hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 13/09/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Các hình thức xử lý đảng viên không sinh hoạt chi bộ

Đối với trường hợp tự ý bỏ sinh hoạt Đảng sẽ bị xử lý như thế nào? Qua bài viết dưới đây cùng chúng tôi tìm hiểu về quy định về vấn đề này.

Mục lục bài viết
  • Xử lý đảng viên không sinh hoạt chi bộ bằng những hình thức nào?
  • Quy trình xử lý đảng viên bỏ sinh hoạt Đảng
  • Những trường hợp đảng viên được miễn sinh hoạt chi bộ

Xử lý đảng viên không sinh hoạt chi bộ bằng những hình thức nào?

Xử lý đảng viên không sinh hoạt chi bộ bằng những hình thức nào?

Xử lý đảng viên không sinh hoạt chi bộ bằng những hình thức nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 25, Quy định số 69/QĐ-TW năm 2022 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm: “Dao động, giảm sút niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, không thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng.”

Như vậy, trong trường hợp đảng viên bỏ sinh hoạt Đảng nhưng gây ra hậu quả ít nghiêm trọng thì sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách, đã bị kỷ luật mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ).

Trong trường hợp đảng viên bỏ sinh hoạt Đảng gây hậu quả rất nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ khỏi Đảng.

Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại mục 8.1, Quy định số 24/QĐ-TW, thì chi bộ xem xét, đề nghị cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xóa tên trong danh sách đảng viên đối với các trường hợp đảng viên bỏ sinh hoạt đảng ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng.

Và trường hợp tự ý bỏ sinh hoạt Đảng sau khi bị xoá tên sẽ không được xem xét kết nạp lại theo quy định tại mục 3.5.2 Quy định 24/QĐ-TW.

Quy trình xử lý đảng viên bỏ sinh hoạt Đảng

Theo quy định ở trên, người bỏ sinh hoạt đảng gây ra hậu quả ít nghiêm trọng thì sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách.

Nếu đã bị kỷ luật mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ).

Nếu bỏ sinh hoạt Đảng gây hậu quả rất nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ khỏi Đảng, đồng tgời xóa tên trong danh sách đảng viên

Thủ tục thực hiện việc xóa tên Đảng viên trong danh sách đảng viên sẽ được thực hiện căn cứ theo quy định tại tiểu mục 11.1 Mục 11 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 như sau:

  • Đảng viên làm bản tự kiểm điểm và kiểm điểm trước chi bộ. Trường hợp chi ủy đã yêu cầu đến lần thứ 3 nhưng đảng viên đó không làm bản kiểm điểm hoặc không đến dự họp để kiểm điểm thì chi bộ vẫn xem xét, xử lý đối với đảng viên đó.

Trường hợp đảng viên cố tình không làm bản kiểm điểm theo yêu cầu của chi bộ thì chi bộ thực hiện ngay quy trình đề nghị xóa tên đảng viên.

  • Chi bộ, đảng ủy bộ phận (nếu có), đảng ủy cơ sở, cấp có thẩm quyền xem xét xóa tên đảng viên, thực hiện thủ tục như sau:

Chi bộ xem xét, nếu có hai phần ba đảng viên chính thức trở lên biểu quyết đồng ý xóa tên đảng viên này thì ra nghị quyết, báo các cấp ủy cấp trên.

Đảng ủy Cơ sở xem xét, nếu có hai phần ba đảng ủy viên trở lên biểu quyết đồng ý xóa tên đảng viên thì ra nghị quyết, báo các cấp ủy có thẩm quyền.

Ban thường vụ cấp ủy có thẩm quyền kết nạp Đảng viên xem xét, nếu có trên một nửa số thành viên biểu quyết đồng ý xóa tên thì ra quyết định xóa tên. Đảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định kết nạp Đảng viên ra quyết định xóa tên đảng viên nếu được sự đồng ý của ít nhất hai phần ba đảng ủy viên đương nhiệm.

Sau khi Đảng viên và chi bộ thực hiện theo quy trình xin ra khỏi Đảng, Đảng uỷ có nhiệm vụ thực hiện các trình tự và thủ tục liên quan đến xóa tên Đảng viên.

Nếu Đảng viên không đồng tình về trường hợp bị xoá tên khỏi danh sách đảng viên, trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định xóa tên, đảng viên có quyền khiếu nại với cấp uỷ cấp trên cho đến Ban Bí thư Trung ương Đảng.

Cơ quan tổ chức của cấp uỷ có trách nhiệm tham mưu giúp cấp uỷ giải quyết khiếu nại.

Thời hạn giải quyết khiếu nại được quy định như sau:

  • Không quá 90 ngày làm việc đối với cấp tỉnh, huyện và tương đương;

  • Kkhông quá 180 ngày làm việc đối với cấp Trung ương, kể từ ngày nhận được khiếu nại.

Những trường hợp đảng viên được miễn sinh hoạt chi bộ

Những trường hợp đảng viên được miễn sinh hoạt chi bộ

Những trường hợp đảng viên được miễn sinh hoạt chi bộ

Quy định số 24/QĐ-TW năm 2021 về thi hành Điều lệ Đảng đã nêu rõ về những trường hợp đảng viên xin miễn công tác và sinh hoạt Đảng, bao gồm:

“Đảng viên tuổi cao, sức khỏe yếu không thể tham gia sinh hoạt đảng được, tự làm đơn hoặc trực tiếp báo cáo với chi bộ xin giảm, miễn công tác và sinh hoạt đảng, chi bộ xem xét, quyết định. Chi ủy hoặc bí thư chi bộ báo cáo cấp uỷ cấp trên trực tiếp biết.

Đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng có quyền hạn và trách nhiệm sau: Được dự đại hội đảng viên; được cung cấp thông tin theo quy định nếu đảng viên đó yêu cầu; Được xét tặng Huy hiệu Đảng khi có đủ tiêu chuẩn; Được miễn đánh giá chất lượng đảng viên trong thời gian được miễn công tác và sinh hoạt đảng; Bản thân phải gương mẫu và vận động gia đình chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương, nếu vi phạm kỷ luật đảng thì xử lý kỷ luật như đối với đảng viên đang sinh hoạt theo quy định của Điều lệ Đảng.”

Như vậy, đối với Đảng viên có vấn đề về sức khoẻ và tuổi tác sau khi nộp đơn lên chi bộ có thể được xem xét miễn sinh hoạt Đảng mà không bị xử lý kỷ luật.

Trên đây là những thông tin về vấn đề xử lý đảng viên không sinh hoạt chi bộ mà chúng tôi cung cấp đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc về các quy định của tổ chức Đảng, kỷ luật Đảng, vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ.

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X