hieuluat
Chia sẻ email
Chủ Nhật, 29/10/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Cảnh sát cơ động được bắt lỗi gì? Có được thổi nồng độ cồn?

Ngoài CSGT được xử phạt người tham gia giao thông, cảnh sát cơ động cũng có thẩm quyền xử phạt trong một số trường hợp. Vậy cảnh sát cơ động được bắt lỗi gì? Cảnh sát cơ động có được thổi nồng độ cồn không?

 
Mục lục bài viết
  • Cảnh sát cơ động là ai?
  • Cảnh sát cơ động được bắt lỗi gì?
  • Cảnh sát cơ động có quyền kiểm tra giấy tờ xe không?
  • Cảnh sát cơ động có được thổi nồng độ cồn không?
Câu hỏi: Tôi đang lưu thông xe trên đường vào ban đêm thì bị cảnh sát cơ động dừng xe và đòi kiểm tra giấy tờ. Cho tôi hỏi cảnh sát cơ động được bắt lỗi gì? Và cảnh sát cơ động có quyền kiểm tra giấy tờ xe không?

Cảnh sát cơ động là ai?

Theo định nghĩa tại Điều 3 Luật Cảnh sát cơ động 2022, cảnh sát cơ động là lực lượng vũ trang nhân dân bao gồm các sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc Công an nhân dân Việt Nam. 

Đây là lực lượng nòng cốt, có chức năng thực hiện các biện pháp vũ trang nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội.

Cảnh sát cơ động được bắt lỗi gì?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, cảnh sát cơ động được bắt lỗi người điều khiển xe tham gia giao thông (xe máy, xe ô tô) có những hành vi vi phạm sau đây:

STT

Đối với xe ô tô và các loại xe tương tự 

Đối với xe máy và các loại xe tương tự 

1

 

Hành vi chở theo từ 02 người trở lên, người ngồi sau nhưng không đội mũ bảo hiểm;

2

 

Hành vi người đang điều khiển xe buông cả 02 tay, ngồi về 01 bên hoặc nằm lên yên xe để điều khiển xe; người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.

3

 

Hành vi sử dụng ô (dù) che, điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) khi tham gia giao thông

4

 

Hành vi dàn hàng thành đoàn với các xe máy khác

5

 

Hành vi va quẹt chân chống xuống mặt đường khi xe đang lưu thông

6

 

Hành vi buông 02 tay khi lái xe (riêng xe máy)

7

 

Hành vi điều khiển xe chạy bằng 01 bánh (đối với xe 02 bánh), chạy bằng 02 bánh (đối với xe 03 bánh)

8

 

Hành vi gây ra tai nạn giao thông nhưng người điều khiển xe không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường hoặc bỏ trốn, không đến trình báo, không cấp cứu cho nạn nhân.

9

Hành vi không chấp hành biện pháp đảm bảo an toàn khi xe bị hư hỏng tại điểm giao nhau cùng mức của đường bộ và đường sắt

 

10

Hành vi đỗ xe lấn chiếm phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm.

11

Hành vi bấm còi gây mất trật tự trong khoảng thời gian từ 22 giờ đêm hôm trước đến 05 giờ sáng hôm sau tại các khu đô thị và khu đông dân cư.

12

Hành vi dừng, đỗ xe không đảm bảo quy định theo điểm g, điểm h Khoản 2, điểm đ, điểm e Khoản 3, điểm d, điểm đ Khoản 4, điểm b Khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

13

Hành vi bấm còi, tuýt ga xe liên tục, sử dụng đèn chiếu xa (đèn pha) trong khu vực đô thị, khu đông dân cư (trừ trường hợp xe ưu tiên).

14

Hành vi quay đầu xe tại nơi không được phép theo điểm k Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

15

Hành vi điều khiển xe lưu thông trong hầm bộ mà không sử dụng đèn chiếu gần

16

Hành vi điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường có quy định về tốc độ tối thiểu.

17

Hành vi chạy xe vào khu vực cấm

18

Hành vi cho lùi xe, quay đầu xe, dừng, đỗ xe, vượt xe trong hầm bộ

19

Hành vi không chấp hành hiệu lệnh giao thông, không làm theo hướng dẫn của người điều khiển, kiểm soát giao thông.

20

Hành vi đi ngược chiều

21

Hành vi tham gia giao thông khi trong máu hoặc trong hơi thở đang có nồng độ cồn; không chấp hành theo yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của người thi hành công vụ

22

Hành vi điều khiển xe chạy lạng lách, đánh võng, quá tốc độ; dùng chân điều khiển xe khi đang lưu thông trên đường; khi có hành vi vi phạm lại không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ hoặc thậm chí gây ra tai nạn giao thông.

23

Hành vi điều khiển xe khi trong cơ thể đang chứa chất ma túy; không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu kiểm tra chất ma túy của người thi hành công vụ

 

Cảnh sát cơ động được bắt lỗi gì?

Cảnh sát cơ động được bắt lỗi gì?

Cảnh sát cơ động có quyền kiểm tra giấy tờ xe không?

Cảnh sát cơ động có quyền kiểm tra giấy tờ xe của người tham gia giao thông theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Thông tư 54/2022/TT-BCA, cảnh sát cơ động được  quyền kiểm tra, kiểm soát người tham gia giao thông, các phương tiện, đồ vật, tài liệu trong các trường hợp sau:

- Phát hiện ra hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến an ninh, trật tự.

- Phát hiện ra người phạm tội quả tang, người bị truy nã, truy tìm;

- Cảnh sát cơ động có căn cứ cho rằng có các đồ vật, tài liệu, phương tiện giấy trong người tham gia giao thông hoặc phương tiện của họ với mục đích thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Nếu không kiểm tra, rà soát ngay lập tức có thể đồ vật, tài liệu, phương tiện đó sẽ bị tẩu tán hoặc tiêu hủy.

Do đó, nếu thuộc các trường hợp trên, cảnh sát cơ động có quyền kiểm tra giấy tờ xe của người tham gia giao thông khi đang làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát. 

Cảnh sát cơ động có quyền kiểm tra giấy tờ xe không?

Cảnh sát cơ động có quyền kiểm tra giấy tờ xe không?

Cảnh sát cơ động có được thổi nồng độ cồn không?

Căn cứ vào Khoản a, b Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, quy định về thẩm quyền xử phạt của cảnh sát cơ động, cảnh sát cơ động được thổi nồng độ cồn của người tham gia giao thông và xử phạt người đó nếu phát hiện hành vi vi phạm.

Dẫn chiếu theo quy định tại điểm c Khoản 6, điểm c Khoản 7, điểm e Khoản 8 Điều 5  Nghị định 100/2019/NĐ-CP (đối với xe ô tô) và điểm c khoản 6, điểm b khoản 7, điểm a Khoản 9 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (đối với xe máy), cảnh sát cơ động có thẩm quyền xử phạt khi phát hiện trong máu hoặc hơi thở người điều khiển xe có nồng độ cồn:

- Trường hợp nồng độ cồn chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/1 lít khí thở, mức phạt sẽ dao động từ 06 - 08 triệu đồng (xe ô tô) và 03 - 05 triệu đồng (xe máy).

- Trường hợp nồng độ cồn vượt quá 50mg - 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,25mg - 0,4mg/1 lít khí thở, mức phạt sẽ dao động từ 16 - 18 triệu đồng (ô tô) và 06 - 08 triệu đồng (xe máy).

- Trường hợp nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4mg/1 lít khí thở, mức phạt sẽ dao động từ 30 - 40 triệu đồng (ô tô) và 16 - 18 triệu đồng (xe máy).

Trên đây là giải đáp thắc mắc cho quý bạn đọc về vấn đề cảnh sát cơ động được bắt lỗi gì, có quyền kiểm tra giấy tờ xe hay yêu cầu người tham gia giao thông thổi nồng độ cồn hay không. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến thẩm quyền xử phạt của cảnh sát cơ động vui lòng liên hệ chúng tôi qua hotline  19006199

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X