hieuluat

Công văn 7597/BGTVT-KCHT trả lời Công văn số 4867/UBND-NC ngày 14/10/2009 của UBND tỉnh Bình Thuận

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Giao thông Vận tảiSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:7597/BGTVT-KCHTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Công vănNgười ký:Lê Mạnh Hùng
    Ngày ban hành:29/10/2010Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:29/10/2010Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Giao thông
  • BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
    --------------------
    Số: 7597/BGTVT-KCHT
    V/v: Trả lời công văn số 4867/UBND-NC ngày 14 tháng 10 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận.
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ------------------------
    Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2010
     
     
    Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận
     
     
    Bộ Giao thông vận tải nhận được công văn 4867/UBND-NC ngày 14 tháng 10 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận hỏi về việc: trong các ngày 19 tháng 7 năm 2010 và ngày 23 tháng 7 năm 2010, kẻ gian đã lấy đi 185 bộ cóc liên kết giữa thanh ray và tà vẹt và 01 bu lông lập lách tại Km 1479 + 200 đến Km 1481 + 400 và tại Km 1478 + 400 đến 1478 + 543 tuyến đường sắt Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh (thuộc cung đường sắt Sông Mao, cung đường sắt 1472 thuộc địa phận xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) có phải là công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia không ?
    Bộ Giao thông vận tải có ý kiến như sau:
    1. Tại khoản 7 Điều 3 của Luật Đường sắt quy định: “công trình đường sắt là công trình xây dựng phục vụ giao thông vận tải đường sắt, bao gồm đường, cầu, cống, hầm, kè, tường chắn, ga, hệ thống thoát nước, hệ thống thông tin, tín hiệu, hệ thống cấp điện và các công trình, thiết bị phụ trợ khác của đường sắt”.
    Như vậy, bộ cóc liên kết giữa thanh ray và tà vẹt, bu lông lập lách trên đường sắt từ km1479 + 200 đến 1481 + 400, từ Km1478 + 400 đến Km1478 + 543 thuộc tuyến đường sắt Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh (đường sắt Bắc – Nam) là các bộ phận cấu thành công trình đường sắt.
    Tại khoản 1 Điều 12 của Luật Đường sắt có nêu các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt là: “ Phá hoạt công trình đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt”.
    Trong Luật Đường sắt và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Đường sắt thì không quy định cụ thể.
    2. Ngày 11 tháng 12 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 126/2008/NĐ – CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Pháp lệnh bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
    Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản yêu cầu các đơn vị trực thuộc đề xuất danh mục và lập hồ sơ đề nghị thẩm định cho từng công trình do mình đề xuất.
    Ngày 29 tháng 9 năm 2009, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có tờ trình số 2142/ĐS – TTr đề nghị đưa một số công trình do Tổng công ty quản lý vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia . Trong đó không có đoạn đường sắt từ Km1479 + 200 đến 1481 + 400, từ Km1478 + 400 đến Km1478 + 543 thuộc tuyến đường sắt Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh.
    3. Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải đang tập hợp hồ sơ các công trình do các đơn vị trực thuộc gửi về Bộ để xem xét. Sau đó sẽ có công văn đề nghị Bộ Công an thành lập Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị đưa công trình vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
    4. Cóc là bộ phận liên kết giữa tà vẹt với ray. nếu cóc bị tháo mất, sự liên kết giữa ray và tà vẹt không còn, thanh ray bị bung ra. Tai nạn có thể xảy ra khi có đoàn tàu chạy qua, đoàn tàu sẽ bị trật bánh, gây đổ tàu.
     
    Nơi nhận:
    - Như trên;
    - Bộ trưởng (đề báo cáo);
    - Cục Đường sắt VN (để phối hợp);
    - Đường sắt VN (để phối hợp);
    - Lưu: VT, KCHTGT(3).
    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG



    Lê Mạnh Hùng
     
     
  • Không có văn bản liên quan.

  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X