hieuluat
Chia sẻ email
Chủ Nhật, 05/11/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Cách tính phí quản lý chung cư hiện nay. Phí quản lý chung cư tính theo diện tích nào?

Chung cư đã trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người. Khi ở nhà chung cư, chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư phải thực hiện đóng phí quản lý chung cư. Dưới đây là các quy định về phí quản lý chung cư hiện nay.

 

Phí quản lý chung cư là gì?

Phí quản lý chung cư là gì?

Phí quản lý chung cư được biết đến là khoản phí bắt buộc đối với người sử dụng, chủ sở hữu căn hộ chung cư.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 và khoản 1 Điều 31 Quy chế được ban hành kèm theo Thông tư số 02/2016/TT-BXD thì phí quản lý nhà chung cư là một khoản phí được đóng định kỳ hoặc đóng hằng tháng để bảo đảm cho cho đơn vị quản lý và vận hành nhà chung cư thực hiện các công việc như:

  • Bảo đảm duy trì hoạt động của hệ thống máy phát điện, máy bơm nước, thang máy, hệ thống phòng cháy, chữa cháy, hệ thống báo cháy… cũng như các thiết bị khác thuộc về sở hữu chung của chung cư;

  • Đảm bảo thực hiện các dịch vụ bảo vệ an ninh chung cư, vệ sinh môi trường trong khuôn viên chung cư, chăm sóc cảnh quan xung quanh toà nhà và các dịch vụ khác bảo đảm cho hoạt động bình thường của nhà chung cư;

  • Thực hiện các công việc khác có liên quan đến hoạt động của chung cư.

Theo đó, đây là một khoản phí bắt buộc khi sử dụng hoặc sở hữu nhà chung cư. Để bảo đảm cho sự ổn định trong việc thu và sử dụng phí quản lý chung cư, ban quản lý chung cư cũng như đơn vị vận hành phải thông báo cụ thể chi phí này cũng như mục đích sử dụng chi phí cho người sử dụng, sử hữu nhà chung cư được biết rõ.

Cách tính phí quản lý chung cư​ chính xác nhất

Cách tính phí quản lý chung cư chính xác nhất

Hiện nay, việc tính toán phí quản lý chung cư được thực hiện theo công thức được quy định tại khoản 2 Điều 31 Quy chế được ban hành kèm theo Thông tư số 02/2016/TT-BXD. Cụ thể công thức tính phí quản lý chung cư được khái quát như sau:

Phí quản lý, vận hành nhà chung cư = Giá dịch vụ quản lý, vận hành nhà chung cư x Diện tích (m2) sử dụng căn  (hoặc phần diện tích khác không phải là căn hộ trong chung cư)

Trong đó:

  • Giá dịch vụ quản lý và vận hành nhà chung cư được xác định trên nguyên tắc thoả thuận giữa người sử dụng, sở hữu nhà chung cư với đơn vị vận hành theo quy định tại Điều 106 Luật Nhà ở hiện hành và khoản 1 Điều 30 Quy chế được ban hành kèm theo Thông tư số 02/2016/TT-BXD.

Tuy nhiên, trong trường hợp nhà chung cư đã được bàn giao cho các chủ sở hữu căn hộ chung cư nhưng chưa tổ chức được hội nghị dân cư để thống nhất giá dịch vụ quản lý nhà chung cư thì giá dịch vụ quản lý này được thực hiện theo mức giá chủ đầu tư quyết định và thể hiện cụ thể tại Hợp đồng mua bán, Hợp đồng thuê căn hộ chung cư.

Sau khi ổn định dân cư thì có thể tổ chức hội nghị chung cư và đi đến thống nhất mất giá dịch vụ quản lý, vận hành nhà chung cư.

  • Bên cạnh đó, đối với loại chung cư hỗn hợp bao gồm cả căn hộ và văn phòng, trung tâm thương mại cho thuê thì Giá dịch vụ quản lý, vận hành chung cư được xác định theo nguyên tắc sau:

  • Giá dịch vụ quản lý, vận hành nhà chung cư đối với phần diện tích cho thuê làm văn phòng, trung tâm thương mại, các khu dịch vụ được xác định trên cơ sở thoả thuận giữa bên thuê với đơn vị quản lý dựa vào tình hình kinh doanh thực tế cũng như vị trí của từng nhà chung cư;

  • Giá dịch vụ quản lý, vận hành nhà chung cư đối với phần diện tích được dùng làm chỗ để xe ô tô được xác định trên nguyên tắc thoả thuận giữa các bên và có thể được xác định thấp hơn đối với giá dịch vụ quản lý, vận hành nhà chung cư đối với căn hộ trong toà nhà;

  • Trong trường hợp không thể thoả thuận được giá dịch vụ nêu trên thì áp dụng theo khung giá dịch vụ do UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà chung cư quy định.

  • Diện tích (m2) sử dụng căn hộ (hoặc phần diện tích khác không phải là căn hộ) được xác định theo nguyên tắc quy định tại khoản 3 Điều 31 Quy chế được ban hành kèm theo Thông tư số 02/2016/TT-BXD:

  • Trong trường hợp căn hộ chung cư đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì diện tích (m2) được dùng để tính phí quản lý toà nhà là diện tích được ghi rõ trong Giấy chứng nhận;

  • Trong trường hợp căn hộ chung cư chưa được cấp Giấy chứng nhận nêu trên thì diện tích (m2) được dùng để tính phí quản lý toà nhà được xác định là diện tích thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư và được ghi rõ trong Hợp đồng mua bán căn hộ hoặc Hợp đồng cho thuê căn hộ.

Phí quản lý chung cư được tính theo diện tích nào?

Như đã phân tích trên thì phí quản lý chung cư sẽ phụ thuộc vào diện tích sở hữu căn hộ chung cư của chủ sở hữu căn hộ hoặc người sử dụng căn hộ chung cư. Theo đó, nếu diện tích sử dụng càng lớn thì phí quản lý nhà chung cư sẽ càng cao và ngược lại.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Quy chế được ban hành kèm theo Thông tư số 02/2016/TT-BXD thì phí quản lý nhà chung cư được tính theo diện tích được ghi trong sổ đỏ đã được cấp cho chủ sở hữu.

Trong trường hợp nhà chung cư chưa được cấp Giấy chứng nhận thì diện tích được tính là diện tích thông thuỷ được ghi rõ trong Hợp đồng mua bán, Hợp đồng thuê căn hộ chung cư.

Phí quản lý chung cư có phải là đối tượng chịu thế GTGT không?

Phí quản lý chung cư có chịu thuế GTGT tăng không?Phí quản lý chung cư có chịu thuế GTGT tăng không?

Phí quản lý chung cư có chịu thuế GTGT tăng không?

Theo quy định của pháp luật thuế hiện hành thì phí quản lý chung cư là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng với mức thuế suất là 10%.

Theo đó, khi thực hiện nghĩa vụ đóng phí quản lý, vận hành nhà chung cư theo thoả thuận với ban quản lý, vận hành toà nhà thì chủ sở hữu, người sử dụng căn hộ sẽ được xuất hoá đơn thuế gía trị gia tăng theo quy định.

Trên đây là các quy định về phí quản lý chung cư hiện nay mà chúng tôi cung cấp đến quý bạn đọc. Nếu có thắc mắc về các quy định trên, vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ.

Lê Ngọc Khánh

Tham vấn bởi: Luật sư Lê Ngọc Khánh

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X