hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 23/10/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Bệnh binh là gì? Khác gì thương binh? (Cập nhật 2023)

Bệnh binh là người có công với cách mạng, được hưởng các chính sách, chế độ dựa trên tỷ lệ tổn thương cơ thể. Vậy bệnh binh là gì, có gì khác so với thương binh?

Mục lục bài viết
  • Bệnh binh là gì? Điều kiện hưởng chế độ bệnh binh 2023
  • Bệnh binh có mấy hạng? Hạng nào nặng nhất?
  • Bệnh binh khác gì thương binh?
Câu hỏi: Cho tôi hỏi pháp luật hiện nay quy định về bệnh binh như thế nào? Có khác gì so với thương binh không?

Bệnh binh là gì? Điều kiện hưởng chế độ bệnh binh 2023

Căn cứ khoản 1 Điều 26 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020, bệnh binh là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân bị thương với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên khi làm nhiệm vụ nguy hiểm, cấp bách, không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí và được đơn vị có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận bệnh binh khi thôi phục vụ tại quân đội, công an.

Bệnh binh là gì?Bệnh binh là gì?

Dựa theo quy định trên, có thể khái quát điều kiện để hưởng chế độ bệnh binh gồm:

  • Là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an.

  • Tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên trong khi làm nhiệm vụ nguy hiểm, cấp bách gồm: Chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu; hoặc thực hiện nhiệm vụ nguy hiểm trong đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chống khủng bố, chữa cháy, cứu hộ cứu nạn,... (căn cứ Điều 46 Nghị định 131/2021/NĐ-CP).

  • Không đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu trí.

  • Được cấp Giấy chứng nhận bệnh binh khi thôi phục vụ trong quân đội, công an.

Bệnh binh có mấy hạng? Hạng nào nặng nhất?

Pháp luật hiện hành không còn xếp hạng bệnh binh như trước đây, tuy nhiên, cách xếp hạng bệnh binh dựa trên Nghị định 236-HĐBT năm 1985 (đã hết hiệu lực) vẫn được dùng phổ biến. Tham khảo Nghị định này, bệnh binh được xếp thành 3 hạng, trong đó bệnh binh hạng 1 là nặng nhất như sau:

Hạng bệnh binh

Tỷ lệ tổn thương

Hạng 1

Mất 81% - 100% sức lao động do thương tật

Hạng 2

Mất 61% - 80% sức lao động do thương tật

Hạng 3

Mất 41% - 60% sức lao động do thương tật

Như vậy, bệnh binh nặng nhất là hạng 1, mất từ 81% - 100% sức lao động.

Bệnh binh có mấy hạng?Bệnh binh có mấy hạng?

Hiện nay, Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 không quy định về xếp hạng bệnh binh mà chỉ quy định điều kiện của bệnh binh. Theo đó, từ 01/7/2021 - khi văn bản này có hiệu lực, điều kiện công nhận bệnh binh là phải có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên.

Bệnh binh khác gì thương binh?

Tiêu chí

Bệnh binh

Thương binh

Tỷ lệ tổn thương

Từ 61% trở lên

Từ 21% trở lên

Giấy chứng nhận

Giấy chứng nhận bệnh binh

Giấy chứng nhận thương binh.

Các trường hợp được công nhận

Khi làm nhiệm vụ nguy hiểm, cấp bách như: Chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu; hoặc thực hiện nhiệm vụ nguy hiểm trong đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chống khủng bố, chữa cháy, cứu hộ cứu nạn,...

- Chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu bảo vệ quốc gia.

- Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, quốc tế.

- Trực tiếp đấu tranh chính trị.

- Do tai nạn trong quá trình trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở biên giới, biển đảo, nơi có điều kiện đặc biệt khó khăn.

- Bị địch bắt, tra tấn mà không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh.

- Dũng cảm thực hiện các nhiệm vụ cấp bách và nguy hiểm để phục vụ cho quốc phòng, an ninh.

- Đặc biệt dũng cảm cứu người và/hoặc tài sản Nhà nước, Nhân dân; ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội.

Chế độ

- Trợ cấp hàng tháng tuỳ vào tỷ lệ tổn thương.

- Phụ cấp hàng tháng đối với bệnh binh tỷ lệ tổn thương từ 81%.

- Phụ cấp đặc biệt hàng tháng đối với bệnh binh tỷ lệ tổn thương Cơ thể từ 81% có bệnh đặc biệt nặng.

- BHYT.

- Điều dưỡng phục hồi sức khỏe 02 năm/lần; tỷ lệ tổn thương từ 81% trở lên: 01 năm/lần.

- Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, thiết bị phục hồi chức năng theo chỉ định.

- Hỗ trợ cải thiện nhà ở.

- Miễn/giảm tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, được giao đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở.

- Được ưu tiên giao/thuê đất mặt nước và mặt nước biển.

- Ưu đãi khi vay vốn để phục vụ sản xuất, kinh doanh.

- Miễn/giảm thuế theo quy định.













 

- Trợ cấp hàng tháng tuỳ vào tỷ lệ tổn thương, loại thương binh.

- Phụ cấp hằng tháng đối với thương binh tỷ lệ tổn thương từ 81% trở lên;

- Phụ cấp đặc biệt hàng tháng đối với thương binh tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng.

- BHYT.

- Điều dưỡng phục hồi sức khỏe 02 năm/lần; tỷ lệ tổn thương từ 81% trở lên: 01 năm/lần.

- Ưu tiên trong giáo dục, tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp.

- Cấp phương tiện, dụng cụ chỉnh hình, thiết bị phục hồi chức năng theo chỉ định.

- Hỗ trợ cải thiện nhà ở.

- Miễn/giảm tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, được giao đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở.

- Được ưu tiên giao/thuê đất mặt nước và mặt nước biển.

- Ưu đãi khi vay vốn để phục vụ sản xuất, kinh doanh.

- Miễn/giảm thuế theo quy định.

- Được hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu, vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh, miễn/giảm thuế theo quy định đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho thương binh.


Trên đây là khái niệm bệnh binh là gì và các thông tin liên quan. Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ đến:  19006199 để được giải đáp.
Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X