hieuluat

Công văn 167/TANDTC-KHXX báo cáo tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Toà án nhân dân tối caoSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:167/TANDTC-KHXXNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Công vănNgười ký:Trần Văn Tú
    Ngày ban hành:02/11/2011Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:02/11/2011Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Hành chính
  • TÒA ÁN NHÂN DÂN
    TỐI CAO
    -----------------
    Số: 167/TANDTC-KHXX
    V/v: Đề cương báo cáo tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    -----------------
    Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2011
     
     

    Kính gửi:
    - Đồng chí Chánh án Tòa án quân sự trung ương;
    - Đồng chí Chánh Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
     
    Căn cứ Kế hoạch số 05/KH-UBDTSĐHP ngày 23 tháng 8 năm 2011 về tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992, công văn số 32/UBDTSĐHP ngày 09 tháng 9 năm 2011 của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 về việc tổ chức tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 và Kế hoạch số 86/KH-TANDTC ngày 04 tháng 10 năm 2011 của Tòa án nhân dân tối cao về tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 của ngành Tòa án nhân dân, Tòa án nhân dân tối cao đề nghị Tòa án quân sự trung ương, Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiến hành tự tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 theo đề cương bao gồm những nội dung chủ yếu như sau:
    1. Đánh giá tổng quan về việc thi hành các quy định của Hiến pháp năm 1992 về lời nói đầu; về chế độ chính trị; chế độ kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ; về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; về tổ chức bộ máy Nhà nước; cũng như về kỹ thuật trình bày các quy định của Hiến pháp.
    2. Đối với các vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự cần đánh giá thực tiễn thi hành các quy định của Hiến pháp, các văn bản pháp luật được cụ thể hóa từ các quy định của Hiến pháp, các Nghị quyết của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp …, trong đó nêu rõ những khó khăn, vướng mắc, đề xuất cũng như kiến nghị; các vấn đề cụ thể như sau:
    - Về chức năng, nhiệm vụ của Tòa án theo quy định tại Điều 126 của Hiến pháp năm 1992;
    - Về hệ thống tổ chức của Tòa án các cấp theo quy định tại Điều 127 của Hiến pháp năm 1992;
    - Về chế độ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và nhiệm kỳ của Thẩm phán; chế độ bầu cử và nhiệm kỳ Hội thẩm nhân dân theo quy định tại Điều 128 của Hiến pháp năm 1992;
    - Về các nguyên tắc tổ chức và hoạt động xét xử của Tòa án các cấp theo quy định tại các điều 129, 130 và 131 của Hiến pháp năm 1992;
    - Về các quyền con người, quyền công dân liên quan đến các hoạt động xét xử của Tòa án như quyền bào chữa của bị cáo hoặc nhờ người khác bào chữa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình trước Tòa án theo quy định tại Điều 132 và 133 của Hiến pháp năm 1992;
    - Về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định tại Điều 134; về trách nhiệm báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trước Quốc hội và Chánh án Tòa án nhân dân địa phương trước Hội đồng nhân dân cùng cấp theo quy định tại Điều 135 của Hiến pháp năm 1992;
    - Về việc tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật quy định tại Điều 136 của Hiến pháp năm 1992;
    - Về các quy định khác của Hiến pháp năm 1992 liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ngành Tòa án nhân dân như: đấu tranh phòng ngừa và chống các loại tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật (Điều 12 của Hiến pháp năm 1992); việc bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự đối với người bị xét xử trái pháp luật (Điều 72 của Hiến pháp năm 1992); việc thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân (Điều 74 của Hiến pháp năm 1992); việc thực hiện nhiệm vụ trình các Dự án luật ra trước Quốc hội (Điều 87 của Hiến pháp năm 1992); việc chấp hành các hoạt động giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội (Điều 91 của Hiến pháp năm 1992); việc giải thích pháp luật của Ủy ban thường vụ Quốc hội liên quan đến hoạt động xét xử của ngành Tòa án (khoản 3 Điều 91 của Hiến pháp năm 1992); việc thực hiện các yêu cầu của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội (Điều 96 của Hiến pháp năm 1992); việc trả lời chất vấn của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (Điều 98 của Hiến pháp năm 1992) cũng như việc trả lời chất vấn của Chánh án Tòa án nhân dân địa phương (Điều 122 của Hiến pháp năm 1992).
    Trên đây là Đề cương báo cáo tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 của ngành Tòa án nhân dân, Tòa án nhân dân tối cao đề nghị Tòa án quân sự trung ương, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tiến hành tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 tại đơn vị mình theo đề cương này và gửi báo cáo về Viện khoa học xét xử Tòa án nhân dân tối cao trước ngày 01 tháng 12 năm 2011, để việc tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 của toàn ngành Tòa án nhân dân thực hiện đúng tiến độ.
    Tòa án nhân dân tối cao đề nghị đồng chí Chánh án Tòa án quân sự trung ương, các đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần xác định đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của ngành để tổ chức thực hiện tốt và đúng thời hạn.
     

     Nơi nhận:
    - Như trên;
    - Đ/c Chánh án TANDTC (để báo cáo);
    - Các Đ/c Phó Chánh án TANDTC (để chỉ đạo thực hiện);
    - Lưu: VP, Viện KHXX (TANDTC).
    KT. CHÁNH ÁN
    PHÓ CHÁNH ÁN




    Trần Văn Tú
  • Không có văn bản liên quan.

  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X