hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 21/07/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Bảo lãnh có cần tài sản bảo đảm không?

Bảo lãnh có cần tài sản bảo đảm không? Thế chấp tài sản của người khác có được coi là bảo lãnh không? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

 
Mục lục bài viết
  • Theo quy định, bảo lãnh có cần tài sản bảo đảm không?
  • Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba thế nào?
  • Thế chấp tài sản của bên thứ 3 có là bảo lãnh không?

Câu hỏi: Chào Luật sư, xin hỏi, quy định của pháp luật về việc bảo lãnh vay vốn ngân hàng là như thế nào?

Có buộc phải có tài sản như bất động sản, cổ phần, cổ phiếu thì mới được bảo lãnh không?

Như thế nào là bảo lãnh của bên thứ 3 và thế chấp tài sản của người khác có được gọi là bảo lãnh của bên thứ 3 không?

Mong được Luật sư chỉ dẫn, xin cảm ơn.

Chào bạn, xoay quanh vướng mắc bảo lãnh có cần tài sản bảo đảm không, chúng tôi giải đáp cho bạn như sau:

Theo quy định, bảo lãnh có cần tài sản bảo đảm không?

Bảo lãnh là một trong số những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015.

Đây là biện pháp bảo đảm mà người thứ 3 (bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (ngân hàng) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên vay/bên được cấp tín dụng), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ (Điều 335 Bộ luật Dân sự).

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 336 Bộ luật Dân sự, khoản 1 Điều 43 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, bên bảo lãnh và ngân hàng (bên có quyền) có thể thỏa thuận sử dụng tài sản bảo đảm cho phạm vi bảo lãnh của mình.

Điều này cũng có nghĩa rằng, việc bảo lãnh không bắt buộc phải có tài sản bảo đảm.

Điều 336. Phạm vi bảo lãnh

3. Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Nói cách khác, bảo lãnh có thể được thực hiện bằng hình thức có tài sản bảo đảm hoặc không có tài sản bảo đảm.

Khi không có tài sản bảo đảm thì việc bảo lãnh có thể là bảo lãnh bằng uy tín, bảo lãnh thông qua chứng thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh…

Khi sử dụng tài sản bảo đảm thì tài sản này có thể là cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa luân chuyển trong quá trình kinh doanh, cổ vật được phép giao dịch,...

Lưu ý rằng, từ thời điểm Luật Đất đai 2013 có hiệu lực (1/7/2014), Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực (1/7/2015), quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở không được pháp luật cho phép là tài sản bảo lãnh mà những tài sản này chỉ được sử dụng làm tài sản thế chấp.

Thực tế hiện nay cho thấy, việc bảo lãnh hầu hết sẽ có kèm tài sản bảo đảm.

Điều này cũng sẽ giúp các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài… giảm thiểu rủi ro pháp lý, giảm nợ xấu, đồng thời, cũng tăng tính minh bạch, rõ ràng, tin tưởng giữa các bên, đặc biệt là trong các giao dịch mua bán hàng hóa.

Như vậy, căn cứ Bộ luật Dân sự 2015, Nghị định 21/2021/NĐ-CP, chúng tôi giải đáp câu hỏi bảo lãnh có cần tài sản bảo đảm không như sau:

  • Bảo lãnh không bắt buộc phải có tài sản bảo đảm;

  • Bên bảo lãnh và bên có quyền có thể sử dụng tài sản bảo đảm nếu thấy có nhu cầu, thỏa thuận được;

  • Việc bảo lãnh được thể hiện bằng văn bản thông qua hợp đồng bảo lãnh hoặc thư bảo lãnh;

Theo quy định, bảo lãnh có cần tài sản bảo đảm không?Theo quy định, bảo lãnh có cần tài sản bảo đảm không?

Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba thế nào?

Như chúng tôi đã trình bày ở phần trên, bảo lãnh là việc một bên thứ 3 sử dụng tài sản của mình hoặc bằng khả năng của mình cam kết thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ khi đến hạn thực hiện mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình.

Vậy nên, việc sử dụng tài sản của bên thứ ba để bảo lãnh cho nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ thực chất chính là việc bên thứ ba sử dụng tài sản bảo đảm để thực hiện bảo lãnh.

Tài sản được sử dụng để bảo lãnh là tài sản được pháp luật dân sự quy định, trừ nhà đất.

Căn cứ quy định tại Điều 299, Điều 342 Bộ luật Dân sự, tài sản bảo đảm cũng có thể bị xử lý nếu có căn cứ xử lý theo thỏa thuận hoặc theo pháp luật, đồng thời, bên bảo lãnh còn có thể phải chịu trách nhiệm thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm, bồi thường thiệt hại nếu không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh.

Do vậy, trước khi ký kết vào văn bản bảo lãnh, bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh cần thỏa thuận rõ ràng, chi tiết những vấn đề liên quan đến phạm vi, quyền, nghĩa vụ của các bên cũng như các trách nhiệm pháp lý khác kèm theo.

Như vậy, bảo lãnh có cần tài sản bảo đảm không, bảo lãnh tài sản của bên thứ ba được hiểu như thế nào là đúng là những vướng mắc đã được chúng tôi giải đáp dựa trên quy định pháp luật ở trên.

Theo đó, bảo lãnh chính là việc bên thứ ba dùng tài sản của mình/hoặc không cần dùng tài sản của mình để bảo đảm và cam kết thực hiện nghĩa vụ thay bên cho bên có nghĩa vụ.

Hay, bảo lãnh bằng tài sản bảo đảm của bên thứ ba là một trong những hình thức của bảo lãnh.

Nhà đất không được là tài sản bảo lãnhNhà đất không được là tài sản bảo lãnh 

Thế chấp tài sản của bên thứ 3 có là bảo lãnh không?

Căn cứ quy định của Bộ luật Dân sự 2015, bảo lãnh và thế chấp là hai biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có bản chất khác biệt nhau hoàn toàn.

Theo đó, thế chấp tài sản của bên thứ 3 không là bảo lãnh mà là biện pháp thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Tức, có thể hiểu rằng, người thứ 3 (không phải là người thực hiện nghĩa vụ) là bên dùng tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của người của người được bảo đảm.

Nếu như bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng hoặc không thực hiện nghĩa vụ thì tài sản thế chấp bị xử lý để bảo đảm cho nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ với bên nhận thế chấp.

Một số tiêu chí cơ bản có thể phân biệt giữa thế chấp và bảo lãnh như sau:

Tiêu chí phân biệt

Thế chấp

Bảo lãnh

Tài sản bảo đảm

Buộc phải có

Không bắt buộc

Bản chất

Dùng tài sản thế chấp để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ

Cam kết thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ nếu đến thời hạn phải thực hiện mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng

Người thực hiện bảo đảm

Người có nghĩa vụ hoặc bên thứ ba

Bên thứ ba

Hình thức của thỏa thuận bảo đảm

Hợp đồng thế chấp

  • Hợp đồng bảo lãnh;

  • Hoặc thư bảo lãnh;

Xử lý tài sản bảo đảm

Có xử lý nếu có căn cứ phát sinh theo Điều 299 Bộ luật Dân sự

  • Có thể phát sinh nếu bên bảo lãnh sử dụng tài sản bảo đảm để bảo lãnh;

  • Hoặc không phát sinh việc xử lý tài sản bảo đảm nếu bên bảo lãnh không sử dụng tài sản bảo đảm để bảo lãnh;

Tài sản được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Tài sản được phép tham gia giao dịch theo quy định và được các bên chấp thuận

Tài sản được tham gia giao dịch, trừ nhà đất và được các bên chấp thuận

Như vậy, câu hỏi về vấn đề bảo lãnh có cần tài sản bảo đảm không được trả lời dựa trên quy định pháp luật dân sự hiện hành như sau: Không bắt buộc phải có.

Thực tế cho thấy, nhiều người nhầm lẫn giữa bảo lãnh và thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba là cùng một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Tuy nhiên, thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba và bảo lãnh là hai biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác nhau hoàn toàn về bản chất, chi tiết như chúng tôi trình bày ở trên.

Trên đây là giải đáp về vấn đề Bảo lãnh có cần tài sản bảo đảm không? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ.

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X