hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 10/11/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Bị thổi nồng độ cồn bỏ xe có bị phạt không?

Thời gian gần đây, xảy ra nhiều trường hợp chủ phương tiện vi phạm nồng độ cồn nhưng không chấp hành xử phạt và ký biên bản mà bỏ xe, không chịu hợp tác với CSGT. Vậy khi bị thổi nồng độ cồn mà bỏ xe thì người điều khiển phương tiện có bị phạt không?

Mục lục bài viết
  • Bị thổi nồng độ cồn bỏ xe có bị phạt không?
  • Xử lý trường hợp vi phạm nồng độ cồn bỏ xe thế nào?
  • Vi phạm nồng độ cồn có bị CSGT giữ xe không?
  • Chủ phương tiện từ chối thổi nồng độ cồn bị xử lý thế nào?
Câu hỏi: Tôi thấy hiện nay có nhiều người dân bị thổi nồng độ cồn nhưng bỏ xe, không nộp phạt vì tiền nộp phạt còn nhiều hơn cả giá trị chiếc xe. Vậy cho tôi hỏi bị thổi nồng độ cồn mà bỏ xe thì có bị phạt không?

Bị thổi nồng độ cồn bỏ xe có bị phạt không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, nếu người vi phạm cố tình không ký chấp hành xử phạt và ký biên bản thì biên bản xử phạt vẫn có giá trị nếu được đại diện chính quyền tại địa phương hoặc 02 nhân chứng tại thời điểm đó làm chứng.

Do đó, trong trường hợp này, biên bản vẫn được lập và ghi rõ lý do.

Bị thổi nồng độ cồn bỏ xe có bị phạt không?Bị thổi nồng độ cồn bỏ xe có bị phạt không?

Như vậy, việc chủ phương tiện bỏ lại xe khi vi phạm nồng độ cồn thì Biên bản xử phạt vấn có hiệu lực thi hành đối với cá nhân, tổ chức đó, và đồng nghĩa cá nhân, tổ chức này vẫn phải nộp phạt đối với hành vi vi phạm của mình theo quy định.

Mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Trường hợp người điều khiển phương tiện không chịu hợp tác thổi vào máy đo nồng độ cồn thì có thể bị xử phạt với khung cao nhất của hành vi này.

Xử lý trường hợp vi phạm nồng độ cồn bỏ xe thế nào?

Hiện nay, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP và các quy định liên quan không có quy định nào về việc xử lý đối với trường hợp người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn bỏ xe, không chấp hành xử phạt.

Tuy nhiên, các cá nhân, tổ chức điều khiển phương tiện giao thông vi phạm nồng độ cồn mà bỏ xe có thể bị phạt từ 04 - 06 triệu đồng (đối với cá nhân) và 08 - 12 triệu đồng (đối với tổ chức) có hành vi cản trở/không chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ.

Mặt khác, việc chủ phương tiện bỏ lại xe khi vi phạm nồng độ cồn thì vẫn phải có trách nhiệm nộp phạt đối với hành vi vi phạm của mình theo quy định.

Xử lý trường hợp vi phạm nồng độ cồn bỏ xe thế nào?Xử lý trường hợp vi phạm nồng độ cồn bỏ xe thế nào?

Nếu quá 10 ngày kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt mà người vi phạm không chấp hành nộp phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành thông qua các biện pháp:

Khấu trừ một phần lương/thu nhập, khấu trừ tiền trong tài khoản ngân hàng của cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm; kê biên tài sản có giá trị tương đương tiền phạt để bán đấu giá.

Đồng thời, người vi phạm phải nộp thêm 0,05% tổng số tiền phạt đối với mỗi ngày chậm trễ.

Theo quy định, quá thời hạn tạm giữ xe mà chủ phương tiện không đến nhận thì sẽ tiến hành ra quyết định tịch thu và xung vào công quỹ Nhà nước. Các phương tiện này được đăng tải lên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết công khai và đăng lên trang thông tin điện tử của Công an trước khi chuyển sang bán đấu giá.

Vi phạm nồng độ cồn có bị CSGT giữ xe không?

Theo Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định tạm giữ xe (tạm giữ phương tiện) là một hình thức xử phạt của cơ quan có thẩm quyền.

Do đó, CSGT (người có thẩm quyền xử phạt vi phạm nồng độ cồn) được áp dụng biện pháp giữ xe tối đa 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt hành vi vi phạm nồng độ cồn của chủ phương tiện.

Như vậy, CSGT có thể giữ xe của người vi phạm đến 07 ngày.

Đối với các phương tiện vi phạm thuộc trường hợp bị CSGT tạm giữ để đảm bảo cho việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu cá nhân và tổ chức vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện về bến bãi và bảo quản phương tiện, hoặc có khả năng về tài chính để bảo lãnh thì vẫn có thể được giữ phương tiện dưới sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền.

Chủ phương tiện từ chối thổi nồng độ cồn bị xử lý thế nào?

Khi được CSGT cho dừng phương tiện và kiểm tra nồng độ cồn nhưng chủ phương tiện từ chối thổi nồng độ cồn thì sẽ bị xử lý về hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của người thi hành công vụ quy định tại các điều khoản: Khoản 10 Điều 5, khoản 8 Điều 6, khoản 9 Điều 7 và khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Cụ thể mức xử phạt như sau:

Trường hợp

Mức phạt tiền

Đối với người điều khiển xe ô tô và các xe tương tự như xe ô tô.

Từ 30 - 40 triệu đồng.

Đối với người điều khiển xe mô tô, gắn máy, xe máy điện và các loại xe tương tự.

Từ 06 - 08 triệu đồng.

Đối với người điều khiển xe máy chuyên dụng, máy kéo.

Từ 16 - 18 triệu đồng.

Đối với người điều khiển xe đạp máy, xe đạp điện, xe đạp.

Từ 400 - 600 nghìn đồng.

Như vậy, việc chủ phương tiện từ chối thổi vào máy đo nồng độ cồn khi được CSGT yêu cầu là hành vi vi phạm và bị xử lý vi phạm hành chính tuỳ theo phương tiện sử dụng. Ngoài ra, chủ phương tiện cũng có thể bị tước giấy phép lái xe trong trường hợp có mức độ nghiêm trọng.

Trên đây là những thông tin về vấn đề bị thổi nồng độ cồn bỏ xe có bị phạt không mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn. Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ đến:  19006199 để được hỗ trợ.
Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X