hieuluat
Chia sẻ email
Chủ Nhật, 03/09/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Chồng không chịu chia tài sản khi ly hôn, phải làm thế nào?

Trong trường hợp chồng không chịu chia tài sản khi ly hôn thì người vợ phải làm thế nào để đảm bảo quyền lợi của mình? Theo dõi bài viết sau để nắm được cách giải quyết tối ưu nhất.

 
Mục lục bài viết
  • Vợ chồng có được tự thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn
  • Chồng không chịu chia tài sản khi ly hôn phải làm thế nào?
  • Án phí yêu cầu chia tài sản khi ly hôn
  • Giải đáp liên quan đến chia tài sản khi ly hôn
  • Sau ly hôn vẫn có thể chia tài sản đúng không?
Câu hỏi: Câu hỏi: Vợ chồng em sống với nhau 10 năm, có mua được một căn nhà và 1 xe ô tô. Nay vợ chồng vì nhiều lý do mà ly hôn nhưng chồng em không chịu chia tài sản, em phải làm như thế nào đây ạ? Mong nhận được giúp đỡ từ anh chị, em cảm ơn!

Vợ chồng có được tự thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn

Khi ly hôn, có 3 vấn đề cần được giải quyết là:

- Chấm dứt quan hệ hôn nhân đang tồn tại,

- Chia tài sản chung vợ chồng

- Và quyền nuôi con.

Hiện nay có 02 trường hợp ly hôn: Thuận tình ly hôn (vợ chồng đồng thuận ly hôn) và Ly hôn đơn phương (theo yêu cầu của một bên).

- Thuận tình ly hôn:

Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có nội dung: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”

Thông qua đó có thể thấy, ở trường hợp ly hôn thuận tình, vợ chồng thỏa thuận được về vấn đề chia tài sản chung.

- Đơn phương ly hôn

Theo Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình, trường hợp này thì một trong hai bên có yêu cầu ly hôn gửi đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền đề nghị giải quyết.

Với trường hợp này, pháp luật vẫn tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong việc chia tài sản. Hai bên có thể tự thỏa thuận mà không yêu cầu Tòa giải quyết chia tài sản chung.

Như vậy, có thể khẳng định rằng vợ chồng có quyền được tự thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn.

Chồng không chịu chia tài sản khi ly hôn phải làm thế nào?

Chồng không chịu chia tài sản khi ly hôn phải làm thế nào?

Tuy có mong muốn cùng nhau thống nhất cách chia tài sản khi ly hôn, những cũng có rất nhiều trường hợp một bên không muốn chia khối tài sản này. Vậy chồng không chịu chia tài sản khi ly hôn phải làm thế nào?

Theo đó, người vợ hoàn toàn có quyền đề nghị Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung vợ chồng do hai bên không thể thỏa thuận được. Trên cơ sở yêu cầu đó, Tòa án sẽ tiến hành xem xét đến các tài sản chung và tiến hành phân chia theo đúng quy định pháp luật.

Việc chia tài sản đảm bảo các nguyên tắc mà Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình quy định như: Tài sản chung chia đôi có tính đến các yếu tố như công sức đóng góp của vợ chồng, lỗi của các bên về vi phạm nghĩa vụ vợ chồng,...; tài sản được chia bằng hiện vật; bảo vệ quyền lợi của mẹ và con,...

Trên cơ sở phán quyết có hiệu lực của Tòa án về việc phân chia tài sản chung, người chồng buộc phải thi hành theo đúng quy định pháp luật.

Như vậy, một trong hai bên vợ chồng hoàn toàn yên tâm về việc giải quyết tài sản chung vợ chồng nếu một bên không chịu chia tài sản. Quyền yêu cầu Tòa án giải quyết nên được sử dụng trong trường hợp này để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình khi ly hôn.

Án phí yêu cầu chia tài sản khi ly hôn

Theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì án phí yêu cầu chia tài sản khu ly hôn sẽ được xác định dựa trên giá trị tài sản yêu cầu chia, cụ thể như sau:

STT

Tên án phí

Mức thu

1

Từ 6.000.000 đồng trở xuống

300.000 đồng

2

Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng

5% giá trị tài sản có tranh chấp

3

Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng

20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

4

Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng

5

Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng

72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng

6

Từ trên 4.000.000.000 đồng

112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

Do đó, khi có yêu cầu Tòa án chia tài sản chung, các bên cần lưu ý đến mức án phí phải nộp theo đúng quy định.

Giải đáp liên quan đến chia tài sản khi ly hôn

Giải đáp liên quan đến chia tài sản khi ly hôn

Sau ly hôn vẫn có thể chia tài sản đúng không?

Sau ly hôn vẫn có thể tiến hành chia tài sản chung. Theo đó, pháp luật hiện hành không có quy định bắt buộc phải giải quyết vấn đề tài sản chung khi vợ chồng ly hôn. Ly hôn về bản chất chính vẫn là giải quyết quan hệ hôn nhân vợ chồng, việc chia tài sản chung là quan hệ liên quan, khi có yêu cầu thì Tòa án mới giải quyết và không buộc cùng phải giải quyết trong cùng một vụ án. Các bên vẫn có quyền để lại tài sản chung đó cho một bên sử dụng, quản lý.

Sau khi đã hoàn tất việc chấm dứt quan hệ hôn nhân, các bên có quyền yêu cầu Tòa án chia tài sản chung sau ly hôn. Điều 28 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 ghi nhận thẩm quyền giải quyết tranh chấp của của Tòa án bao gồm “ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn”.

Ly hôn không chia tài sản có được không?

Như đã phân tích ở trên, Tòa án giải quyết ly hôn, chia tài sản trên cơ sở yêu cầu của đương sự, và vấn đề chính là chấm dứt quan hệ vợ chồng đang tồn tại. Chính vì vậy, việc ly hôn không chia tài sản là hoàn toàn được, không có sự vi phạm pháp luật nào.

Tuy nhiên cũng phải lưu ý rằng, do không phân chia tài sản chung nên quyền sử dụng, định đoạt tài sản chung này vẫn thuộc về hai vợ chồng, khi tiến hành các giao dịch thì cần phải có sự đồng ý của cả hai người.

Trên đây là nội dung giải đáp cho câu hỏi Chồng không chịu chia tài sản khi ly hôn, phải làm thế nào? mà chúng tôi cung cấp đến quý bạn đọc. Nếu có thắc mắc về quy định trên, vui lòng liên hệ ngay tổng đài: 1900.6199 để được hỗ trợ tư vấn kịp thời và nhanh chóng.

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X