hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Bảy, 21/10/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Chi tiết tiêu chí và quy trình bình xét hộ nghèo mới nhất

Các hộ gia đình để được công nhận hộ nghèo và được hưởng các chính sách của theo quy định của Nhà nước, thì trước tiên phải thực hiện bình xét hộ nghèo. Vậy quy trình và tiêu chí bình xét hộ nghèo thế nào?

Mục lục bài viết
  • Quy trình bình xét hộ nghèo mới nhất năm 2023
  • Bình xét hộ nghèo định kỳ hằng năm
  • Bình xét hộ nghèo thường xuyên hằng năm
  • Tiêu chí bình xét hộ nghèo mới nhất hiện nay
  • Thời gian rà soát, xác định hộ nghèo mất bao lâu?
Câu hỏi: Gia đình tôi hiện nay hoàn cảnh khó khăn, muốn nộp đơn xin cấp chứng nhận hộ nghèo để được hưởng các chính sách theo quy định nhà nước. Vậy cho tôi hỏi quy trình và tiêu chí bình xét hộ nghèo thế nào?

Quy trình bình xét hộ nghèo mới nhất năm 2023

Quy trình bình xét hộ nghèo mới nhất năm 2023Quy trình bình xét hộ nghèo mới nhất năm 2023

Hiện nay, có 02 quy trình bình xét hộ nghèo: Bình xét hộ nghèo định kỳ hằng năm và thường xuyên hằng năm.

Bình xét hộ nghèo định kỳ hằng năm

Căn cứ Điều 4 Quyết định 24/2021/QĐ-TTg, quy trình bình xét hộ nghèo định kỳ hằng năm được thực hiện như sau:

Bước 1: Lập danh sách các hộ cần rà soát hộ nghèo

Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã chủ trì và phối hợp với thôn, tổ dân phố,... (gọi chung là “thôn”) rà soát viên để lập danh sách các hộ cần rà soát, gồm:

- Hộ gia đình thuộc danh sách hộ nghèo được UBND cấp xã quản lý tại thời điểm rà soát.

- Hộ gia đình có Giấy đề nghị rà soát hộ nghèo (theo mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm Quyết định 24/2021/QĐ-TTg).

Bước 2: Tổ chức rà soát và phân loại các hộ

Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã chủ trì và phối hợp với trưởng thôn, kiểm soát viên để thu thập thông tin các hộ, tính điểm, tổng hợp và phân loại các hộ gia đình.

Bước 3: Tổ chức họp dân

- Thành phần cuộc họp: Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã; Công chức cấp xã được giao làm công tác giảm nghèo; Trưởng thôn (chủ trì); Đoàn thể; Bí thư chi bộ thôn; Rà soát viên và một số đại diện hộ qua rà soát, hộ gia đình khác; Đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã (mời giám sát).

- Nội dung cuộc họp: Lấy ý kiến thống nhất của tối thiểu 50% tổng số người tham dự về kết quả đánh giá, tính điểm. Nếu dưới 50% thì tiến hành rà soát lại.

- Kết quả cuộc họp: Lập thành 02 bản, có chữ ký của chủ trì, thư ký cuộc họp và đại diện hộ dân (Ban Chỉ đạo rà soát 01 bản và thôn 01 bản).

Bước 4: Niêm yết và thông báo công khai

- Niêm yết công khai kết quả rà soát tại nhà văn hoá thôn và trụ sở UBND cấp xã, thông báo qua đài truyền thanh xã (nếu có) trong 03 ngày làm việc.

- Trong thời gian niêm yết, nếu có khiếu nại, Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã tổ chức phúc tra kết quả trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ khi có khiếu nại. Sau đó, niêm yết công khai kết quả phúc tra trong thời gian 03 ngày làm việc.

- Hết thời hạn niêm yết và phúc tra (nếu có), Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã tổng hợp và báo cáo danh sách hộ nghèo, cận nghèo, thoát cận nghèo sau khi rà soát gửi Chủ tịch UBND cấp xã.

Bước 5: Báo cáo và xin ý kiến Chủ tịch UBND cấp huyện

- Chủ tịch UBND cấp xã có văn bản về kết quả rà soát hộ nghèo báo cáo gửi Chủ tịch UBND cấp huyện.

- UBND cấp huyện trả lời bằng văn bản trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của UBND cấp xã.

Bước 6: Công nhận hộ nghèo

Chủ tịch UBND cấp xã tiếp thu ý kiến của Chủ tịch UBND cấp huyện để quyết định công nhận danh sách hộ nghèo và cấp Giấy chứng nhận hộ nghèo cho hộ gia đình theo Mẫu số 03 Phụ lục bàn hành kèm Quyết định 24/2021/QĐ-TTg.

Bình xét hộ nghèo thường xuyên hằng năm

Căn cứ Điều 5 Quyết định 24/2021/QĐ-TTg, quy trình bình xét hộ nghèo thường xuyên hằng năm được thực hiện như sau:

Bước 1: Hộ gia đình nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện giấy đề nghị rà soát hộ nghèo cho Chủ tịch UBND cấp xã (theo mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm Quyết định 24/2021/QĐ-TTg).

Bước 2: Tổ chức rà soát và phân loại các hộ

Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã chủ trì và phối hợp với trường thôn, rà soát viên để thu thập thông tin các hộ, tính điểm, tổng hợp và phân loại các hộ.

Bước 3: Tổ chức họp dân

- Thành phần cuộc họp: Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã; Công chức cấp xã được giao làm công tác giảm nghèo; Trưởng thôn (chủ trì); Đoàn thể; Bí thư chi bộ thôn; Rà soát viên và một số đại diện hộ qua rà soát, hộ gia đình khác; Đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã (mời giám sát).

- Nội dung cuộc họp: Lấy ý kiến thống nhất của tối thiểu 50% tổng số người tham dự về kết quả đánh giá, tính điểm. Nếu dưới 50% thì tiến hành rà soát lại.

- Kết quả cuộc họp: Lập thành 02 bản, có chữ ký của chủ trì, thư ký cuộc họp và đại diện hộ dân (Ban Chỉ đạo rà soát 01 bản và thôn 01 bản).

Bước 4: Niêm yết và thông báo công khai

- Niêm yết công khai kết quả rà soát tại nhà văn hoá thôn và trụ sở UBND cấp xã, thông báo qua đài truyền thanh xã (nếu có) trong 03 ngày làm việc.

- Trong thời gian niêm yết, nếu có khiếu nại, Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã tổ chức phúc tra kết quả trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ khi có khiếu nại. Sau đó, niêm yết công khai kết quả phúc tra trong thời gian 03 ngày làm việc.

- Hết thời hạn niêm yết và phúc tra (nếu có), Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã tổng hợp và báo cáo danh sách hộ nghèo, cận nghèo, thoát cận nghèo sau khi rà soát gửi Chủ tịch UBND cấp xã.

Bước 5: Công nhận hộ nghèo

Trong 15 ngày kể từ ngày bắt đầu rà soát, Chủ tịch UBND cấp xã quyết định công nhận hộ nghèo và cấp Giấy chứng nhận hộ nghèo. Nếu không đủ điều kiện công nhận thì trả lời bằng văn bản cho các hộ và nêu rõ lý do.

Tiêu chí bình xét hộ nghèo mới nhất hiện nay

tiêu chí bình xét hộ nghèo mới nhất hiện nayTiêu chí bình xét hộ nghèo mới nhất hiện nay

Căn cứ khoản Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP, tiêu chí bình xét hộ nghèo được quy định như sau:

Khu vực/tiêu chí

Thu nhập bình quân/người/tháng

Mức thiếu hụt dịch vụ xã hội

Nông thôn

Từ 1,5 triệu đồng trở xuống

Từ 03 chỉ số trở lên

Thành thị

Từ 02 triệu đồng trở xuống

Trong đó:

- Các dịch vụ xã hội cơ bản gồm có: Nhà ở, việc làm, giáo dục, y tế, nước sinh hoạt, thông tin.

- 12 chỉ số đo lường mức thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản gồm các chỉ số: Việc làm, người phụ thuộc, BHYT, trình độ giáo dục của người lớn, dinh dưỡng, tình trạng đi học của trẻ em, diện tích nhà ở bình quân, chất lượng nhà ở, viễn thông, nguồn nước sinh hoạt, phương tiện tiếp cận thông tin.

Thời gian rà soát, xác định hộ nghèo mất bao lâu?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định 24/2021/QĐ-TTg quy định về thời gian rà soát, xác định hộ nghèo, cụ thể:

- Định kỳ 01 lần/năm: Thực hiện từ ngày 01/9 đến hết 14/12 của năm.

- Thường xuyên hằng năm: Thực hiện 01 lần/tháng, từ ngày 15 hằng tháng.

Đồng thời, theo Điều 4 và Điều 5 Quyết định 24/2021/QĐ-TTg:

- Thời gian rà soát, xác định hộ nghèo định kỳ hằng năm:

  • Thời gian niêm yết: 03 ngày làm việc; 13 ngày làm việc (nếu có phúc tra), trong đó 07 ngày tổ chức phúc tra + 03 ngày niêm yết kết quả phúc tra.

  • Công nhận hộ nghèo: 05 ngày làm việc (kể từ khi Chủ tịch UBND cấp xã có báo cáo gửi Chủ tịch UBND cấp huyện).

- Thời gian rà soát, xác định hộ nghèo thường xuyên hằng năm: 15 ngày kể từ ngày bắt đầu rà soát.

Trên đây là những thông tin về quy trình bình xét hộ nghèo cũng như tiêu chí bình xét hộ nghèo. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ:  19006199 để được giải đáp.

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X