hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Bảy, 06/04/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Có được trả góp 2 sản phẩm cùng lúc không?

Hiện nay, nhu cầu mua sắm của mỗi người ngày càng tăng cao. Các cửa hàng, doanh nghiệp đã thu hút khách hàng bằng cách tạo ra nhiều chương trình mua trả góp. Vậy có được trả góp 2 sản phẩm cùng lúc không?

Mục lục bài viết
  • Mua trả góp là gì?
  • Có được trả góp 2 sản phẩm cùng lúc không?
  • Điều kiện để mua trả góp hiện nay
Câu hỏi: Câu hỏi: Chào Luật sư! Tôi đang xây dựng cửa hàng kinh doanh thức ăn nhanh. Do nguồn vốn eo hẹp nên tôi dự định sẽ mua các thiết bị sử dụng dưới hình thức trả góp. Tuy nhiên, tôi không biết hiện nay pháp luật quy định có được trả góp 2 sản phẩm cùng lúc không? Mong được Luật sư tư vấn.

Mua trả góp là gì?

Trước đây, để mua một món đồ nào đó, bạn cần phải mang đủ tiền đến cửa hàng. Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, nhu cầu mua sắm của con người ngày càng cao, dẫn đến người mua phải trả quá nhiều chi phí mua sắm cùng lúc.

Thấu hiểu được vấn đề đó, các doanh nghiệp, cửa hàng đã tạo điều kiện cho khách hàng được mua với hình thức trả góp.

Theo đó, mua trả góp được hiểu là người mua không phải trả đầy đủ toàn bộ số tiền ngay từ khi nhận sản phẩm mà có thể thỏa thuận với người bán sẽ trả dần theo tháng, theo năm, tùy vào thời gian và hạn mức phù hợp.

Ngoài ra, nếu lựa chọn hình thức mua trả góp thì người mua có thể phải trả thêm một khoản tiền lãi cho bên bán, mức lãi suất sẽ do các bên tự thỏa thuận nhưng không được quá giới hạn mà pháp luật cho phép. 

Mua trả góp là gì?

Mua trả góp là gì?

Ưu điểm của hình thức mua trả góp:

- Mua trả góp thuận tiện cho người mua hàng: Khách hàng có thể mua những sản phẩm cao cấp mà không cần phải có đủ toàn bộ số tiền mua hàng. Điều này đặc biệt tiện lợi với những người có thu nhập trung bình hoặc thấp, có nhu cầu mua các sản phẩm giá trị cao nhưng chưa có đủ tiền tích lũy.

- Thủ tục đơn giản: Hiện nay, thủ tục mua trả góp ở các cửa hàng cũng cực kỳ đơn giản, không yêu cầu người mua phải cung cấp nhiều loại giấy tờ.

- Giảm áp lực tài chính cho khách hàng: Thay vì phải trả một khoản tiền lớn ngay lập tức thì mua trả góp giúp người mua giảm áp lực tài chính trong ngắn hạn.

Lúc này, người mua chỉ cần trả một khoản nhỏ mỗi tháng trong một thời gian dài. Điều này sẽ giúp người mua chia nhỏ tổng số tiền mua hàng thành các khoản dễ thanh toán, đồng thời có thể cân đối tài chính và sử dụng tiền cho những nhu cầu khác.

Nhược điểm của hình thức mua trả góp: Thông thường, trong một số chương trình mua trả góp, người mua phải chịu thanh toán thêm một khoản tiền lãi cho cửa hàng hoặc công ty tài chính.

Mức lãi này sẽ do các bên tự thỏa thuận nhưng không được quá 20%/năm (1,66%/tháng) theo quy định của Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015.

Có được trả góp 2 sản phẩm cùng lúc không?

Hiện nay, mua trả góp là hình thức được nhiều khách hàng lựa chọn vì tiện lợi, phù hợp. Tuy nhiên, có được mua trả góp 2 sản phẩm cùng lúc không cũng đang được nhiều người quan tâm.

Người mua hoàn toàn có thể mua trả góp 2 sản phẩm cùng lúc nếu đáp ứng các điều kiện sau:

- Thứ nhất, về thu nhập: Người mua cần phải có một mức thu nhập ổn định, có hợp đồng lao động và bảng lương rõ ràng. Nếu như là những công việc bán thời gian thì sẽ khó có thể thực hiện được.

- Thứ hai, người mua phải có lịch sử tín dụng tốt nếu nợ xấu thì sẽ không thể thực hiện đăng ký mua trả góp.

- Thứ ba, người mua cần xem xét, cân đối khoản thu nhập hàng tháng của mình. Sau đó lựa chọn mua trả góp những thứ nằm trong tầm kiểm soát và tài chính.

Có được trả góp 2 sản phẩm cùng lúc không?

Có được trả góp 2 sản phẩm cùng lúc không?

Điều kiện để mua trả góp hiện nay

Để có thể thực hiện mua hàng trả góp các bạn cần phải đáp ứng được một số những điều kiện như sau:

- Khách hàng có độ tuổi từ 18 trở lên;

- Khách hàng là công dân Việt Nam;

- Có đầy đủ các loại giấy tờ như CMND/CCCD;

- Có nguồn thu nhập ổn định.

- Những loại giấy tờ thực hiện đăng ký vay vốn theo mẫu của đơn vị hỗ trợ.

Trên đây là nội dung tư vấn về Có được trả góp 2 sản phẩm cùng lúc.

Gọi ngay cho các chuyên viên pháp lý của chúng tôi theo số  1900.6199 để được giải đáp, hỗ trợ nếu có vướng mắc về các quy định của pháp luật

Có thể bạn quan tâm

X