hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 30/10/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

5 lời thề danh dự của Công an nhân dân Việt Nam

Công an nhân dân là lực lượng vũ trang thực hiện nhiệm vụ đảm bảo cuộc sống bình yên cho nhân dân, Tổ quốc. Chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam phải tuân theo 05 lời thề danh dự khi được kết nạp vào lực lượng này.

Mục lục bài viết
  • Công an nhân dân Việt Nam là ai?
  • 5 lời thề Công an nhân dân Việt Nam
  • Nguyên tắc của Lễ tuyên thệ trong Công an nhân dân
  • Nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân
Câu hỏi: Tôi muốn tìm hiểu về 5 lời thề danh dự của Công an nhân dân Việt Nam. Lời thề danh dự được sử dụng trong trường hợp nào? Khi nào thì tổ chức lễ tuyên thệ trong Công an nhân dân?

Công an nhân dân Việt Nam là ai?

Công an nhân dân Việt Nam là ai?

Theo quy định tại Luật Công an nhân dân 2018, Công an nhân dân là một trong những lực lượng vũ trang nhân dân, đóng vai trò nòng cốt trong hoạt động, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, đồng thời thực hiện các hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Bên cạnh đó, Công an nhân dân còn tham gia thực hiện đấu tranh phòng, chống tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội.

Điều 4 Luật Công an nhân dân 2018 quy định về nguyên tắc hoạt động, tổ chức của Công an nhân dân gồm 3 nguyên tắc sau:

- Thứ nhất, Công an nhân dân về mọi mặt được quản lý bởi:

  • Đảng Cộng sản Việt Nam: Lãnh đạo tuyệt đối và trực tiếp;

  • Chủ tịch nước: Đóng vai trò thống lĩnh;

  • Chính phủ: Thực hiện thống nhất quản lý về mặt nhà nước;

  • Bộ trưởng Bộ Công an: Quản lý trực tiếp.

- Thứ hai, về tổ chức: tập trung, chuyên sâu, thống nhất, tinh gọn và tuân theo cấp hành chính từ trung ương đến cơ sở.

- Công an nhân dân phải bảo đảm tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, theo quyên tắc cấp dưới phải phục tùng cấp trên, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Ngoài ra, phải chịu sự giám sát của nhân dân và dựa vào nhân dân.

5 lời thề Công an nhân dân Việt Nam

5 lời thề danh dự của Công an Nhân dân Việt Nam

Ngày 03/01/2008, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Quyết định 09/2008/QĐ-BCA(X11), trong đó quy định 05 lời thề danh dự khi thực hiện tuyên thệ trong các buổi lễ của Công an nhân dân Việt Nam như sau:

“(1) Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân Việt Nam, với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, suốt đời phấn đấu, hy sinh vì độc lập, tự do, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, vì an ninh Tổ quốc.

(2) Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị và Điều lệnh Công an Nhân dân; sẵn sàng đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc, Đảng và nhân dân cần đến.

(3) Kính trọng, lễ phép với nhân dân. Sẵn sàng bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Suốt đời tận tụy phục vụ nhân dân, vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân.

(4) Đề cao cảnh giác, kiên quyết, mưu trí, dũng cảm đấu tranh phòng, chống các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật.

(5) Ra sức học tập, thực hiện nghiêm túc 6 điều Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy Công an Nhân dân, luôn xứng đáng với danh dự và truyền thống của Công an Nhân dân Việt Nam.”

05 lời thề danh dự chính là biểu hiện của sự trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, quyết tâm bảo vệ cuộc sống ấm no của nhân dân Việt Nam. Bên cạnh đó thể hiện phẩm chất cao quý của lực lượng vũ trang nòng cốt của dân tộc.

Nguyên tắc của Lễ tuyên thệ trong Công an nhân dân

05 lời thề danh dự của Công an nhân dân thường được thể hiện tại các buổi lễ tuyên thệ của Công an nhân dân Việt Nam.

Theo Điều 22 Thông tư 19/2012/TT-BCA, nguyên tắc thực hiện lễ tuyên thệ trong Công an nhân dân được quy định như sau:

* Các trường hợp tổ chức lễ tuyên thệ trong Công an nhân dân: 

- Thành lập đơn vị Công an nhân dân mới;

- Cá nhân hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ đặc biệt quan trọng;

Nguyên tắc lễ tuyên thệ Công an nhân dân

Nguyên tắc lễ tuyên thệ Công an nhân dân

- Tuyên thệ trong các lễ bế giảng, thăng cấp, phong cấp quân hàm cho học viên các trường đào tạo Công an nhân dân chính quy tốt nghiệp ra trường;

- Kết thúc các khóa huấn luyện có thời hạn đối với chiến sĩ phục vụ.

* Cấp nào tổ chức lễ tuyên thệ?

Theo quy định, cấp nào ra quyết định thành lập đơn vị mới, giao nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, bế giảng khóa học, kết thúc khóa huấn luyện, thăng hàm, phong hàm thì cấp đó sẽ tổ chức Lễ tuyên thệ.

Tuy nhiên, trong trường hợp không thể tổ chức, cấp ra quyết định được phép ủy quyền cho đơn vị cấp dưới tổ chức Lễ tuyên thệ.

Hệ thống cấp bậc hàm trong Công an nhân dân

Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ

Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật

Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ

Đại tướng

Thượng tá

Thượng sĩ

Thượng tướng

Trung tá

Trung sĩ

Trung tướng

Thiếu tá

Hạ sĩ

Thiếu tướng

Đại úy

Binh nhất

Đại tá

Thượng úy

Binh nhì

Thượng tá

Trung úy

Trung tá

Thiếu úy

Thiếu tá

Thượng sĩ

Đại úy

Trung sĩ

Thượng úy

Hạ sĩ

Trung úy

Thiếu úy

Thượng sĩ

Trung sĩ

Hạ sĩ

* Nội dung lời tuyên thệ

Lời tuyên thệ tại các buổi lễ được chuẩn bị trước khi thực hiện buổi lễ tuyên thệ nhưng phải căn cứ dựa trên 05 lời thề danh dự của Công an nhân dân Việt Nam và nhiệm vụ, chức năng được giao.

Nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân

Hiện nay, không bắt buộc toàn dân phải thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Căn cứ quy định tại Điều 8 Luật Công an nhân dân 2018, công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc trong lực lượng vũ trang nhân dân.

Công dân muốn tham gia nghĩa vụ Công an nhân dân phải qua tuyển chọn tại các đợt tuyển chọn hằng năm, phải trong độ tuổi gọi nhập ngũ. Thời hạn phục vụ trong Công an nhân dân theo nghĩa vụ Công an nhân dân là 24 tháng (2 năm).

Trường hợp kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của chiến sĩ nghĩa vụ, hạ sĩ quan thì phải được Bộ trưởng Bộ Công an quyết định nhưng không kéo dài quá 06 tháng. Được phép kéo dài thời hạn trong các trường hợp:

- Đang trong thời gian thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, cứu hộ, cứu nạn người dân.

- Khi cần bảo đảm nhiệm vụ, sẵn sàng chiến đấu.

Thủ tục tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được áp dụng như tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.

Trên đây là một số thông tin về 05 lời thề danh dự trong các buổi lễ tuyên thệ của Công an nhân dân theo quy định pháp luật mà chúng tôi cung cấp đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc liên quan đến các lực lượng vũ trang nhân dân, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng vũ trang, bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ.

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X