hieuluat

Công văn 9678/BTP-VĐCXDPL Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Tư phápSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:9678/BTP-VĐCXDPLNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Công vănNgười ký:Lê Thành Long
    Ngày ban hành:06/12/2012Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:06/12/2012Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Hành chính, Tư pháp-Hộ tịch
  • BỘ TƯ PHÁP
    --------

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ----------------

    Số: 9678/BTP-VĐCXDPL
    V/v lập Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013 và khóa XIII

    Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2012

     

    Kính gửi: Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ,

    Để chuẩn bị cho việc lập Đnghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013 và khóa XIII, Bộ Tư pháp đề nghị các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, căn cứ các định hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý của Bộ, ngành mình và Nghị quyết số 20/2011/QH13 ngày 26/11/2011 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII để đề xuất các dự án đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014 và đề nghị điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013 và khóa XIII (nếu có). Cụ thể như sau:

    1. Về đề nghị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014

    Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ chuẩn bị đề nghị về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014 của cơ quan mình theo các yêu cầu sau:

    - Hồ sơ đề nghị cần được thực hiện theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 22, khoản 1 Điều 23 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các Điều 2 - 6 của Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05/3/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

    - Tiếp tục thể chế hóa kịp thời, đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng được khẳng định trong các văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI, các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

    - Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014 cần tiếp tục đặt trọng tâm vào việc thực hiện ba khâu đột phá chiến lược đã được xác định trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020.

    - Ưu tiên đưa vào Chương trình chính thức năm 2014 các dự án luật, pháp lệnh về tổ chức bộ máy nhà nước và về thẩm quyền của các cơ quan nhà nước có liên quan để tiếp tục nghiên cứu soạn thảo đồng bộ với những định hướng sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và các dự án luật, pháp lệnh thuộc Chương trình chính thức khóa XIII đã được chuẩn bị tốt, đã có dự thảo và cần sớm ban hành để đáp ứng yêu cầu cấp thiết về phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu quản lý đất nước trong giai đoạn mới.

    - Cân nhắc về tính cấp thiết, nội dung chuẩn bị và tiến độ soạn thảo để đưa vào Chương trình năm 2014 các dự án phù hợp, có tính đến thứ tự ưu tiên các dự án đối với từng năm trong nhiệm kỳ Khóa XIII, tránh việc dồn các dự án luật, pháp lệnh vào cuối nhiệm kỳ Quốc hội.

    2. Về đề nghị điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013 và khóa XIII

    Đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ đề xuất về việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013 và khóa XIII (nếu có) theo các yêu cầu sau đây:

    - Các dự án luật, pháp lệnh đề nghị điều chỉnh (xin lùi thời hạn trình, rút hoặc b sung vào Chương trình).

    - Lý do đề nghị điều chỉnh.

    Đxuất về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014 và đề nghị điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013 và khóa XIII (nếu có) của các Bộ, cơ quan ngang Bộ xin gửi về Bộ Tư pháp trước ngày 10/01/2013 để tổng hp thành Đnghị chung của Chính phủ (đồng thời gửi bản thư điện tử đến địa chỉ: lienntp@moj.gov.vn). Về thông tin chi tiết, xin liên hệ theo số điện thoại 62739387 hoặc 0974224696 (gặp đồng chí Nguyễn Thị Phương Liên).

    Bộ Tư pháp xin gửi kèm theo Công văn này mẫu tham khảo Báo cáo đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật đề nghị đưa vào Chương trình.

    Xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, phối hp kịp thời của Quý Cơ quan.

     

     

    Nơi nhận:
    - Như trên;
    -
    Bộ trưỏng (để báo cáo);
    - Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu (để báo cáo);
    - Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; Vụ Pháp luật Văn phòng Quốc hội (để phối hp);
    - Văn phòng Chính phủ (để phối hợp);
    - Các Thứ trưởng (để chỉ đạo thực hiện);
    - Các đơn vị thuộc Bộ (để thực hiện);
    - Lưu: VT, Vụ VĐCXDPL.

    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG





    Lê Thành Long

     

    PHỤ LỤC

    MẪU BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG SƠ BỘ

    (Để tham khảo)

    I. Các vấn đề tổng thể cần giải quyết

    (Nêu tổng thể các vấn đề bất cập cần giải quyết và nêu rõ các biu hiện, bối cảnh, quy mô, xu hướng, nguyên nhân ... của từng vấn đề bất cập).

    1. Vấn đề

    a. Ảnh hưng/tác động của vấn đề

    b. Nguyên nhân của vấn đề

    2. Vấn đề

    II. Mục tiêu cần đạt được

    III. Các phương án có thể giải quyết vấn đề

    Các phương án có thể là:

    1. Giữ nguyên hiện trạng

    2. Tăng cường các biện pháp thúc đy việc thi hành pháp luật hiện hành

    a) Tăng cường tuyên truyền

    b) Tăng chi phí đthực thi văn bản

    c) Tăng biên chế đthực thi văn bản

    d) Xử lý, kỷ luật nghiêm các hành vi vi phạm quy định của văn bản

    đ) Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ thực thi pháp luật.

    3. Ban hành văn bản mới hoặc sửa đổi, b sung văn bản hiện hành

    Việc sửa đi, bsung văn bản hiện hành trong trường hp các quy định trong văn bản:

    a) Không rõ ràng, khó xác định trách nhiệm của các đối tượng có liên quan trong quá trình thi hành văn bản

    b) Không phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội

    c) Không được sự ủng hộ của người dân

    d) Mâu thuẫn với các quy định hiện hành về cùng vấn đề

    đ) Chế tài chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe.

    4. Ban hành văn bản mới

    IV. Đánh giá tác động của các phương án

    * Trong mục này, từng phương án 1, 2, 3, 4 nêu tại mục III cần phải được phân tích, đánh giá một cách toàn diện trên các lĩnh vực: Kinh tế - xã hội; Môi trường; Hệ thống pháp luật; Tác động đến các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; Khả năng tuân thủ của các cơ quan, tchức, cá nhân và các tác động khác... với các tác động tiêu cực, tích cực tới các đối tượng (Nhà nước/cơ quan nhà nước/công chức; doanh nghiệp; người dân).

    * Riêng đối với Phương án sửa đổi, bổ sung/ban hành văn bản mới, cần phải nêu rõ các nội dung cơ bản cần sửa đổi, bổ sung/hoặc nội dung cơ bản của văn bản mới, chính là các phương án được lựa chọn sau khi đã đánh giá tác động tích cực, tiêu cực của các phương án giải quyết từng vấn đề bất cập.

    Từng vấn đề bất cập được phân tích và trình bày như sau:

    + Tên vân đê bt cập

    + Mục tiêu giải quyết vấn đề

    + Các phương án giải quyết vấn đề

    + Đánh giá tác động của các phương án giải quyết vấn đề (tương tự như đánh giá tác động của các phương án được nêu trên).

    V. Lấy ý kiến trong quá trình thực hiện RIA sơ bộ

    Mô tả quá trình tham vấn ý kiến, đối tượng được tham vấn ý kiến, hình thức tham vấn (hội thảo, tọa đàm, điều tra xã hội học,... Các vấn đề được đông đảo công chúng quan tâm cũng cần được trình bày rõ.

    VI. Kết luận

    Khng định phương án ban hành văn bản mới/hoặc sửa đi, bổ sung văn bản hiện hành là cần thiết và nêu rõ lý do (căn cứ vào kết quả đánh giá tác động ...)

     

     

    THỰC HIỆN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG PHÁP LUẬT SƠ BỘ

    (“RIA sơ bộ”)

    I. Xác định vấn đề

    Bước đầu tiên và quan trọng nhất của RIA sơ bộ là xác định đúng vấn đề. Việc xác định không chính xác vấn đề và nguyên nhân của nó sẽ gây ra khó khăn trong việc thực hiện các phần còn lại của RIA sơ bộ và thậm chí là không thxây dựng được các giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề.

    Trình tự thực hiện bước này như sau:

    - Mô tả các vấn đề bất cập, bao gồm: biểu hiện, bối cảnh, quy mô, xu hướng;

    - Nêu hậu quả nguy hại (ảnh hưởng) của vấn đề bất cập đối với các đối tượng có liên quan cụ thtrong xã hội, như người dân, doanh nghiệp, Nhà nước, hay các yếu tố khác như môi trường, xã hội, hệ thống pháp luật, các cam kết quốc tế, v.v

    - Xác định nguyên nhân gây ra các vấn đề bất cập nêu trên.

    Những điều nên làm:

    ► Thực hiện đúng trình tự các bước đã gợi ý ở trên.

    ► Chú trọng phân tích quy mô, xu hướng, mức độ nghiêm trọng của vấn đề bất cập.

    ► Khi nêu nguyên nhân cần xác định ở nhiều cấp độ, từ lớn đến nhỏ, càng chi tiết và chính xác càng tốt. Đtìm đúng nguyên nhân cần liên tục đặt câu hỏi “tại sao vấn đề lại tồn tại?”.

    ► Tham vấn các bên liên quan để xác định vấn đề và tìm ra nguyên nhân một cách chính xác.

    Những điều không nên làm:

    ► Bỏ qua bất cứ nội dung nào của bước xác định vấn đề bất cập, tức là cần mô tả biu hiện của vấn đề, xác định hậu quả nguy hại, giải thích nguyên nhân.

    ► Mô tả các vấn đề bất cập và xác định hậu quả nguy hại của vấn đề này mà không có bằng chứng, dữ liệu minh họa.

    ► Viện dẫn việc “không có VBQPPL” là một vấn đề bất cập.

    ► Bỏ sót nguyên nhân trong bước xác định vấn đề, vì thiếu một nguyên nhân sẽ dẫn đến nguy cơ là xác định thiếu biện pháp giải quyết vn đề.

    II. Xác định mục tiêu của đề nghị xây dựng VBQPPL

    Trong phần này, cần nêu mục tiêu càng cụ thể càng tốt.

    Trình tự thực hiện bước này như sau:

    (i) Liệt kê những hậu quả nguy hại đối với xã hội của vấn đề đã phân tích ở trên;

    (ii) Với mỗi hậu quả nguy hại này, đặt câu hỏi “liệu Nhà nước có trách nhiệm phải giải quyết hậu quả nguy hại của vấn đề này không?”;

    (iii) Nếu câu trả lời là “có”, hãy cân nhắc nguồn lực thực tế trước khi đặt mục tiêu giải quyết hậu quả nguy hại của vấn đề.

    (iv) Đối với các vấn đề phức tạp, đặt ra một mục tiêu mang tính tổng thể trước và sau đó là các mục tiêu chi tiết.

    Những điều nên làm:

    ► Gn mục tiêu với nguồn lực tài chính, nhân lực hay thời gian để đảm bảo tính khả thi.

    ► Kiểm tra xem mục tiêu đặt ra có phù hợp với định hướng chính sách của Nhà nước không.

    Những điều không nên làm:

    ► Coi vấn đề ưu tiên để “quản lý nhà nước” là một mục tiêu.

    ► Đặt mục tiêu quá tham vọng, không thực tế.

    ► Coi lý do “để tạo cơ sở pháp lý” hoặc “hoàn thiện hệ thống pháp luật” là một mục tiêu (vì đây chỉ là công cụ đđạt được mục tiêu cuối cùng).

    ► Giả định phương án giải quyết trong khi xác định mục tiêu, vì việc này sẽ hạn chế cơ hội tìm ra phương án tốt nhất có thtrong bước tiếp theo của RIA.

    III. Phương án cân nhắc lựa chọn và đánh giá tác động sơ bộ các phương án

    Ở giai đoạn thực hiện RIA sơ bộ, cơ quan soạn thảo nên cân nhắc ba phương án sau: (i) giữ nguyên hiện trạng; (ii) tăng cường biện pháp thúc đy thi hành pháp luật (iii) ban hành văn bản mới hoặc sửa đổi, bổ sung văn bản hiện hành.

    3.1. Phương án 1: Giữ nguyên hiện trạng

    Do RIA được thực hiện trước khi quyết định nhà nước có cần can thiệp hay không, nên phương án đầu tiên cần xem xét là “giữ nguyên hiện trạng”, tức là không có sự can thiệp thêm nào của nhà nước thì điều gì sẽ xảy ra. Không phải vấn đề nào cũng có thể và nên được giải quyết bằng hành động can thiệp của nhà nước, trong nhiều trường hợp, thị trường và xã hội có thtự điều tiết được. Phương án “giữ nguyên hiện trạng” dùng đlàm căn cứ so sánh tác động của tất cả các phương án đề xuất thay đổi. Phương án này là cơ sở để xem xét liệu các phương án đề xuất khác có thgiúp cải thiện vấn đề không, hay không có tác dụng bằng phương án “giữ nguyên hiện trạng”.

    Các bước đánh giá tác động phương án này bao gm:

    (i) Nêu tóm tắt các vấn đề bất cập hiện nay dựa vào phân tích trong phần Xác định vn đề ;

    (ii) Đánh giá tác động tiêu cực/chi phí (ảnh hưởng) của phương án “giữ nguyên hiện trạng” đối với các đối tượng liên quan:

    ● Đối với Nhà nước

    ● Đối với doanh nghiệp

    ● Đối với người dân

    ● Đối với yếu tố khác (môi trường, xã hội, hệ thống pháp luật, các cam kết quốc tế, v.v.)

    (iii) Đánh giá tác động tích cực/lợi ích của phương án “giữ nguyên hiện trạng” đối với các đối tượng liên quan (xem hướng dẫn tại Phụ lục):

    ● Đối với Nhà nước

    ● Đối với doanh nghiệp

    ● Đi với người dân

    ● Đối với yếu tố khác (môi trường, xã hội, hệ thống pháp luật, các cam kết quốc tế, v.v.)

    (iv) Kết luận sơ bộ về tương quan giữa tác động tiêu cực/chi phí và tác động tích cực/lợi ích của phương án “giữ nguyên hiện trạng".

    Những điều nên làm:

    ► Mô tả hiện trạng bất cập một cách chính xác và cô đọng.

    ► Luôn đánh giá tác động tiêu cực/chi phí trước tiên, vì phương án nào cũng có tác động tiêu cực/chi phí, nhưng có thkhông có tác động tích cực/lợi ích.

    ► Đặt câu hỏi xem phương án này tác động đến ai? Như thế nào? Khi nào? đâu?

    ► Tham vấn các đối tượng liên quan bằng các hình thức như: điều tra xã hội học, trả lời bảng hỏi, phỏng vấn, hội thảo,...

    Những điều không nên làm:

    ► Bỏ qua phương án “giữ nguyên hiện trạng” trong RIA sơ bộ.

    ► Bỏ sót đối tượng chịu sự tác động có liên quan khi đánh giá tác động.

    ► Lập luận rằng chỉ có tác động tích cực/lợi ích mà không có tác động tiêu cực/chi phí.

    3.2. Phương án 2: Tăng cường biện pháp thúc đy thi hành pháp luật (nếu có)

    Nếu vn đnày đã có quy định rồi thì nên xem xét là liệu vấn đề bt cập có thể được giải quyết bằng cách tăng cường biện pháp thúc đy thi hành pháp luật (nếu có):

    Các bước xác định và đánh giá tác động của phương án này bao gm:

    (i) Rà soát toàn bộ các quy định có liên quan;

    (ii) Tìm hiểu xem tại sao các quy định hiện hành không giải quyết được vấn đề bt cập;

    (iii) Tham vấn các cơ quan thực thi quy định hiện hành có liên quan và đối tượng chịu sự tác động đ(1) biết được nguyên nhân thất bại của các quy định này trong quá trình thực thi; và (2) tìm kiếm các biện pháp nâng cao hiệu quả thực thi;

    (iv) Đxuất biện pháp nâng cao hiệu lực hay thúc đy thực thi các quy định hiện hành, có thể bao gồm:

    ▪ Tăng cường tuyên truyền

    ▪ Tăng chi phí đthực thi văn bản

    ▪ Tăng biên chế đthực thi văn bản

    ▪ Xử lý, kỷ luật nghiêm các hành vi vi phạm quy định của văn bản

    ▪ Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ thực thi pháp luật

    ▪ Cải thiện công tác phối hp thi hành giữa các cơ quan hữu quan

    (v) Đánh giá tác động tiêu cực/chi phí1 của phương án này đối với các đối tượng liên quan:

    ● Đối với Nhà nước

    ● Đối với doanh nghiệp

    ● Đối với người dân

    ● Đối với yếu tố khác (môi trường, xã hội, hệ thống pháp luật, các cam kết quốc tế, v.v.)

    (vi) Đánh giá tác động tích cực/lợi ích của phương án này đối với các đối tượng liên quan:

    ● Đối với Nhà nước

    ● Đối với doanh nghiệp

    ● Đối với người dân

    ● Đối với yếu tố khác (môi trường, xã hội, hệ thống pháp luật, các cam kết quốc tế, v.v.)

    (vii) Kết luận sơ bộ về tương quan giữa tác động tiêu cực/chi phí và tác động tích cực/lợi ích của phương án này.

    3.3. Phương án 3: Ban hành văn bản mới hoặc sửa đi, bsung văn bản hiện hành

    Phương án này được sử dụng trong trường hợp phương án 1 và phương án 2 không giải quyết được vấn đề đặt ra.

    Các bước xác định và đánh giá tác động phương án này bao gồm:

    (i) Kết luận ba phương án trên (1) không thể giải quyết vấn đề bất cập một cách triệt để; (2) tác động tiêu cực/chi phí lớn hơn tác động tích cực/lợi ích; tạo ra chi phí quá lớn mới đạt được mục tiêu; (3) không đạt được mục tiêu đề ra;

    (ii) Khẳng định cần phải ban hành VBQPPL mói hoặc sửa đổi, bổ sung văn bản đgiải quyết vấn đề bất cập;

    (iii) Nêu các nội dung chính sách chủ yếu của đề nghị xây dựng VBQPPL cần phải đánh giá tác động;

    (iv) Phân tích sơ bộ mỗi nội dung chính sách theo trình tự sau:

    ● Xác định vấn đề bất cập cần giải quyết;

    ● Xác định mục tiêu giải quyết vấn đề bất cập;

    ● Dự kiến các phương án giải quyết;

    o Xem xét kỹ lưỡng các nguyên nhân đã nêu trong phần xác định vn đ bt cập;

    o Tìm các biện pháp có thể giải quyết vấn đề căn cứ vào các nguyên nhân xác định ở trên.

    (v) Phân tích tác động tiêu cực/chi phí của phương án này đối với:

    ● Đối với Nhà nước

    ● Đối với doanh nghiệp

    ● Đối với người dân

    ● Đối với yếu tố khác (môi trường, xã hội, hệ thống pháp luật, các cam kết quốc tế, v.v.)

    Những điều nên làm:

    ► Luôn bám sát nguyên nhân để đưa ra biện pháp giải quyết.

    ► Đưa ra luận cứ phân tích tác động một cách khách quan.

    ► Nên lựa chọn từ 3 chính sách quan trọng nhất để phân tích.

    Những điều không nên làm:

    ► Kết luận “chưa có VBQPPL” để viện lý do cho việc ban hành văn bản.

    ► Mô tả sơ sài hoặc thiếu chính xác các biện pháp dự kiến.

    ► Lựa chọn các nội dung chính sách không quan trọng hay tác động nhỏ đ đưa vào đánh giá.

    4. Lấy ý kiến trong quá trình thực hiện RIA sơ bộ

    Việc lấy ý kiến dự thảo Báo cáo RIA nói chung và RIA sơ bộ nói riêng là một khâu quan trọng trong quá trình xây dựng văn bản. Trên thực tế, đế hiếu thấu đáo các tác động phức tạp phục vụ quá trình phân tích, đánh giá, cần phải lấy ý kiến của chính các đối tượng chịu tác động, do đó, RIA chỉ có ý nghĩa khi đã tiếp thu ý kiến góp ý của các bên liên quan. Đđảm bảo chất lượng của Báo cáo RIA sơ bộ, cơ quan đề xuất xây dựng văn bản cần tchức lấy ý kiến các bên liên quan, đặc biệt là các chuyên gia, các tổ chức nghề nghiệp trong lĩnh vực liên quan. Cơ quan đề xuất xây dựng văn bản cần xác định và nêu ra những câu hỏi quan trọng làm định hướng cho quá trình tham vấn nhằm thu hút được ý kiến đóng góp có giá trị.

    5. Kết luận

    Sau khi nêu và phân tích các phương án khác nhau, cơ quan đề xuất xây dựng văn bản đề xuất phương án lựa chọn và làm rõ tại sao lựa chọn phương án này và loại bỏ các phương án khác, cần có sự so sánh thống nhất các phương án đã đxuât, trình bày các ưu, nhược đm của từng phương án một cách thuyết phục đchứng minh phương án được lựa chọn rõ ràng có ưu thế hơn so với các phương án khác, hay nói cách khác, phương án này đáp ứng được hai tiêu chí cơ bản là:

    ● Phương án là cần thiết để đạt được các mục tiêu đề ra.

    ● Phương án giúp đạt được mục tiêu với chi phí thấp nhất cho nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

    Cách thức đánh giá tác động tiêu cực và tích cực

    Nghị định số 24/2009/NĐ-CP quy định quá trình thực hiện RIA phải đánh giá các tác động về:

    ● Kinh tế

    ● Xã hội

    ● Môi trường

    ● Hệ thống pháp luật

    ● Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

    ● Khả năng tuân thủ của cơ quan, tổ chức, cá nhân

    ● Các tác động chính khác

    Do vậy, phần phân tích tác động của RIA sơ bộ cần bao gồm các nội dung như trình bày trong bảng dưới đây:

    Các loại tác động

    Hướng dẫn

    Tác động tới tất cả các doanh nghiệp ở mọi quy mô

    Mô tả loại chi phí tuân thủ chính cho doanh nghiệp của mỗi phương án. Các chi phí tiết kiệm được cho doanh nghiệp sẽ được đưa vào phần lợi ích.

     

    Tác động tiêu cực

    Tác động tích cực

     

    ■ Tạo thêm khoản chi phí mới cho các doanh nghiệp

    ■ Tăng chi phí hiện tại cho các doanh nghiệp

    ■ Tăng chi phí do áp dụng thủ tục hành chính mới

    ■ Tăng rào cản gia nhập thị trường đối với các doanh nghiệp và nhà đầu tư

    ■ Giảm doanh thu của các doanh nghiệp

    ■ Chi phí cơ hội tính cho thời gian doanh nghiệp phải bỏ ra để tuân thủ quy định

    ■ Giảm các chi phí hiện tại cho các doanh nghiệp

    ■ Tiết kiệm thời gian tuân thủ quy định cho các doanh nghiệp, nhờ đơn giản hóa hoặc bãi bỏ thủ tục hành chính.

    ■ Dỡ bỏ các rào cản cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong việc gia nhập thị trường hoặc ngành nghề kinh doanh

    ■ Tăng cường sự an toàn và minh bạch của môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp

    Tác động tới doanh nghiệp vừa và nhỏ (nếu có).

    Phần lớn các doanh nghiệp tại Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (“SME”). Các SME thường phải chịu các gánh nặng bởi quy định không cân xứng so với các doanh nghiệp lớn hơn. Do đó, cơ quan đánh giá tác động cần cân nhắc xem phương án có tác động tiêu cực hoặc tích cực đáng knào tới các SME không, và liệu các tác động này có lớn hơn các tác động tới doanh nghiệp lớn không. Chẳng hạn như các chi phí hành chính thường nặng nề hơn đối với các doanh nghiệp nhỏ.

    Tác động tiêu cực

    Tác động tích cực

    Giống như các tác động đối với doanh nghiệp, tuy nhiên tập trung vào các tác động không cân xứng đối với SME.

    Giống như các tác động đối với doanh nghiệp, tuy nhiên tập trung vào các tác động không cân xứng đối với SME.

    Tác động ti ngân sách nhà nước

    Mô tả các tác động đối với thu, chi ngân sách nhà nước.

    Tác động tiêu cực

    Tác động tích cực

    Tạo thêm chi phí hoặc tăng chi phí cho các cơ quan nhà nước trong việc:

    ■ Tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực

    ■ Ban hành văn bản

    ■ Thi hành văn bản

    ■ Thiết lập cơ quan mới

    ■ Đầu tư vào CNTT

    ■ Thực hiện công tác quản lý

    ■ Các chi phí mới khác

    Bãi bỏ hoặc giảm bớt chi phí cho cơ quan Nhà nước trong việc:

    ■ Tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực

    ■ Thi hành quy định

    ■ Giám sát thực thi quy định

    - Tác động ti xã hội và công dân

     

    - Tác động đôi với hệ thống pháp luật

    Cân nhắc các tác động lớn của từng biện pháp dự kiến:

    Ÿ Tác động về xã hội: Các tác động tới sức khỏe và an toàn, tính thống nhất xã hội và các vấn đề xã hội khác của Việt Nam là gì?

    Ÿ Tác động tới hệ thống pháp luật: Phương án có nâng cao tính ổn định, minh bạch và chất lượng của hệ thống pháp luật không? Phương án có đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật không? Trong trường hp không bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ thì phải đưa ra phương án sửa đổi, bổ sung.

    Ÿ Tác động với các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp

    Tác động tiêu cực

    Tác động tích cực

    ■ Tăng thất nghiệp

    ■ Giảm thu nhập hộ gia đình

    ■ Giảm cơ hội làm thay đi vị trí trong xã hội của người dân

    ■ Sức khỏe người dân giảm sút hoặc tăng các nguy cơ về sức khỏe

    ■ Làm tăng hoặc gây ra sự phân biệt đối xử cho một nhóm trong xã hội (ví dụ, phân biệt về giới, dân tộc, tuổi...)

    ■ Tăng việc làm

    ■ Tăng thu nhập hộ gia đình

    ■ Tăng cơ hội làm thay đi vị trí trong xã hội của người dân

    ■ Nâng cao sức khỏe người dân

    ■ Giảm phân biệt đối xử về giới, dân tộc, tuổi...

    ■ Tiết kiệm thời gian tuân thủ quy định cho người dân

    Tác động ti môi trường

    Các thay đổi về chất lượng môi trường bao gồm các thay đổi của bản thân môi trường và các tác động môi trường đối với con người, ví dụ như tác động môi trường tới sức khỏe.

    Tác động tiêu cực

    Tác động tích cực

    ■ Tăng ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước, đất và tác động tới động vật hoang dã

    ■ Tàn phá hoặc lãng phí tài nguyên

    ■ Gia tăng tử vong và bệnh tật có liên quan tới ô nhiễm môi trường

    ■ Chi phí làm sạch lại môi trường khi bị ô nhiễm

    ■ Giảm ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước, đất và tác động tới động vật hoang dã

    ■ Góp phần đảm bảo tính bền vững của tài nguyên

    ■ Giảm tử vong và bệnh tật có liên quan tới ô nhiễm môi trường

    ■ Tiết kiệm chi phí giải quyết ô nhiễm tiềm tàng hoặc thực tế

        

     


    1 Nên đánh tác động tiêu chực/chi phí trước vì tất cả các phương án đều có tác động tiêu cực/chi phí nhưng một số phương án không có tác động tích cực/lợi ích.

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 của Quốc hội
    Ban hành: 03/06/2008 Hiệu lực: 01/01/2009 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    02
    Nghị định 24/2009/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
    Ban hành: 05/03/2009 Hiệu lực: 20/04/2009 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X