3SNa) (TNBS)

    Thí nghiệm: Sắc ký trao đổi ion các aminoaxit.

    Lỏng

    15

    Dung dịch đệm cacbonat

    Dung dịch

    16

    Histidin (His) (C6H9O2N3)

     

    17

    Cystein (CySH) C3H7O2NS)

     

    18

    Arginin (Arg) (C6H14O2N3)

     

    19

    Tác nhân Ellmann (C14H8S2N2O8)

    Dung dịch

    20

    Diazobenzensunfonic

    (tác nhân Pauli)

    Dung dịch

    21

    Dung dịch đệm Tris-HCl

    Dung dịch

    22

    8-hydroxiquinolin

    Lỏng

    23

    anaphtol

    (tácnhânSakaguchi)

    Lỏng

    24

    Natri hypobromua (NaBrO)

    Tinh thể

    25

    Dung dịch urê 8 M

    Dung dịch bão hòa

    26

    Axit Salixylic (HOC6H4COOH)

    Thí nghiệm: Tổng hợp và phân tích Aspirin.

    Tinh thể

    27

    Anhydrit axetic

    (CH3CO)2O

    Lỏng

    28

    Viên thuốc chứa Fe (II)

    Thí nghiệm: Xác định sắt trong thuốc viên chứa sắt.

    Viên

    29

    1,10-phenanthroline

    (C12H8N2)

     

    30

    Hydroxyl ammonium chloride

    Tinh thể

    31

    Amoni thioxyanat (NH4SCN)

    Thí nghiệm: Phân tích định tính chất vô cơ.

    Tinh thể

    32

    Bột mài chứa Na2CO3, CaCO3 và Na2HPO4

    Thí nghiệm: Xác định cacbonat và hiđrophotphat trong mẫu làm chất mài.

    Bột

    33

    Potassium oxalate (K2C2O4)

    Tinh thể

    34

    Thymolphthalein (TP)

    Dung dịch chất chỉ thị

    35

    BromoCresol Green (BCG)

    Dung dịch chất chỉ thị

    36

    Dung dịch EDTA tiêu chuẩn

    Thí nghiệm: Chuẩn độ Complexon: xác định ion kim loại.

     

    37

    Murexide(cg.amonipupurat) C8H4N5O6NH4.H2O

    Dung dịch chất chỉ thị

    III

    VẬT TƯ – THIẾT BỊ TIÊU HAO

    1

    Chổi rửa ống nghiệm

    Để rửa ống nghiệm.

    Cán dài khoảng 30 cm, lông chổi phù hợp rửa được các loại ống nghiệm.

    2

    Kính bảo vệ mắt

    Dùng bảo vệ mắt khi làm thí nghiệm.

    Bằng nhựa trong suốt, chịu hoá chất, gồm 02 loại: không màu và có màu nâu.

    3

    Găng tay

    Bảo vệ tay khi làm thí nghiệm.

    Gồm 02 loại:

    - Loại cao su chịu đàn hồi cao, chịu hoá chất

    - Loại polietilen thông dụng

    4

    Áo choàng

    Bảo vệ khi làm thí nghiệm.

    Loại thông dụng

    5

    Giấy lọc

    Để lọc qua phễu.

    Loại thông dụng

    6

    Giấy lau

    Dùng để lau.

    Loại thông dụng

     

    Lưu ý:

    - Tất cả hoá chất được đựng trong lọ nhựa hoặc lọ thuỷ tinh có nắp kín đảm bảo an toàn với từng loại hoá chất. Trên mỗi lọ đều có tem nhãn được ghi đầy đủ các nội dung: tên thông dụng, công thức hoá học, trọng lượng hoặc thể tích, nồng độ, độ tinh khiết, hạn sử dụng, đơn vị cung cấp và các cảnh báo về bảo quản và an toàn. Nhãn đảm bảo không phai màu, mất chữ và bám chắc vào lọ trong quá trình vận chuyển và sử dụng.

    - Đối với các hoá chất độc như axit đậm đặc, brom... phải có cách thức đóng gói và bảo quản riêng.

    - Các lọ hoá chất được đóng gói trong các thùng có ngăn đựng đảm bảo an toàn khi vận chuyển và sử dụng.

     

    DANH MỤC TỐI THIỂU

    THIẾT BỊ DẠY HỌC MÔN SINH HỌC – TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN
    (Ban hành kèm theo Thông tư số 38 /2011/TT-BGDĐT ngày 29/8 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

    STT

    Tên thiết bị

    Chức năng cơ bản

    Yêu cầu kỹ thuật cơ bản

     I

    THIẾT BỊ DÙNG CHUNG

    1.  

    Bể nước ổn nhiệt

    Dùng để ổn định nhiệt độ không đổi phục vụ các thí nghiệm về Hóa sinh và Di truyền học.

    Dung tích khoảng 6 lít;

    Khoảng nhiệt độ: Từ - 30 đến + 30oC;

    1.  

    Bể siêu âm

    Dùng sóng siêu âm để ổn định nhiệt, công phá mẫu phân tích, rửa mẫu.

    Dung tích khoảng 10 lít.

    1.  

    Bình đựng Nitơ lỏng

    Bình được thiết kế cho vận chuyển nitơ lỏng hoặc vận chuyển mẫu sinh học, lượng Nitơ hao hụt thấp. Dùng trong các thí nghiệm về tế bào học, vi sinh học, hóa sinh và di truyền học.

    Được làm bằng vật liệu có sức bền cao. Đảm bảo giữ được độ chân không.

    1.  

    Buồng cấy vô trùng

    Dùng trong các thí nghiệm vi sinh học, công nghệ tế bào và sinh học phân tử.

    Kích thước bên trong buồng khoảng:(1500 x 630 x 650) mm.

    1.  

    Bình lên men

    Nuôi cấy vi sinh vật và tế bào trong điều kiện liên tục hoặc không liên tục.

    Loại nhỏ, đảm bảo nuôi cấy vi sinh vật và tế bào.

    1.  

    Bộ khuôn điện di

    Tách và xác định các sản phẩm ADN, ARN, Protein và các sản phẩm PCR.

    Bộ khuôn điện di kèm theo nguồn điện di.

    1.  

    Bộ Pipetman

    Dùng lấy các hóa chất theo đúng lượng quy định.

    Gồm các loại: 10µl, 100μl, 200μl, 1000μl; có giá để.

    1.  

    Bộ thiết bị sắc ký cột Gradient và trao đổi ion

    Dùng để tách và định tính các chất trong một hỗn hợp.

    Gồm :

    - Hệ thống cấp dung môi và bơm cao áp;

    - Hệ thống đưa mẫu vào cột;

    - Cột sắc ký; Dung dịch rửa giải.

    1.  

    Bộ thiết bị sắc ký lớp mỏng

    Dùng để tách và định tính các chất trong một hỗn hợp.

     Gồm:

    - Bản sắc kí;

    - Ống mao dẫn;

    - Bộ dung dịch sắc ký.

    1.  

    Buồng đếm tế bào

    Dùng để đếm tế bào.

     

    1.  

    Cân kỹ thuật

    Dùng để cân hóa chất, mẫu vật.

    Đơn vị đo: 10-3gram

    1.  

    Cân phân tích

    Dùng để cân hóa chất, mẫu vật.

    Đơn vị đo: 10-4gram.

    1.  

    Dụng cụ đo cường độ ánh sáng

    Đo cường độ ánh sáng dùng trong thí nghiệm sinh lý thực vật và sinh thái học

    - 2 dải đo 0 - 5K Lux và 0 -130K Lux, độ chính xác ±4% trên cả 2 dải đo;

    - Kết nối với máy tính để xử lý dữ liệu.

    1.  

    Dụng cụ đo độ ẩm không khí

    Đo độ ẩm không khí dùng trong thí nghiệm sinh lý thực vật và sinh thái học

    - Khoảng đo: 0 đến 100%; Độ chính xác: ±3%.

    - Kết nối với máy tính để xử lý dữ liệu.

    1.  

    Dụng cụ đo độ mặn

    Đo độ mặn dùng trong thí nghiệm sinh lý thực vật và sinh thái học

    Khoảng đo ppt: 0-150 ppt; Độ phân giải: 1; Độ chính xác ± 2; Khoảng đo tỷ trọng: 1.000 - 1.114 S.G; Độ phân giải 0.001; Độ chính xác ± 0.002.

    1.  

    Dụng cụ đo pH

    Đo pH của môi trường dùng trong thí nghiệm vi sinh học, tế bào học, sinh lý thực vật và sinh thái học,...

    - Khoảng đo: 0-14pH;

    - Độ chính xác:±0,1pH;

    - Kết nối với máy tính để xử lý dữ liệu thông qua 1 bộ kết nối.

    1.  

    Kính hiển vi chụp ảnh

    Kính hiển vi có kết nối với máy ảnh (Camera gắn trong kính) dùng quan sát và chụp ảnh dưới kính hiển vi trong các thí nghiệm về tế bào học, thực vật học, vi sinh học, di truyền học.

    Độ phóng đại 1000x, 2 thị kính 10x;

    Camera: CCD 1/3" 768x576 pixels kết nối máy tính qua USB và S-video RCA.

    1.  

    Kính hiển vi quang học

    Phóng đại hình của các vật thể, nghiên cứu nền tối, nền sáng, phản pha.

    Độ phóng đại 100x tới 1000x. Kèm theo trắc vi thị kính, vật kính, thị kính đánh dấu.

    1.  

    Kính lúp hai mắt điện

    Dùng để phóng đại vật thể có kích thước nhỏ.

    - Độ phóng đại 7x-45x, nguồn sáng LED, thị kính nghiêng 45o, xoay tròn 360o; 2 thị kính 10x;

    - Kết nối được với máy ảnh.

    1.  

    La bàn

    Xác định phương hướng trong nghiên cứu về sinh thái học, động vật học và thực vật học.

    Loại thông dụng

    1.  

    Lò vi sóng

    Xử lí mẫu

    Loại thông dụng

    1.  

    Máy cất nước 2 lần

    Tạo ra nước tinh khiết

    Loại thông dụng cất nước 2 lần

    1.  

    Máy định vị toàn cầu GPRS

    Xác định vị trí, khoảng cách, diện tích ô tiêu chuẩn, độ cao so với mặt nước biển,... khu vực nghiên cứu.

    - Mạng:GSM/GPRS;

    - Băng tần:850/900/1800/1900Mh;

    - Độ nhạy GSM: nhỏ hơn 102dBm;

    - Độ nhạy GPS: 159dBm.

    1.  

    Máy đo diện tích lá

    Dùng để đo diện tích lá trong các thí nghiệm về thực vật học, sinh thái học, sinh lý thực vật,....

    Đảm bảo đo diện tích lá mà không làm hỏng lá, thực hiện đ­ược 6 phép đo: diện tích, dài, rộng, chu vi, hình dạng, tỷ số.

    1.  

    Máy đo quang phổ

    Dùng để xác định hàm lượng một số chất như Protein, DNA, chlorophil, tinh bột… trong dung dịch.

    Đơn vị đo: nm;

    Giải tần: Từ 180 – 1000 nm.

    1.  

    Máy hút ẩm

    Đảm bảo cho không khí khô, bảo quản các thiết bị thí nghiệm.

    Loại thông dụng

    1.  

    Máy khuấy từ gia nhiệt

    Dùng từ để khuấy dung dịch ở nhiều nhiệt độ khác nhau.

    Tốc độ khuấy: 60 - 1200rpm; Thang nhiệt độ tối đa: 30 – 540oC ; Công suất 1200W; Điện áp: 220V/50Hz.

    1.  

    Máy lắc ổn nhiệt

    - Lắc ổn nhiệt thích hợp sử dụng trong vi sinh, dược phẩm, thực phẩm, thức ăn gia súc thích hợp làm việc trong thời gian dài;

     - Vận hành lắc và điều nhiệt riêng rẽ.

    - Loại 20 bình tam giác 125ml; Tốc độ lắc: 10 – 250 rpm, biên độ lắc: 25 mm. Khoảng nhiệt độ làm việc: RT+5 đến 75OC;

     - Điều khiển hiện số PID giá trị nhiệt độ. Hiển thị nhiệt độ cài đặt và nhiệt độ thực trong bể;

     - Kẹp bình tam giác 125ml.

    1.  

    Máy lắc rung Vortex

    Kiểu lắc rung, dùng với nhiều loại dụng cụ lắc khác nhau như: ống nghiệm, bình tam giác, đĩa peptri, ống eppendorf…

    - Khoảng tốc độ lắc: 250-2500 vòng/phút;

    - Điện áp: 220V/50Hz.

    1.  

    Máy ly tâm lạnh

    Ly tâm mẫu ống từ 1,5ml – 50ml dùng trong các thí nghiệm phân tích hàm lượng các chất.

    - Thang nhiệt độ vận hành: - 200C đến 400C;

    - tốc độ ly tâm tối đa: 15.000 v/p.

    1.  

    Máy phá tế bào bằng siêu âm

    Phá tế bào bằng sóng siêu âm

    Công suất: 200W; Điện áp: 220 V/ 50 Hz.

    1.  

    Máy soi và chụp ảnh Gel

    Sử dụng cho chụp ảnh Gel với ánh sáng UV, huỳnh quang, hay trong ánh sáng trắng thông thường qua 3 vị trí đặt filter lọc sáng.

     Loại thông dụng kết nối được với máy tính.

    1.  

    Nồi hấp khử trùng

    Đảm bảo vô trùng các dụng cụ thí nghiệm vi sinh cũng như tạo môi trường vô trùng cho các mẫu thí nghiệm.

    Loại thông dụng.

    1.  

    Ống nhòm

    Phóng đại để quan sát bằng mắt các vật ở xa.

    Loại thông dụng.

    1.  

    Tủ lạnh

    Bảo quản mẫu vật.

    Loại thông dụng có 2 ngăn làm đá và giữ lạnh.

    1.  

    Tủ sấy

    Sấy khô mẫu vật dùng trong các thí nghiệm tế bào học, vi sinh học, sinh lý thực vật,....

    Nhiệt độ tối đa: 3000C. Điều khiển được nhiệt độ làm việc Dung tích buồng khoảng 70 lít.

    37

    Thiết bị xử lí dữ liệu và hiển thị kết quả thí nghiệm

    - Thu nhận tín hiệu từ các cảm biến;

    - Xử lý tín hiệu;

    - Hiển thị kết quả ra màn hình cảm ứng, thiết bị cầm tay hoặc kết nối với máy tính để hiển thị trên màn hình máy tính hoặc máy chiếu.

    - Thiết bị xử lý dữ liệu và hiển thị kết quả thí nghiệm có màn hình màu, cảm ứng, có các cổng kết nối cảm biến, cổng USB kết nối với máy tính và các phụ kiện cần thiết tối thiểu để kết nối với cảm biến. Hiển thị số liệu dưới các dạng số, đồ thị, bảng;

    - Thiết bị có khả năng phát tín hiệu dưới dạng sóng sin hoặc dạng xung;

    - Phần mềm xử lí dữ liệu thí nghiệm được Việt hóa..

     II

    THIẾT BỊ THỰC HÀNH DÙNG CHO TỪNG PHÂN MÔN SINH HỌC

    II.1

    Giải phẫu thực vật

     

     

    1.  

    Kim mũi mác

    Lấy mẫu, làm tiêu bản

    Loại thông dụng

    1.  

    Khay nhựa

    Dùng để đựng mẫu vật

    Loại thông dụng

    1.  

    Đĩa thủy tinh

    Dùng để nhuộm mẫu

    Loại thông dụng

    II.2

    Phân loại thực vật

     

     

    1.  

    Kẹp ép cây

    Dùng để làm tiêu bản thực vật

    Loại thông dụng

    1.  

    Thước đo cây

    Dùng để đo cây

    Loại thông dụng có độ dài khoảng 10m – 30m.

    1.  

    Kéo cắt cây

    Dùng để cắt cây

    Loại thông dụng bằng thép không gỉ.

    1.  

    Dao con

    Dùng để lấy mẫu

    Loại thông dụng bằng thép không gỉ.

    5

    Bình ngâm mẫu

    Dùng để ngâm mẫu tiêu bản thực vật.

    Thủy tinh trung tính.

    II.3

    Động vật học

     

     

    1.  

    Khay mổ

    Dùng để mổ động vật

    Kích thước khoảng: 5 x 20 x 30 cm;

    Có tấm cao su đặt trong khay để ghim động vật.

    1.  

    Vợt bắt côn trùng

    Bắt côn trùng

    Vật liệu làm lưới: nylon;

    Đường kính mắt lưới: 0.2 mm;

    Đường kính khung khoảng: 280 mm, sâu 500 mm.

    1.  

    Hộp đựng côn trùng

    Bảo quản và sử lý mẫu côn trùng

    Loại thông dụng

    1.  

    Phễu thu động vật

    Dùng để thu động vật đất

    Loại thông dụng

    II.4

    Sinh thái học và môi trường

     

     

    1.  

    Bộ dụng cụ thí nghiệm Sinh thái - Môi trường

    Phân tích các chỉ số môi trường

    Thực hiện thí nghiệm về môi trường địa chất học; phân tích nước; phân tích các thông số chính của đất; phân tích các thành phần trong không khí.

    1.  

    Lưới vớt phù du thực vật

    Điều tra thành phần thực vật phù du trong các thí nghiệm về đa dạng sinh học.

    Kích thước mắt lưới từ 20-25 micromet.

    II.5

    Tế bào học- hóa sinh

     

     

    1.  

    Dụng cụ chuẩn độ

    Dùng để xác định hàm lượng một chất.

     

    Gồm:

     - Bộ đếm giọt: vừa có chức năng đếm giọt vừa có giá giữ ống buret, dụng cụ đo pH, nhiệt độ, độ dẫn, …

    - Máy khuấy từ;

    - Các dụng cụ đo kết nối với máy tính để xử lý dữ liệu.

    II.6

    Sinh lý thực vật

     

     

    1.  

    Bộ dụng cụ thực hành

    Các thí nghiệm về sinh lý thực vật học.

    Thực hiện được các thí nghiệm về sinh lý thực vật học.

    1.  

    Bộ đồ giâm, chiết, ghép

    Thực hành giâm, chiết, ghép cây.

    Gồm 1 dao cắt, 1 dao trổ, kéo cắt cành.

    1.  

    Bộ dụng cụ trồng cây trong dung dịch

    Trồng cây trong dung dịch

    Gồm:

    Giá để trồng cây, các bình chứa dung dịch (bình thủy tinh hoặc bình nhựa có dung tích từ 0.5 đến 5 lít), hệ thống đường ống dẫn nước kèm theo.

    1.  

    Máy đo quang hợp 1

    Đo cường độ quang hợp cây trên cạn.

    Đơn vị đo: Mm CO­2/cm2/giây.

    1.  

    Máy đo quang hợp 2

    Đo cường độ quang hợp cây thủy sinh.

    Đơn vị đo: Mm O2/cm2/giây.

    II.7

    Sinh lý người và động vật

     

     

    1.  

    Cân nặng và thước đo cơ thể người

    Đo chiều cao và cân nặng ở người

    Loại thông dụng

    1.  

    Huyết áp kế

    Để đo huyết áp ở người.

    Loại thông dụng

    1.  

    Dụng cụ đo thể tích hô hấp ở người

    Đánh giá chức năng của phổi

    Loại thông dụng

    1.  

    Máy kích thích Dubarenong

    Để xác định điện thế hoạt động và hưng tính của nơron.

    Loại thông dụng

    II.8

    Vi sinh học và nuôi cấy mô thực vật

     

     

    1.  

    Que cấy Vi sinh vật

    Dùng trong các thí nghiệm nuôi cấy và phân lập Vi sinh vật.

    Đảm bảo cấy được các chủng Vi sinh vật.

    II.9

    Sinh học phân tử - Di truyền học

     

     

    1.  

    PCR

    Nhân bản ADN

     

    III

    DỤNG CỤ HOẶC NGUYÊN LIỆU TIÊU HAO, MAU HỎNG

    III.1

    Dụng cụ

     

     

    1.  

    Ống lọc CLC

    Dùng để lọc

    Loại thông dụng

    1.  

    Bông không thấm nước

    Dùng để nút lọ thủy tinh

    Loại thông dụng

    1.  

    Bông thấm nước

    Dùng khi mổ động vật

    Loại thông dụng

    1.  

    Băng dính các loại

    Dính các loại, ghi mẫu

    Loại thông dụng

    1.  

    Bình chống ẩm

    Hút ẩm

    Loại thông dụng

    1.  

    Bình thủy tinh pha loãng

    Dùng để pha loãng hóa chất

    Thủy tinh trung tính

    1.  

    Giấy thấm

    Dùng để thấm hóa chất khi nhuộm tiêu bản

    Loại thông dụng

    1.  

    Phễu thủy tinh

    Dùng để rót các loại dung dịch

    Loại thông dụng.

    1.  

    Lưới thép

    Dùng để lọc mẫu

    Lưới bằng inox hoặc thép không gỉ, kích thước khoảng(100x10)mm

    1.  

    Bình định mức các cỡ

    Đựng dung dịch theo mức

    Các cỡ 25ml, 100ml, 200ml, 500ml, 1000ml.

    1.  

    Bình ngâm mẫu

    Ngâm mẫu

    Bằng thủy tinh trung tính.

    1.  

    Bình đựng dung môi

    Đựng dung môi

    Bằng nhựa, có vòi nhọn các cỡ.

    1.  

    Bộ dụng cụ làm vệ sinh

    Vệ sinh trang thiết bị phòng thí nghiệm

    Loại thông dụng

    1.  

    Bộ đổ khuôn điện di ngoài

    Để đổ khuôn điện di

     

    1.  

    Bộ đồ làm tiêu bản thực vật

    Làm tiêu bản thực vật

    Gồm hộp đựng, panh kẹp cán ngắn, panh kẹp cán dài, dao giải phẫu, dao cạo, kéo, kim mũi mác

    1.  

    Bộ đồ mổ động vật không xương sống

    Mổ động vật không xương sống

    Bằng inox, gồm: hộp đựng, kéo thẳng nhọn, kéo thẳng nhọn nhỏ, kéo mũi cong nhỏ, kẹp thẳng lớn và nhỏ, kẹp cong lớn và nhỏ, kim giải phẫu, kim mũi mác, dao mổ, dao mổ cán liền, dao mổ cán rời, lưỡi dao mổ cán rời các loại.

    1.  

    Bộ đồ mổ động vật có xương sống

    Mổ động vật có xương sống

    Bằng inox, gồm: hộp đựng, kéo thẳng nhọn, kẹp thẳng lớn, kẹp cong, kim giải phẫu, dao mổ các loại.

    1.  

    Máy hút chân không

    Hút chân không

    Bảo đảm lọc hút chân không

    1.  

    Bộ tiêu bản tế bào động vật phân chia giảm phân

    Các kì giảm phân ở tế bào động vật

    Bảo đảm quan sát rõ nét từng kì phân bào

    1.  

    Bộ tiêu bản tế bào rễ hành phân chia nguyên phân

    Các kì nguyên phân ở tế bào rễ hành

    Bảo đảm quan sát rõ nét từng kì phân bào.

    1.  

    Bộ tiêu bản dùng cho phân loại học thực vật

    Phân loại học thực vật

    Đủ cho các nhóm phân loại

    1.  

    Com pa

    Dùng để vẽ

    Loại thông dụng

    1.  

    Chai thủy tinh

    Đựng dung dịch

    Bằng thủy tinh chịu nhiệt, hóa chất có các cỡ 1000ml; 500ml; 250ml

    1.  

    Đầu côn

    Dùng trong thí nghiệm hóa sinh, di truyền

    Các cỡ 0.1 ml; 0.2 ml; 1 ml.

    1.  

    Đĩa đồng hồ

    Dùng để đựng mẫu

    Loại thông dụng

    1.  

    Đĩa petri nhựa

    Dùng để đựng mẫu

    Loại thông dụng

    1.  

    Đĩa petri thủy tinh

    Dùng để đựng mẫu

    Loại thông dụng

    1.  

    Đĩa sứ

    Dùng trong thí nghiệm hóa sinh, di truyền

    Loại thông dụng

    1.  

    Điện cực pH

    Đo pH

    Loại thông dụng

    1.  

    Găng tay

    Bảo vệ tay

    Loại thông dụng

    1.  

    Ghim găm

    Găm tiêu bản

    Loại thông dụng

    1.  

    Giá đựng ống eppendorf

    Đựng ống eppendorf

    Loại thông dụng

    1.  

    Giá đựng ống falcon

    Đựng ống falcon

    Loại thông dụng

    1.  

    Giấy lọc Whatman

    Lọc mẫu

    Loại thông dụng

    1.  

    Giấy nhôm

    Phân chia nhiệt cho đều

    Loại thông dụng các cỡ

    1.  

    Giấy parafilm

    In mẫu

    Loại thông dụng

    1.  

    Giấy sắc ký

    Chạy sắc ký

    Loại thông dụng

    1.  

    Giấy thấm

    Thấm và lau

    Loại thông dụng

    1.  

    Giấy vẽ đồ thị

    Vẽ đồ thị

    Loại thông dụng

    1.  

    Hộp đinh ghim

    Ghim động vật không xương sống

    Loại thông dụng

    1.  

    Hộp đựng

    Đựng mẫu đất, mẫu Nagene, mẫu côn trùng, đầu côn.

    Loại thông dụng

    1.  

    Kéo nhỏ tỉa lá cây

    Tỉa lá cây

    Loại thông dụng

    1.  

    Kẹp nhíp

    Lấy mẫu

    Loại thông dụng

    1.  

    Kính điện di

    Điện di

    Loại thông dụng

    1.  

    Kính soi khuẩn lạc

    Soi khuẩn lạc

    Loại thông dụng

    1.  

    Khay đựng mẫu/dụng cụ thí nghiệm

    Đựng mẫu

    Đựng dụng cụ thí nghiệm

    Loại thông dụng

    1.  

    Khay đựng ống PCR

    Đựng ống PCR

    Loại thông dụng

    1.  

    Khay nhựa

    Dùng trong thí nghiệm hóa sinh, di truyền

    Loại thông dụng, có các loại cỡ : 12 giếng ; loại 24 giếng ; loại 96 giếng.

    1.  

    Lọ thủy tinh

    Đựng mẫu phù du

    Bằng thủy tinh trung tính

    1.  

    Màng lọc dung môi

    Lọc dung môi

    Loại thông dụng

    1.  

    Màng lọc vô trùng

    Lọc vô trùng

    Loại thông dụng

    1.  

    Ống đong định mức

    Đong định mức dung dịch

    Bằng nhựa, có các cỡ: 10ml, 25ml, 50ml, 100ml, 250ml, 500ml, 1000ml.

    1.  

    Ống eppendorf

     

    Loại thông dụng

    1.  

    Ống ly tâm / falcon

     

    Loại thông dụng

    1.  

    Ống giữ mẫu các loại

    Giữ mẫu

    Loại thông dụng

    1.  

    Ống PCR

    Thí nghiệm PCR

    Loại thông dụng

    1.  

    Phễu lọc tinh

    Lọc tinh

    Loại thông dụng

    1.  

    Phễu lọc thô

    Lọc thô

    Loại thông dụng

    1.  

    Phễu nhựa

    Rót hóa chất

    Bằng nhựa chịu hóa chất, các cỡ.

    1.  

    Phụ kiện dùng cho cân

    Dùng cho cân

    Thìa cân inox các cỡ, giấy can.

    1.  

    Thùng tôn đựng mẫu tiêu bản thực vật

    Đựng mẫu tiêu bản thực vật

    Loại thông dụng

    1.  

    Thuyền cân

    Dùng trong thí nghiệm hóa sinh, di truyền

    Loại thông dụng

    1.  

    Thước kẻ li

    Đo, vẽ

    Kẻ li chính xác

    1.  

    Vi ống thủy tinh

    Lẫy mẫu

    Bằng thủy tinh trung tính

    III.2

    Hóa chất

    1.  

    α-Napthaleneacetic acid

    (α-NAA) (C12H10O2)

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Tất cả hoá chất được đựng trong lọ nhựa hoặc lọ thuỷ tinh có nắp kín đảm bảo an toàn với từng loại hoá chất. Trên mỗi lọ đều có tem nhãn được ghi đầy đủ các nội dung: tên thông dụng, công thức hoá học, trọng lượng hoặc thể tích, nồng độ, độ tinh khiết, hạn sử dụng, đơn vị cung cấp và các cảnh báo về bảo quản và an toàn. Nhãn đảm bảo không phai màu, mất chữ và bám chắc vào lọ trong quá trình vận chuyển và sử dụng;

    - Đối với các hoá chất độc như axit đậm đặc, brom... phải có cách thức đóng gói và bảo quản riêng;

    - Các lọ hoá chất được đóng gói trong các thùng có ngăn đựng đảm bảo an toàn khi vận chuyển và sử dụng.

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Tất cả hoá chất được đựng trong lọ nhựa hoặc lọ thuỷ tinh có nắp kín đảm bảo an toàn với từng loại hoá chất. Trên mỗi lọ đều có tem nhãn được ghi đầy đủ các nội dung: tên thông dụng, công thức hoá học, trọng lượng hoặc thể tích, nồng độ, độ tinh khiết, hạn sử dụng, đơn vị cung cấp và các cảnh báo về bảo quản và an toàn. Nhãn đảm bảo không phai màu, mất chữ và bám chắc vào lọ trong quá trình vận chuyển và sử dụng;

    - Đối với các hoá chất độc như axit đậm đặc, brom... phải có cách thức đóng gói và bảo quản riêng;

    - Các lọ hoá chất được đóng gói trong các thùng có ngăn đựng đảm bảo an toàn khi vận chuyển và sử dụng.

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Tất cả hoá chất được đựng trong lọ nhựa hoặc lọ thuỷ tinh có nắp kín đảm bảo an toàn với từng loại hoá chất. Trên mỗi lọ đều có tem nhãn được ghi đầy đủ các nội dung: tên thông dụng, công thức hoá học, trọng lượng hoặc thể tích, nồng độ, độ tinh khiết, hạn sử dụng, đơn vị cung cấp và các cảnh báo về bảo quản và an toàn. Nhãn đảm bảo không phai màu, mất chữ và bám chắc vào lọ trong quá trình vận chuyển và sử dụng;

    - Đối với các hoá chất độc như axit đậm đặc, brom... phải có cách thức đóng gói và bảo quản riêng;

    - Các lọ hoá chất được đóng gói trong các thùng có ngăn đựng đảm bảo an toàn khi vận chuyển và sử dụng.

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Tất cả hoá chất được đựng trong lọ nhựa hoặc lọ thuỷ tinh có nắp kín đảm bảo an toàn với từng loại hoá chất. Trên mỗi lọ đều có tem nhãn được ghi đầy đủ các nội dung: tên thông dụng, công thức hoá học, trọng lượng hoặc thể tích, nồng độ, độ tinh khiết, hạn sử dụng, đơn vị cung cấp và các cảnh báo về bảo quản và an toàn. Nhãn đảm bảo không phai màu, mất chữ và bám chắc vào lọ trong quá trình vận chuyển và sử dụng;

    - Đối với các hoá chất độc như axit đậm đặc, brom... phải có cách thức đóng gói và bảo quản riêng;

    - Các lọ hoá chất được đóng gói trong các thùng có ngăn đựng đảm bảo an toàn khi vận chuyển và sử dụng.

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Tất cả hoá chất được đựng trong lọ nhựa hoặc lọ thuỷ tinh có nắp kín đảm bảo an toàn với từng loại hoá chất. Trên mỗi lọ đều có tem nhãn được ghi đầy đủ các nội dung: tên thông dụng, công thức hoá học, trọng lượng hoặc thể tích, nồng độ, độ tinh khiết, hạn sử dụng, đơn vị cung cấp và các cảnh báo về bảo quản và an toàn. Nhãn đảm bảo không phai màu, mất chữ và bám chắc vào lọ trong quá trình vận chuyển và sử dụng;

    - Đối với các hoá chất độc như axit đậm đặc, brom... phải có cách thức đóng gói và bảo quản riêng;

    - Các lọ hoá chất được đóng gói trong các thùng có ngăn đựng đảm bảo an toàn khi vận chuyển và sử dụng.

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Tất cả hoá chất được đựng trong lọ nhựa hoặc lọ thuỷ tinh có nắp kín đảm bảo an toàn với từng loại hoá chất. Trên mỗi lọ đều có tem nhãn được ghi đầy đủ các nội dung: tên thông dụng, công thức hoá học, trọng lượng hoặc thể tích, nồng độ, độ tinh khiết, hạn sử dụng, đơn vị cung cấp và các cảnh báo về bảo quản và an toàn. Nhãn đảm bảo không phai màu, mất chữ và bám chắc vào lọ trong quá trình vận chuyển và sử dụng;

    - Đối với các hoá chất độc như axit đậm đặc, brom... phải có cách thức đóng gói và bảo quản riêng;

    - Các lọ hoá chất được đóng gói trong các thùng có ngăn đựng đảm bảo an toàn khi vận chuyển và sử dụng.

    1.  

    Kẽm acetat

    (CH3COO)2Zn

     

    1.  

    2,4-Diclorophenoxiacetic acid (2,4-D)

     

    1.  

    6-Benzylaminopurine

    (C12H11N5) - benzyl adenine

     

    1.  

    Abscisic acid C15H20O4

     

    1.  

    Acetone CH3-CO-CH3

     

    1.  

    Acrylamide (C3H5NO)

     

    1.  

    Bis-Acrylamide

     

    1.  

    Agar

     

    1.  

    Agarose ultrapure

     

    1.  

    Alcoholdehydrogenase (ADH)

     

    1.  

    Ammonium nitrat NH­­4NO3

     

    1.  

    Ammoniumpersulfate

    (NH4)22O8

     

    1.  

    Ammoniumphosphate

    (NH4)3PO4

     

    1.  

    Ammoniumsulfate (NH4)SO4

     

    1.  

    AmoniumAcetatCH3COONH4

     

    1.  

    Auxin

     

    1.  

    Aniline C6H5NH2

     

    1.  

    Acetic acid 45% (CH3COOH)

     

    1.  

    Axit ascorbic C6H8O6

     

    1.  

    Bạc Nitrate AgNO3

     

    1.  

    Biure (CuSO4, NaOH, muối Seignet –K.Na.Tartrat)

     

    1.  

    Biotin (Vitamin B7)và D-Biotin(vitaminH)C10H16N2O3S

     

    1.  

    Blue Trypan(C34H28N6O14S4)

     

    1.  

    Bom Canada

     

    1.  

    Boric acid H3BO3

     

    1.  

    BSA

     

    1.  

    Calciumnitrat Ca(NO3)2.4H2O

     

    1.  

    Canxi chloride CaCl2.4H2O

     

    1.  

    Carmin acetic

     

    1.  

    Cellulase

     

    1.  

    Colbalt chloride CoCl2.6H2O

     

    1.  

    Colchicines (C22H35NO6)

     

    1.  

    CoppersulphateCuSO4.5H2O

     

    1.  

    Chất ức chế RNAase (2500u)

     

    1.  

    Clorofom CHCl3

     

    1.  

    Dầu Cede

     

    1.  

    Dịch chiết nấm men

     

    1.  

    Dimethylparaphenilendiamine (DMPA) C8H12N2

     

    1.  

    Diphenylamine (C6H5)2NH

     

    1.  

    DNA 1 kb ladder (5x50ug)

     

    1.  

    DNA 100 bp ladder (5x50ug)

     

    1.  

    dNTP mix (10mM, 1ml/gói)

     

    1.  

    D-pantothenic acid (C9H17NO5)

     

    1.  

    Drisellase (Enzym)

     

    1.  

    D-Sorbitol C6H14O6

     

    1.  

    Dung dịch Gentian Violet

     

    1.  

    Dung dịch nhuộm gram

     

    1.  

    Dung môi Xilen C6H4(CH3)2

     

    1.  

    Dung môi Toluen C6H5CH3

     

    1.  

    Dung dịch mặn chuẩn

     

    1.  

    Dụng dịch pH chuẩn

     

    1.  

    Dung dịch Safranin

     

    1.  

    Đoạn ADN mồi gồm các mồi ngẫu nhiên và đặc hiệu

     

    1.  

    E. coli DNA ligase 100u

     

    1.  

    E. coli DNA pol I, 50u, II,III

     

    1.  

    Ecoli DH5 a

     

    1.  

    EDTA C10H16N2O8

     

    1.  

    Enzym giới hạn

     

    1.  

    Ethanol tinh khiết C2H5OH

     

    1.  

    Ethidium bromide C21H20BrN3

     

    1.  

    Iron(II)sunfat FeSO4.7H2O

     

    1.  

    Folic acid C19H19N7O6

     

    1.  

    Fomôn HCHO

     

    1.  

    Fuchsin C20H20N3.HCl

     

    1.  

    Giêmsa

     

    1.  

    Glucose C6H12O6

     

    1.  

    Glucose oxidase

     

    1.  

    Glicogen

     

    1.  

    Glycerol C3H5(OH)3

     

    1.  

    Glycine C2H5NO2

     

    1.  

    Giberelin

     

    1.  

    Griess solution

     

    1.  

    Gibberellicacid C19H22O6

     

    1.  

    Nước oxy già H2O2

     

    1.  

    Hemicellulase

     

    1.  

    Thủy ngân clorua HgCl2

     

    1.  

    Indole-3-acetic acid (IAA)

    C10H9NO2

     

    1.  

    Indole-3-butyric acid (IBA)

    C12H13NO2

     

    1.  

    Iôt I2

     

    1.  

    Isoamylalcohol C5H12O

     

    1.  

    Isopropanol

     

    1.  

    Kali Sunfat K2SO4

     

    1.  

    Lugol

     

    1.  

    Kinetin C10H9N5O

     

    1.  

    Kít tinh sạch mARN

     

    1.  

    Kít tinh sạch sản phẩm PCR

     

    1.  

    Kit xác định hàm lượng protein (bradford)

     

    1.  

    Kali nitrat KNO3

     

    1.  

    Kali acetate KOAc

     

    1.  

    Kali hydroxit KOH

     

    1.  

    Kalidihydrophotphat(KH2PO4)

     

    1.  

    L-Ascobic acid (vitamin C)

    C6H8O6

     

    1.  

    Loading Dye 6x (5 x 1 ml)

     

    1.  

    Lyzozyme

     

    1.  

    Mercaptoethanol HSCH2CH2SH

     

    1.  

    MgCl2/MgSO4 1M

     

    1.  

    Magie sunfate MgSO4.7H2O

     

    1.  

    Mangan chloride MnCl2.4H2O

     

    1.  

    Mangan sunfate MnSO4.H2O

     

    1.  

    Nari hidroxyt NaOH

     

    1.  

    Amoniac NH3

     

    1.  

    Natri clorua NaCl

     

    1.  

    NADH C21H27N7O14P2

     

    1.  

    Natri acetate NaOAc

     

    1.  

    Natri Sunfat Na­2SO4.10H2O

     

    1.  

    Ninhydrin

     

    1.  

    Nicotinic acid

     

    1.  

    Nước gia ven NaClO

     

    1.  

    Orcein

     

    1.  

    Paraphin và sáp ong để đổ khay mổ

     

    1.  

    Pectinase

     

    1.  

    Petroleum ether (Dầu lửa)

     

    1.  

    Polyvinylpyrrolidone

     

    1.  

    Proteinase K

     

    1.  

    Pyridoxine (Vitamin B6)

     

    1.  

    Phenol C6H5OH

     

    1.  

    Phenolphtalein

     

    1.  

    Phosphoric acid H3PO4

     

    1.  

    RNaseH 500u

     

    1.  

    Sodium Citrate C6H5Na3O7

     

    1.  

    Sucrose tinh khiết

     

    1.  

    T4 DNA ligase 100u

     

    1.  

    Taq DNA polymerase (500u)

     

    1.  

    TEMED

     

    1.  

    Tinh bột (C6H10O5)n

     

    1.  

    Than hoạt tính C

     

    1.  

    Thiamine (Vitamin B1)

    (C12H17ClN4)

     

    1.  

    Thuốc thử Ehrlich

     

    1.  

    Trisbase

     

    1.  

    Tris HCl

     

    1.  

    Ure (NH2)2CO

     

    1.  

    XanhmetylenC16H18ClN3S.3H2O

     

    1.  

    Xgal

     

    1.  

    Zinc nitrat Zn(NO3)2

     

    1.  

    Zinc sunfat ZnSO4.7H2O

     

     

     

     

    DANH MỤC TỐI THIỂU

    THIẾT BỊ DẠY HỌC MÔN TIN HỌC VÀ MÔN NGOẠI NGỮ - TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN
    ( Ban hành kèm theo Thông tư số 38 /2011/TT-BGDĐT ngày 29 8/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

    STT

    Tên thiết bị

    Chức năng cơ bản

    Yêu cầu kỹ thuật cơ bản

     I

    THIẾT BỊ

     

     

    1.  

    Máy vi tính

    Kết nối được internet và cài đặt được các phần mềm phục vụ dạy học.

    - Loại thông dụng, kèm màn hình LCD tối thiểu 17inch;

    - Bộ nhớ trong: tối thiểu 4GB;

    - Ổ đĩa cứng: tối thiểu 320GB;

    - Hỗ trợ tối thiểu hệ điều hành Windows XP.

    - Nguồn điện dải rộng 90-240V.

    1.  

    Card mạng, bộ vi xử lý, bo mạch chủ, bộ nhớ ngoài (rời), card âm thanh, card màn hình

    Phục vụ dạy học phần cứng cho môn Tin học.

    - Hỗ trợ bộ vi xử lý AMD, Intel và tương đương;

    - Bộ nhớ ngoài rời có các công nghệ DDR; DDRII; DDRIII;

    - Card âm thanh hỗ trợ 3.1, 5.1, 7.1 và các định dạng thông dụng khác.

    1.  

    Thiết bị phòng học tương tác

    Phục vụ dạy học tương tác cho môn Tin học, môn Ngoại ngữ và các môn học khác; Hỗ trợ thiết kế bài giảng điện tử, dạy-học theo nhóm, dạy-học riêng từng cá nhân, đánh giá kết quả học tập trực tuyến.

    - Gồm thiết bị điện tử, đầu đĩa CD/DVD, âm thanh, đèn chiếu

    - Có đủ máy vi tính được kết nối thành một hệ thống.

    - Có bàn, ghế, bảng, tủ tài liệu, hệ thống chiếu sáng vv...

    1.  

    Máy quay phim

    Ghi lại các hoạt động luyện tập của học sinh.

    - Bộ nhớ trong tối thiểu 8GB;

    - Định dạng quay phim MPEG-2 hoặc các định dạng thông dụng khác;

    - Bộ cảm biến hình ảnh tối thiểu CMOS; Zoom quang tối thiểu 15x; Zoom số tối thiểu: 150x;

    - Định dạng âm thanh: stereo; Độ phân giải chế độ chụp ảnh tối thiểu: 3.1 Mega Pixels;

    - Có cơ chế chống rung hình. Có giá đỡ.

    1.  

    Thiết bị hỗ trợ dạy và học ngoại ngữ

    Dạy và học ngoại ngữ qua kênh chữ, hình ảnh, âm thanh và video.

    - Có từ điển hỗ trợ các ngoại ngữ và tiếng Việt;

    - Hỗ trợ ghi âm, phát âm;

    - Hỗ trợ các định dạng video thông dụng và các phần mềm kèm theo.

    1.  

    Máy chiếu đa năng

    Trình chiếu hình ảnh động và tĩnh.

    - Cường độ sáng tối thiểu 3000 ANSL;

    - Hỗ trợ kết nối Wifi;

    - Tuổi thọ bóng đèn trên 2000h.

    - Có chế độ Whiteboard và Blackboard giúp máy hoạt động tốt dù không có màn chiếu.

    - Có đủ cổng kết nối phù hợp.

    - Nguồn điện dải rộng 90-240V.

    1.  

    Máy chiếu vật thể

    Trình chiếu được vật thể tĩnh và động.

    - Khổ quét tối thiểu 21.7 x 16.4 mm;

    - Tốc độ quay hình tối thiểu 20 hình/giây;

    - Có đủ cổng kết nối phù hợp.;

    - Độ phân giải tối thiểu: 1024 x 768 điểm ảnh.

    - Nguồn điện dải rộng 90-240V.

    1.  

    Bộ tăng âm cố định

    Khuếch đại và trộn âm thanh cho giáo viên và học sinh.

    - Công suất ra loa ≥ 120W.

    - Có đủ micro và tai nghe cho học sinh;

    - Nguồn điện dải rộng 90-240V.

    1.  

    Bộ tăng âm di động

    Khuếch đại và trộn âm thanh khi đi thực tế và thực hiện các hoạt động luyện tập.

    - Loại thông dụng.

    - Có đủ micro và tai nghe cho giáo viên và học sinh.

    1.  

    Máy quét

    Dùng cho quét hình ảnh, tài liệu để dạy học và lưu trữ .

    - Kích thước quét tối thiểu: (21.6 x 27.9) cm;

    - Độ phân giải tối thiểu: đến 1200dpi;

    - Nguồn điện dải rộng 90-240V.

    II

    CÁC TÀI LIỆU, PHẦN MỀM

    1

    Hệ điều hành

    Dùng để điều hành, quản lý các thiết bị phần cứng và các tài nguyên phần mềm trên máy tính, cung cấp môi trường cho phép người sử dụng phát triển và thực hiện các ứng dụng.

    Windows; Mac OS; Linux và các hệ điều hành thông dụng khác.

    2

    Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

    Phục vụ dạy học các chuyên đề về cơ sở dữ liệu.

    Tương đương SQL Server.

    3

    Phần mềm bảo mật

    Diệt virut và các phần mềm phá hoại.

    Quét diệt virut và các phần mềm quảng cáo, phá hoại, có chức năng Firewall, phiên bản mới nhất.

    4

    Một số phần mềm hệ ngôn ngữ lập trình bậc cao

    Cung cấp công cụ lập trình cho giáo viên và học sinh.

    C++, Java, Pro Pascal, Dos Net và tương đương.

    5

    Các phần mềm xử lý âm thanh, đồ họa, xuất bản trang web, giả lập, mô phỏng

    Biên tập âm thanh, đồ họa, xuất bản trang web, quản lý dữ liệu, giả lập, mô phỏng phục vụ dạy học ngoại ngữ và tin học.

    Chạy được trên các hệ điều hành phổ thông tối thiểu như Windows XP; Mac OS; Linux và các hệ điều hành thông dụng khác.

     

     

     

     

     

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông
    Ban hành: 05/05/2006 Hiệu lực: 27/08/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị định 32/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
    Ban hành: 19/03/2008 Hiệu lực: 10/04/2008 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 29/06/2006 Hiệu lực: 01/01/2007 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản được hướng dẫn
    04
    Nghị định 127/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
    Ban hành: 01/08/2007 Hiệu lực: 03/09/2007 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản được hướng dẫn
    05
    Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 14/06/2005 Hiệu lực: 01/01/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    06
    Nghị định số 75/2006/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục
    Ban hành: 02/08/2006 Hiệu lực: 23/08/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Quyết định 5293/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật tính đến ngày 30/09/2014 thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo được ban hành từ ngày 01/01/2008 đến hết ngày 30/09/2014
    Ban hành: 10/11/2014 Hiệu lực: 10/11/2014 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Thông tư 38/2011/TT-BGDĐT Danh mục tối thiểu thiết bị dạy môn Lý, Hóa, Sinh, Tin học và Ngoại ngữ

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Giáo dục và Đào tạo
    Số hiệu:38/2011/TT-BGDĐT
    Loại văn bản:Thông tư
    Ngày ban hành:29/08/2011
    Hiệu lực:13/10/2011
    Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề
    Ngày công báo:08/10/2011
    Số công báo:521&522 - 10/2011
    Người ký:Nguyễn Vinh Hiển
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X