hieuluat

Thanh tra Chính phủ ra Công văn 2139/TTCP-KHTCTH về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thanh tra năm 2018

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Thanh tra Chính phủSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:2139/TTCP-KHTCTHNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Công vănNgười ký:Phan Văn Sáu
    Ngày ban hành:30/08/2017Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:30/08/2017Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Hành chính
  • THANH TRA CHÍNH PHỦ
    _________

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    __________________

    Số: 2139/TTCP-KHTCTH
    V/v hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thanh tra năm 2018

    Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2017

     

    Kính gửi:

    - Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
    - Chánh thanh tra các Bộ, ngành Trung ương; Chánh thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

    Căn cứ Luật Thanh tra và Thông tư 01/2014/TT-TTCP ngày 23/4/2014 của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định việc xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với Thanh tra các Bộ ngành, tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Định hướng chương trình thanh tra năm 2018 trình Thủ tướng Chính phủ (tại Tờ trình số 1989/TTr-TTCP ngày 07/8/2017) và được Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình có ý kiến đồng ý (tại văn bản số 8686/VPCP-V.I ngày 17/8/2017 của Văn phòng Chính ph), Thanh tra Chính phủ thông báo nội dung Định hướng chương trình thanh tra năm 2018 và hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thanh tra năm 2018 như sau:

    II. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

    1. Tiếp tục đổi mới công tác thanh tra theo hướng tăng cường thanh tra theo chuyên đề, thanh tra trách nhiệm, thanh tra công vụ. Nội dung thanh tra hành chính phải có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các lĩnh vực quan trọng, dễ phát sinh vi phạm, tiêu cực, tham nhũng, vấn đề xã hội quan tâm.

    Hoạt động thanh tra chuyên ngành tập trung những nội dung, vấn đề gây bức xúc trong đời sống xã hội, các vi phạm pháp luật và chấn chỉnh hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong việc chp hành, thực thi pháp luật chuyên ngành. Hạn chế tối đa sự chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra. Tăng cường kiểm tra, thanh tra lại các kết luận thanh tra cấp dưới.

    2. Triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương, pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Chú trọng xem xét, giải quyết kịp thời, có hiệu quả các vụ việc khiếu nại, tố cáo ngay từ ban đầu mới phát sinh tại cơ sở, địa phương, theo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với thực tiễn. Tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp dân, xử lý đơn thư; giải quyết dứt điểm các vụ việc đông người, phức tạp để góp phần ổn định chính trị - xã hội.

    3. Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng theo quy định của pháp luật, tiếp tục đẩy mạnh thực thi Công ước của Liên hợp quốc về chng tham nhũng. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng để nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng.

    III. NHIỆM VỤ CHỦ YU

    1. Nhiệm vụ thanh tra

    1.1. Thanh tra Chính phủ:

    1.1.1. Thanh tra theo chuyên đề;

    - Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường thanh tra chuyên đề công tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp[1]; quản lý, sử dụng đất tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế[2].

    - Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng thanh tra chuyên đề diện rộng về công tác quản lý và khai thác tài nguyên, khoáng sản (tập trung việc khai thác mỏ đá làm nguyên vật liệu cho công nghiệp sản xuất xi măng; khai thác cát, sỏi tại các dòng sông đlàm vật liệu xây dựng).

    - Phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thanh tra chuyên đề về công tác quản lý Nhà nước và thực hiện pháp luật trong hoạt động mua sm, đu thầu thuốc chữa bệnh và trang thiết bị y tế.

    - Phối hợp Bộ Tài chính thanh tra chuyên đề diện rộng về thuế để chống thất thu thuế, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về thuế (tập trung thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp).

    1.1.2. Thanh tra trách nhiệm của Bộ, ngành Trung ương trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; quản lý vốn chsở hữu, cổ phần hóa, thoái vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

    1.1.3. Thanh tra trách nhiệm của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác quản lý, sử dụng nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước; quản lý đầu tư xây dựng, thực hiện các dự án giao thông, thủy lợi, khu đô thị, thương mại; thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

    1.1.4. Thanh tra vụ việc do Thủ tướng Chính phủ giao; thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Thanh tra lại, kiểm tra tính chính xác, khách quan các kết luận thanh tra của bộ, ngành Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

    1.2. Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ

    1.2.1. Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quan trọng được giao; thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chng tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thanh tra việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản, cổ phần hóa, thoái vốn, tái cơ cấu đối với các doanh nghiệp trực thuộc Bộ.

    1.2.2. Thanh tra các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quản lý ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước, chú trọng thanh tra chuyên đdiện rộng đối với lĩnh vực quan trọng, bức xúc.

    (Nội dung thanh tra trọng tâm đối với từng Bộ, cơ quan ngang bộ có Phụ lục kèm theo)

    1.2.3. Phối hợp với Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra chuyên đề, chuyên đề diện rộng.

    1.2.4. Thanh tra các vụ việc do Bộ trưởng giao; thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; thanh tra lại, kiểm tra tính chính xác, khách quan các kết luận thanh tra của các đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang bộ.

    1.3. Thanh tra tỉnh, thành phtrực thuộc Trung ương

    1.3.1. Thanh tra trách nhiệm của sở, ban, ngành cấp tỉnh trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản, cổ phần hóa, thoái vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tỉnh, thành phố.

    1.3.2. Thanh tra trách nhiệm của UBND các quận, huyện, thành phố, thị xã trong công tác quản lý, sử dụng đất đai; quản lý đầu tư xây dựng; quản lý tài chính, tài sản công; việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

    1.3.3. Thanh tra chuyên đề diện rộng theo hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ.

    1.3.4. Thanh tra vụ việc do Chủ tịch UBND cấp tỉnh giao; thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; thanh tra lại, kiểm tra tính chính xác, khách quan các kết luận thanh tra của sở, ban, ngành và quận, huyện, thành phố, thị xã.

    2. Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

    - Triển khai thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách, các quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Luật khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân, các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật, các Thông tư quy định và hướng dẫn thực hiện công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

    - Giải quyết kịp thời, có hiệu quả theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp thực tế đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền ngay từ khi mới phát sinh tại cơ sở, địa phương, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 85%; thực hiện tốt các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 80%.

    - Hoàn thành giải quyết các vụ việc phức tạp, tồn đọng theo Kế hoạch 2100/KH-TTCP ngày 19/9/2013 của Thanh tra Chính phủ. Tập trung xây dựng và triển khai kế hoạch giải quyết các vụ việc đông người, phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh, trật tự.

    - Tăng cường hoạt động quản lý Nhà nước và hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về tiếp dân, khiếu nại, tố cáo; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo (tập trung ở khu vực xã, phường, thị trấn).

    - Đưa vào sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo. Tiếp tục hoàn thiện thể chế về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

    3. Công tác phòng, chống tham nhũng

    - Triển khai thực hiện đng bộ các chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nhất là Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị về sự tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công việc kê khai và kiểm soát kê khai tài sản, các quy định về công khai, minh bạch của Luật Phòng, chống tham nhũng; Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng; Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 Khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 28/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Luật phòng, chống tham nhũng và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật PCTN; các Thông tư quy định và hướng dẫn thực hiện công tác phòng, chng tham nhũng.

    - Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, nhất là công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức; thực hiện quy tắc ứng x, quy tắc đạo đức nghề nghiệp; xây dựng và thực hiện tốt các chế độ, định mức, tiêu chuẩn; đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính; thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt và trả lương, thu nhập qua tài khoản...

    - Tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý tham nhũng (tập trung vào các lĩnh vực: quản lý tài chính, ngân sách, tín dụng, ngân hàng, thuế, hải quan, đầu tư nước ngoài; qun lý, thực hiện các đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách, vn vay, các dự án BT, BOT; qun lý, sử dụng đất đai, môi trường; quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản; tiếp nhận và bổ nhiệm cán bộ; quản lý, sử dụng vốn, tài sản, tái cơ cấu và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước); phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng đxử lý nghiêm các hành vi tham nhũng; chú trọng xử lý trách nhiệm của người đứng đu để xẩy ra tham nhũng; chuyển cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu tội phạm tham nhũng. Thực hiện tốt việc khen thưởng, bảo vệ người tố cáo và tố giác hành vi tham nhũng.

    - Tăng cường hoạt động quản lý Nhà nước và hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng; tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc cung cấp thông tin cho báo chí để góp phần thực hiện có hiệu quả hơn công tác phòng, chng tham nhũng.

    - Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng; tham gia tích cực, chủ động thực thi Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng. Tiếp tục hoàn thiện thể chế về phòng, chống tham nhũng nhm bảo đảm sự đồng bộ và nâng cao hiệu lực của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

    IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

    1. Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ hướng dẫn xây dựng kế hoạch thanh tra năm 2018 của Thanh tra Chính phủ và tình hình thực tiễn của Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo cơ quan thanh tra xây dựng kế hoạch thanh tra năm 2018 và xem xét, quyết định phê duyệt theo thẩm quyền.

    2. Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ quy định pháp luật về thanh tra, văn bản hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ, yêu cầu của công tác quản lý nhà nước và nhiệm vụ kinh tế - xã hội của bộ, ngành, địa phương để xây dựng Kế hoạch thanh tra năm 2018 trình Thủ trưởng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; triển khai thực hiện kế hoạch được phê duyệt, đng thời, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thanh tra trực thuộc xây dựng kế hoạch thanh tra, trình Thủ trưởng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định, bảo đảm phù hợp với hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ và tình hình thực tế của bộ, ngành, địa phương,

    3. Trong quá trình xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra, Thủ trưởng các cơ quan thanh tra quan tâm phối hợp với nhau và với Kiểm toán Nhà nước để hạn chế chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm toán; chú trọng thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 và Chỉ thị 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Trong đó, không để xẩy ra tình trạng thanh tra, kiểm tra quá 01 lần/năm đối với doanh nghiệp. Do đó, Thanh tra sở và Thanh tra huyện gửi dự thảo kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp về Thanh tra tỉnh; Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh gửi dự thảo kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp về Thanh tra Chính phủ để rà soát, xử lý chồng chéo trước khi trình cp thẩm quyền phê duyệt.

    4. Các Bộ, cơ quan ngang bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải gửi Kế hoạch thanh tra năm 2018 về Thanh tra Chính phủ và thông báo cho đối tượng thanh tra, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan biết.

    5. Các cơ quan thanh tra tăng cường theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra; định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá hoạt động thanh tra; phát động phong trào thi đua thực hiện Định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra năm 2018 đạt hiệu lực, hiệu quả.

    Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc kịp thời phản ánh về Thanh tra Chính phủ (qua Vụ Kế hoạch, Tài chính và Tổng hợp) để được hướng dẫn cụ thể./.

     


    Nơi nhận:
    - Như trên;
    - TTgCP (để b/c);
    - Phó TTgCP Trương Hòa Bình (để b/c);
    - Lãnh đạo TTCP;
    - Các cục, vụ, đơn vị thuộc TTCP;
    - Lưu: VT, Vụ KHTCTH.

    TỔNG THANH TRA




    Phan Văn Sáu

     

    NỘI DUNG ĐỊNH HƯỚNG THANH TRA CỦA CÁC BỘ, NGÀNH

    THANH TRA HÀNH CHÍNH

    THANH TRA CHUYÊN NGÀNH

    1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

    Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao của các đơn vị trực thuộc Bộ.

    1. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đầu tư công tại các địa phương; các dự án đầu tư sử dụng vn đầu tư công; các chương trình, dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển; các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA...

    2. Thanh tra các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) trong các lĩnh vực: giao thông, điện, thu gom, xử lý chất thải, cải tạo môi trường, cấp nước sạch, thoát nước..

    2. Bộ Công thương

    1. Thanh tra việc thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp; hoạt động sự nghiệp có thu, công tác đầu tư xây dựng cơ bản, tài chính, ngân sách; việc thực hiện các chương trình mục tiêu; việc thực hiện pháp luật về giá gắn với công khai, minh bạch trong điều hành giá đi với các mặt hàng thiết yếu và bình ổn giá.

    2. Thanh việc cấp phép, phê duyệt, xác nhận hoặc tham mưu cấp phép, phê duyệt, xác nhận thuộc thẩm quyền; việc thực hiện pháp luật về đầu tư, lao động tiền lương, bổ nhiệm cán bộ; thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng của đơn vị thuộc Bộ.

    Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực: kỹ thuật an toàn trong ngành công nghiệp, hóa chất, điện lực, dầu khí, thương mại và thương mại điện tử, bán hàng đa cấp, xúc tiến thương mại, bảo vệ người tiêu dùng.

    3. Bộ Tài nguyên và Môi trường

    1. Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao của các đơn vị trực thuộc Bộ.

    2. Thanh tra hoạt động của Văn phòng đăng ký quyn sử dụng đất.

    3. Thanh tra chuyên đề thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước.

    4. Thanh tra chuyên đề việc quản lý, thăm dò, khai thác, sử dụng đá làm vật liệu xây dựng.

    1. Thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai trong công tác thu hồi, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đăng ký lần đầu và đăng ký biến động đất đai, cấp Giấy CNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở.

    2. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước và hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng, xả thải vào nguồn nước.

    4. Bộ Giao thông Vận tải

    1. Thanh tra công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông; công tác quản , sử dụng vốn, tài sản, công tác cổ phần hóa, thoái vốn tại một số doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ;

    2. Thanh tra công tác quản lý, sử dụng nguồn kinh phí được cấp từ NSNN; công tác tuyển dụng, quản lý và sử dụng công chức, viên chức; việc thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại các đơn vị thuộc Bộ;

    3. Thanh tra công tác quản lý và sử dụng đất tại các cảng hàng không,

    4. Thanh tra chuyên đề: công tác quyết toán dự án hoàn thành, công tác thu phí và khai thác đối với các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư; công tác tư vấn giám sát, công tác thí nghiệm chất lượng công trình đối với các dự án đang triển khai thi công.

    1. Lĩnh vực đường bộ: Thanh tra việc thực hiện pháp luật về kiểm soát tải trọng phương tiện tại các đầu mối bốc xếp hàng hóa; điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và sát hạch lái xe cơ giới đường bộ; dịch vụ kim định xe cơ giới; công tác quản lý, khai thác, bảo trì công trình đường bộ và đảm bảo an toàn giao thông đường bộ.

    2. Lĩnh vực đường sắt: Thanh tra công tác quản lý, khai thác, bảo trì công trình đường sắt và đảm bảo an toàn giao thông đường sắt; việc chấp hành các quy định trong hoạt động vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải; công tác tổ chức chạy tàu; công tác phục vụ vận chuyển hành khách, hàng hóa, dịch vụ công ích; công tác đào tạo, huấn luyện nhân viên đường sắt.

    3. Lĩnh vực hàng không: Thanh tra việc thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không và công tác năng định, cấp phép đối với phi công, kiểm soát viên không lưu; việc cung cấp dịch vụ đảm bảo hoạt động bay; kiểm soát, điều hành các chuyến bay; dịch vụ dẫn đường hàng không; khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay; công tác quản lý, bảo trì công trình hàng không dân dụng.

    4. Lĩnh vực đường thủy nội địa: Thanh tra việc thực hiện pháp luật về vận tải thủy nội địa và kiểm soát tải trọng phương tiện tại các cảng thủy nội địa; công tác quản lý và bảo trì luồng, tuyến thủy nội địa; việc đăng ký, đăng kiểm phương tiện thủy nội địa; cấp giấy phép vào, rời cảng, bến thủy nội địa; đào tạo thuyền viên.,.

    5. Lĩnh vực hàng hải: Thanh tra việc thực hiện pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong quản lý và khai thác cảng biển; công tác ứng phó sự cố tràn dầu; kiểm định cầu cảng; về điều kiện kinh doanh vận tải biển và dịch vụ hỗ trợ; hoạt động Hoa tiêu hàng hải; dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải; bố trí thuyền viên và thực hiện Công ước Lao động Hàng hải năm 2006; công tác nạo vét luồng hàng hi, khu nước, vùng nước trong vùng nước cảng biển kết hợp tận thu sản phẩm, không sử dụng ngân sách nhà nước; công tác bảo trì công trình hàng hải.

    5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

    Thanh tra trách nhiệm đối với các đơn vị thuộc bộ trong quản lý sử dụng vốn, tài sản, hoạt động sự nghiệp có thu, đầu tư xây dựng cơ bản, các dự án sử dụng nguồn vốn ODA, vốn trái phiếu chính phủ, các chương trình mục tiêu; các đề tài nghiên cứu khoa học.

    1. Thanh tra việc chấp hành các Quy định của pháp luật về bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, nước sạch nông thôn; quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm sản và thủy sản trong quá trình sản xuất, thu gom, sơ chế, chế biến, bo quản, vận chuyển, kinh doanh.

    2. Thanh tra, kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp (giống cây trồng, giống vật nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, phân bón, chất xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản).

    6. Bộ Xây dựng

    1. Thanh tra việc chấp hành pháp luật trong công tác cổ phần hóa; quản lý sử dụng vn, tài sản và các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;

    2. Thanh tra thực hiện công tác tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng của các đơn vị thuộc Bộ.

    3. Thanh tra việc chấp hành các nhiệm vụ được lãnh đạo Bộ giao và việc thực hiện các chức năng quản lý nhà nước của Bộ.

    1. Thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: quy hoạch, quản lý quy hoạch; cấp phép xây dựng; việc thực hiện quy hoạch chuyên ngành; đầu tư xây dựng xử lý chất thải rắn, rác thải, nước thải, nghĩa trang cho một số đô thị lớn; dự án thoát nước và chống ngập úng; các công trình có kiến trúc trọng điểm, dự án đầu tư xây dựng quy mô lớn và có yêu cầu đặc biệt tại địa phương.

    2. Thanh tra việc thực hiện pháp luật về hoạt động đầu tư xây dựng, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các công trình giao thông, thủy lợi, dân dụng công nghiệp, thể thao và văn hóa; các dự án có quy mô lớn đại diện cho ngành, lĩnh vực được đầu tư xây dựng; công tác thẩm định, kiểm định chất lượng, nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng; việc quản lý đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng, kinh doanh nhà ở xã hội và nhà ở tái định cư.

    3. Thanh tra việc thực hiện xây dựng theo quy hoạch, quản lý chất lượng, pháp luật về nhà ở và kinh doanh bất động sản tại một số khu đô thị, dự án.

    4. Thanh tra việc khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh vật liệu xây dựng có điều kiện theo quy định của pháp luật (tập trung khai thác cát, si làm vật liệu xây dựng...).

    5. Thanh tra công tác quản lý dự án, thẩm định, cấp phép xây dựng, ban hành đơn giá định mức của Sở Xây dựng.

    7. Bộ Tài chính

    1. Thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng trong công tác quản lý thuế, hải quan nhằm chống thất thu ngân sách nhà nước, gian lận thương mại.

    2. Thanh tra việc xây dựng, thực hiện các quy trình hoạt động, quy chế tài chính; công tác quản lý tài chính nội bộ; việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên, chi mua sắm, đầu tư xây dựng.

    1. Lĩnh vực Thuế: Thanh tra việc thực hiện thu nộp ngân sách Nhà nước, chống thất thu thuế, chuyển giá, trốn, lậu thuế; việc hoàn thuế giá trị gia tăng; hoàn thuế hàng hóa xuất khẩu qua biên giới đất liền; xử lý nợ đọng thuế, bảo đảm thu đúng, thu đ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác.

    2. Ngân sách Nhà nước: Thanh tra việc bố trí, phân bdự toán; quản lý, sử dụng và quyết toán các khoản chi Ngân sách Nhà nước, các khoản chi hỗ trợ từ NSNN, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn NSNN, vốn trái phiếu Chính phủ; tăng cường kiểm soát chi NSNN qua KBNN; công tác quản lý, điều hành vốn đầu tư, việc triển khai, thực hiện phân bổ vốn theo chỉ đạo của Chính phủ; phân bổ, sử dụng nguồn kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu, nguồn kinh phí dự phòng; công tác tiếp nhận, quản lý, sử dụng kinh phí, hàng hóa cứu trợ phòng chống thiên tai, các khoản hỗ trợ từ ngân sách Trung ương...

    3. Lĩnh vực tài chính doanh nghiệp: Thanh tra, kiểm tra tính minh bạch của doanh nghiệp trong việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản, việc thực hiện chế độ báo cáo, công bố thông tin, kê khai, nộp NSNN và hưởng các chính sách ưu đãi về thuế.

    4. Lĩnh vực bảo hiểm: Thanh tra công tác bảo đảm an toàn tài chính, khả năng thanh toán của doanh nghiệp, việc trích lập các khoản dự phòng, chi trả quyền lợi bảo hiểm, quản lý công nợ, công tác đầu tư; việc chấp hành quy tắc, điều khoản biểu phí bảo hiểm, hoạt động đại lý.

    5. Lĩnh vực giá: Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về giá, thuế, phí nhất là đối với các hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu.

    6. Lĩnh vực chứng khoán: Thanh tra, kiểm tra hoạt động chào bán, phát hành chứng khoán với khối lượng lớn; những c phiếu biến động bất thường; việc kinh doanh chứng khoán.

    7. Lĩnh vực dự trữ: Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý, sử dụng kinh phí nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ tại các Bộ, ngành được giao quản lý hàng dự trữ quốc gia có slượng lớn; đảm bảo hàng dự trữ được bảo quản và sử dụng đúng quy định.

    8. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về tài chính, kế toán và chấp hành nghĩa vụ với ngân sách nhà nước đối với các doanh nghiệp.

    8. Ngân hàng Nhà nước

    1. Thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị trực thuộc; việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức, thủ trưởng các đơn vị.

    2. Thanh tra việc thực hiện pháp luật về qun lý, sử dụng vốn, tài sản, hoạt động sự nghiệp có thu, công tác đầu tư xây dựng cơ bản của đơn vị.

    1. Thanh tra, đánh giá thực trạng tài chính, kết quả kinh doanh; lãi và phí phải thu; chứng từ có giá, các khoản hạch toán ngoại bảng; vốn được cấp, vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu và thực trạng sở hữu vốn điều lệ; việc chấp hành các quy định về an toàn hoạt động và các tỷ lệ, giới hạn an toàn hoạt động.

    2. Thanh tra việc chấp hành các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, chất lượng tín dụng; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ; xử lý nợ xấu thông qua dự phòng rủi ro, bán nợ, nhận tài sản đảm bảo cấn trừ nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay; về mua, bán, xử lý nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro trái phiếu đặc biệt.

    3. Thanh tra việc chấp hành các quy định về đánh giá, kiểm tra việc cho vay trả lãi, lãi vay đến hạn không trả được nhập gốc; cầm cố cphiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá của TCTD khác, doanh nghiệp; về mua, bán nợ; các khoản ủy thác, phải thu bên ngoài TCTD.

    4. Thanh tra việc chấp hành các quy định về triển khai thực hiện các chương trình, chính sách tín dụng đối với một số đối tượng đặc thù, đối tượng chính sách; cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, cấp tín dụng đối với dự án BOT, BT; cấp tín dụng vượt giới hạn.

    5. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong huy động vn, lãi suất huy động vốn và dự trữ bắt buộc; hoạt động đầu tư tài chính và các tài sản có khác, hoạt động đầu tư trái phiếu, hoạt động góp vốn, mua cổ phần; hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng.

    6. Thanh tra việc chấp hành các quy định về sử dụng vốn vay tái cấp vốn của NHNN, các quy định về hoạt động liên ngân hàng; việc thực hiện Phương án cơ cấu lại và Phương án xử lý nợ xấu được duyệt và việc thực hiện chỉ đạo của NHNN, cấp có thẩm quyền về cơ cấu lại, xử lý nợ xấu.

    7. Thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.

    9. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

    Thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc bộ.

    1. Thanh tra vùng: Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động tại một số doanh nghiệp và kiểm tra chức năng quản lý nhà nước về lao động, bảo him xã hội và bình đẳng giới; việc thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tvà chế biến thủy sản.

    2. Lĩnh vực chính sách người có công: Thanh tra việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; việc xác lập hồ sơ thương binh.

    3. Lĩnh vực pháp luật lao động: Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động; phối hợp với Thanh tra Chính phủ thanh tra hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

    4. Lĩnh vực trẻ em và xã hội: Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, cai nghiện cho người nghiện ma túy; chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và một số chính sách khác đối với người cao tuổi, người khuyết tật; việc thực hiện quyền được bảo vệ của trẻ em tại một số cơ sở bảo trợ xã hội tại.

    5. Lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động: Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động; việc chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; về an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp khai thác khoáng sản.

    6. Lĩnh vực bảo hiểm xã hội: Thanh tra việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

    10. Bộ Thông tin Truyền thông

    1. Thanh tra việc thực hiện về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của các đơn vị thuộc Bộ;

    2. Thanh tra công tác quản lý đầu tư xây dựng, tài chính ngân sách tại các đơn vị thuộc Bộ.

    1. Lĩnh vực vin thông, công nghệ thông tin: Thanh tra hoạt động chứng nhận hợp quy, tiếp nhận công bố hợp quy sản phẩm viễn thông, công nghệ thông tin; việc chấp hành pháp luật về quản lý thuê bao trả trước; việc cung cấp dịch vụ nội dung và hợp tác cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông; việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang (hoặc cổng) thông tin điện tử của cơ quan nhà nước; hoạt động thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước; việc sử dụng hệ thống thư điện tử trong cơ quan nhà nước.

    2. Lĩnh vực báo chí, thông tin trên mạng: Thanh tra, kiểm tra về tôn chỉ mục đích đối với các cơ quan báo chí; việc cung cấp dịch vụ game online; việc quản lý, cung cấp, dịch vụ internet trong lĩnh vực thông tin điện tử, về sở hữu trí tuệ.

    3. Lĩnh vực xuất bn, in và phát hành: Thanh tra đối với hoạt động xuất bản, liên kết xuất bản, phát hành, hoạt động in.

    4. Lĩnh vực bưu chính: Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bưu chính.

    11. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

    1. Thanh tra việc thực hiện về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của các đơn vị thuộc Bộ.

    2. Thanh tra công tác quản lý đầu tư xây dựng, tài chính ngân sách tại các đơn vị thuộc Bộ.

    1. Trong lĩnh vực văn hóa, gia đình: Thanh tra việc thực hiện pháp luật về công tác quản lý, tổ chức lễ hội và bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích; hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp, người mẫu; hoạt động quảng cáo; hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng; bảo vquyền tác giả, quyền liên quan.

    2. Lĩnh vực thể dục, thể thao: Thanh tra công tác tổ chức các giải thi đấu thể thao và hoạt động dịch vụ thể dục, thể thao; hoạt động dịch vụ thể dục, thể thao.

    3. Trong lĩnh vực du lịch: Thanh tra việc duy trì tiêu chuẩn hạng cơ sở lưu trú du lịch; hoạt động kinh doanh lữ hành; hoạt động hướng dẫn du lịch; việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch; các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch.

    12. Bộ Y tế

    1. Thanh tra công tác quản lý nhà nước về Dược; thanh tra toàn diện công tác bệnh viện; các quy chế chuyên môn khám, chữa bệnh và việc chấp hành các quy định pháp luật về Bảo hiểm y tế; việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ chuyên môn; việc thực hiện quy chế chuyên môn về tiêm chủng.

    2. Thanh tra việc chấp hành các quy định về tài chính, ngân sách; về đấu thầu mua sắm và sử dụng trang thiết bị y tế của các đơn vị thuộc Bộ.

    1. Y tế dự phòng: Thanh tra về an toàn thực phẩm; việc thực hiện quy chế chuyên môn về tiêm chủng; công tác Phòng, chống HIV/AIDS; công tác bảo đảm chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt.

    2. Khám, chữa bệnh và Bảo hiểm y tế: Thanh tra công tác quản lý nhà nước về Bảo hiểm y tế và xã hội hóa y tế, hành nghề y tư nhân.

    3. Dược, Mỹ phẩm và Trang thiết bị y tế: Thanh tra việc thực hiện quy định về sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thuốc; quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc; quản lý về giá thuốc, đu thầu thuốc, chất lượng thuốc và quản lý mỹ phẩm; quản lý về đấu thầu thuốc, chất lượng thuốc, giá thuốc và công tác tiếp nhận thẩm định, xét duyệt, cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GPP, GPP.

    4. Dân s- kế hoạch hóa gia đình: Thanh tra công tác quản lý nhà nước đối với việc thực hiện hoạt động dịch vụ về sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sàng lọc sơ sinh; việc thực hiện quản lý hậu cần, sử dụng các phương tin tránh thai; việc thực hiện Đề án kiểm soát dân số các vùng biển, đo và ven biển.

    5. Công tác chng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả liên quan lĩnh vực y tế: Thanh tra công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại về thực phẩm, thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế.

    13. Bộ Giáo dục và Đào tạo

    1. Thanh tra việc quản lý, việc thực hiện chính sách pháp luật và nhiệm vụ được giao của các cơ sở giáo dục đại học, đơn vị thuộc Bộ.

    2. Thanh tra thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.

    1. Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn; thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của các Bộ, ngành, địa phương; thanh tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

    2. Thanh tra công tác quản lý nhà nước về giáo dục, kiểm tra việc đổi mới hoạt động thanh tra của các Sở GDĐT; việc thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới giáo dục và đào tạo (tập trung 2 nhiệm vụ then chốt: đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục và xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục).

    3. Thanh tra việc quản lý dạy thêm, học thêm; thu chi đầu năm học; bảo đảm an toàn và thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường; việc quản lý và cấp phát văn bằng chứng chỉ; việc bồi dưỡng cấp chứng chỉ ngoại ngữ, liên kết đào tạo, tuyển sinh đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, tự chủ đại học, các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục.

    14. Bộ Khoa học Công nghệ

    Thanh tra việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng của đơn vị thuộc Bộ.

    1. Về tiêu chuẩn, đo lường, cht lượng: Thanh tra việc thực hiện pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa; hoạt động thử nghiệm, chứng nhận, giám định chất lượng sản phẩm hàng hóa; hoạt động chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng; hoạt động công nhận hệ thống quản lý chất lượng; hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, kiểm định phương tiện đo; hoạt động của các tổ chức được chỉ định kim định phương tiện đo.

    2. Về an toàn bức xạ, hạt nhân: Thanh tra việc thực hiện pháp luật về an toàn bức xạ và hạt nhân đối với các đơn vị sử dụng thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; trong hoạt động khám chữa bệnh; trong đào tạo, nghiên cứu và các đơn vị làm dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.

    3. Về sở hữu công nghiệp: Thanh tra chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; đại diện sở hữu công nghiệp; xử lý các vụ việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

    4. Về khoa học, công nghệ và chuyển giao công nghệ: Thanh tra việc thực hiện pháp luật trong quản lý và triển khai đề tài, dự án KH&CN của bộ ngành, địa phương; về chuyển giao công nghệ trong hoạt động tổ chức giám định nhập khẩu dây chuyền, thiết bị, máy móc đã qua sử dụng.

    3. Thanh tra chuyên đề diện rộng về lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và an toàn bức xạ, hạt nhân theo yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu thực tiễn xã hội.

    15. Bộ Nội vụ

    Thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật và nhiệm vụ được giao của các đơn vị thuộc Bộ.

    1. Thanh tra công tác quản lý sử dụng biên chế công chức và số lượng người làm việc trong các cơ quan nhà nước và đơn vị công lập; thực hiện chính sách tinh giảm biên chế.

    2. Thanh tra công tác tuyển dụng, nâng ngạch, chuyển ngạch đối với công chức; ký hợp đồng lao động trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

    3. Thanh tra công tác bnhiệm, bổ nhiệm lại công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý; số lượng công chức lãnh đạo, quản lý cấp phó; đào tạo, bồi dưỡng đánh giá đối với công chức, viên chức.

    4. Thanh tra việc thực hiện chính sách tiền lương; kỷ luật, thối việc; quản lý hồ sơ công chức, viên chức; công tác văn thư, lưu trữ; công tác thi đua khen thưởng; công tác tín ngưỡng, tôn giáo.

    16. Bộ Tư pháp

    1. Thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật và nhiệm vụ được giao của các đơn vị thuộc Bộ.

    2. Thanh tra chuyên đề diện rộng về tăng cường quản lý đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

    1. Thanh tra việc bán đấu giá tài sản.

    2. Thanh tra công tác thi hành án dân sự.

    17. Bộ Ngoại giao

    Thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật và nhiệm vụ được giao của các đơn vị thuộc Bộ.

    1. Thanh tra công tác thực hiện thỏa thuận và điều ước quốc tế; công tác lãnh sự; công tác quản lý biên giới, hải đảo; công tác quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế; công tác quản lý các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại địa phương; công tác thông tin đối ngoại.

    2. Thanh tra việc thực hiện các quy định về quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài; về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam; về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; về tuyển dụng và quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.

    3. Về thanh tra chuyên đề hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.

    18. Ủy ban Dân tộc:

    Thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại các đơn vị của Ủy ban Dân tộc.

    Thanh tra việc thực hiện chính sách của Chính phủ: Chương trình 135; chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn; hỗ trợ giải quyết đất và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2013- 2015; chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiu số đặc biệt khó khăn; hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số; chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi; Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các DTTS rất ít người; việc thực hiện cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn; chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.

    19. Bộ Công an

    Thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, công tác xử lý vi phạm hành chính, công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý sử dụng nguồn kinh phí.

    Thanh tra diện rộng việc chấp hành pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện, an ninh trật tự, quản lý xuất nhập cảnh, quản lý cư trú.

    20. Bộ Quốc phòng

    1. Thanh tra thực hiện nhiệm vụ quân sự (huấn luyện sẵn sàng chiến đấu; quản lý bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, bin, đảo); công tác đảm bảo hậu cần, kỹ thuật, công nghiệp quốc phòng.

    2. Thanh tra công tác quản lý sử dụng các nguồn ngân sách; đấu thầu mua sắm tài sản công; đầu tư xây dựng cơ bản; tái cơ cấu, cổ phần hóa và thoái vốn của các doanh nghiệp.

    3. Thanh tra chuyên đề diện rộng về quản lý, sử dụng đất quốc phòng.

    4. Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của người chỉ huy trong việc thực hiện pháp luật về chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.

    Thanh tra thực hiện nhiệm vụ quốc phòng đối với các Bộ, ngành, địa phương, tập trung vào công tác quản lý nhà nước về quốc phòng, tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ; tổ chức xây dựng, hoạt động lực lượng dân quân tự vệ và dự bị động viên; bảo vệ công trình quốc phòng, khu quân sự: công tác quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng thế trận khu vực phòng thủ; các dự án kết hợp phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh.

     

     

     

     

     


    [1] theo chđạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại Văn bản số 3164/VPCP-NN ngày 03/4/2017 của Văn phòng Chính phủ: “Thanh tra Chính phủ tăng cường công tác thanh tra việc chp hành các quy định liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất nông nghiệp được sử dụng tiết kiệm và hiệu quả”

    [2]  theo Quyết định số 1675/QĐ-TTg ngày 29/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến 2020.

  • Không có văn bản liên quan.

  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X