hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Bảy, 09/12/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) gồm những gì?

Hiện nay, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) gồm những gì? Cùng tìm hiểu về nội dung này thông qua bài viết ngay dưới đây.

Mục lục bài viết
  • Chuẩn mực kế toán là gì?
  • Chuẩn mực kế toán dùng để làm gì?
  • 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam
  • Chuẩn mực kế toán Việt Nam có đặc điểm gì?

Chuẩn mực kế toán là gì?

Chuẩn mực kế toán là gì?

Chuẩn mực kế toán là gì?

Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định về khái niệm của chuẩn mực kế toán. Tuy nhiên, chuẩn mực kế toán có thể được hiểu là một tập hợp chung các nguyên tắc, tiêu chuẩn và thủ tục để người làm việc kế toán ghi nhận, trình bày và thuyết minh các giao dịch và sự kiện khác trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức.

Hệ thống chuẩn mực kế toán được áp dụng cho tất cả các khía cạnh tài chính của các doanh nghiệp, đơn vị như là về tài sản, nợ phải trả, chi phí, doanh thu, vốn chủ sở hữu ...

Chuẩn mực kế toán dùng để làm gì?

Chuẩn mực kế toán dùng để làm gì?

Chuẩn mực kế toán dùng để làm gì?

Hiện nay, tại khoản 3 Điều 7 Luật Kế toán 2015 có quy định chuẩn mực kế toán bao gồm những quy định cùng với phương pháp kế toán cơ bản được dùng để lập báo cáo tài chính.

Theo đó, chuẩn mực kế toán tại nước ta được vận dùng để lập báo cáo tính chính. Các nhà đầu tư thường nhìn vào báo cáo tài chính để đưa ra quyết định đầu tư, do đó báo cáo tài chính cần cung cấp và thể hiện những thông tin chân thật và minh bạch về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Do đó, khi lập báo cáo tài chính các chuẩn mực kế toán phải được tuân thủ, nếu không tuân thủ các chuẩn mực này thì hậu quả xảy ra có thể trở nên nghiêm trọng. 

Cụ thể hơn, các chuẩn mực kế toán giúp cải thiện, nâng cao tính minh bạch, độ tin cậy về thông tin của báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, tổ chức. Các nhà đầu tư, cổ đông, thành viên góp vốn có thể đánh giá các thông tin tài chính một cách chính xác, phù hợp và đồng thời có thể tiến hành so sánh kết quả hoạt động tài chính của các doanh nghiệp khác với nhau để đưa ra các quyết định đầu tư. 

Bên cạnh đó, chuẩn mực kế toán cũng giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý cũng có thể dễ dàng nhận biết, đánh giá được các hành vi vi phạm pháp luật nhằm ngăn chặn gian lận và thao túng kế toán.

Việc vận dụng các chuẩn mực kế toán cũng giúp đạt được tính đồng nhất trong  phương pháp kế toán. 

26 chuẩn mực kế toán Việt Nam

Hiện nay, Bộ Tài chính đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam (tiếng anh là Vietnam Accounting Standards - viết tắt là VAS) thông qua 5 đợt công bố, bao gồm:

- 04 Chuẩn mực được công bố tại đợt 1 tại Quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001:

1. Chuẩn mực kế toán số 02 về Hàng tồn kho.

2. Chuẩn mực kế toán số 03 về Tài sản cố định hữu hình.

3. Chuẩn mực kế toán số 04 về Tài sản cố định vô hình.

4. Chuẩn mực kế toán số 14 về Doanh thu và thu nhập khác.

- 06 Chuẩn mực được công bố tại đợt 2 tại Quyết định 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002:

5. Chuẩn mực kế toán số 01 về Chuẩn mực chung.

6. Chuẩn mực kế toán số 06 về Thuê tài sản.

7. Chuẩn mực kế toán số 10 về Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái.

8. Chuẩn mực kế toán số 15 về Hợp đồng xây dựng.

9. Chuẩn mực kế toán số 16 về Chi phí đi vay.

10. Chuẩn mực kế toán số 24 về Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

- 06 Chuẩn mực được công bố tại đợt 3 tại Quyết định 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003:

11. Chuẩn mực kế toán số 05 về Bất động sản đầu tư.

12. Chuẩn mực kế toán số 07 về Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết.

13. Chuẩn mực kế toán số 08 về Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh.

14. Chuẩn mực kế toán số 21 về Trình bày báo cáo tài chính.

15. Chuẩn mực kế toán số 25 về Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con.

16. Chuẩn mực kế toán số 26 về Thông tin về các bên liên quan.

- 06 Chuẩn mực được công bố tại đợt 4 tại Quyết định 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005:

17. Chuẩn mực kế toán số 17 về Thuế thu nhập doanh nghiệp.

18. Chuẩn mực kế toán số 22 về Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự.

19. Chuẩn mực kế toán số 23 về Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

20. Chuẩn mực kế toán số 27 về Báo cáo tài chính giữa niên độ.

21. Chuẩn mực kế toán số 28 về Báo cáo bộ phận.

22. Chuẩn mực kế toán số 29 về Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán.

- 04 Chuẩn mực được công bố tại đợt 5 tại Quyết định 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005:

23. Chuẩn mực kế toán số 11 về Hợp nhất kinh doanh.

24. Chuẩn mực kế toán số 18 về Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng.

25. Chuẩn mực kế toán số 19 về Hợp đồng bảo hiểm.

26. Chuẩn mực kế toán số 30 về Lãi trên cổ phiếu.

Chuẩn mực kế toán Việt Nam có đặc điểm gì?

- Bộ Tài chính là cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định và công bố các chuẩn mực kế toán Việt Nam;

- Chuẩn mực kế toán Việt Nam được Bộ tài chính ban hành trên cơ sở các nguyên tắc và vận dụng có chọn lọc những chuẩn mực kế toán quốc tế.

- Hiện nay, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam chỉ bao gồm 26 chuẩn mực, so với số lượng 41 của chuẩn mực kế toán quốc tế thì Việt Nam còn đang thiếu nhiều tiêu chuẩn để bắt kịp xu hướng quốc tế.

Trên đây là thông tin liên quan đến chuẩn mực kế toán Việt Nam. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ theo số  19006199 để được hỗ trợ.

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X