hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 11/04/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Có được xóa tên cha trong giấy khai sinh con không?

Hiện nay, có được xóa tên cha trong giấy khai sinh con không? Đặc biệt, sau khi ly hôn thì có được xóa tên cha trong giấy khai sinh không? Thủ tục xóa tên cha trong giấy khai sinh con mới nhất là gì?

Mục lục bài viết
  • Có được xóa tên cha trong giấy khai sinh con không?
  • Có được xóa tên cha trong giấy khai sinh con sau ly hôn không?
  • Thủ tục xóa tên cha trong giấy khai sinh con mới nhất
Câu hỏi: Chào Luật sư! Tôi và chồng vừa hoàn tất thủ tục ly hôn vào năm 2023. Chúng tôi có một đứa con chung, hiện do tôi nuôi dưỡng. Đến nay, chồng cũ tôi chuẩn bị kết hôn với người khác, anh không muốn đứng tên cha trong giấy khai sinh của con nữa. Nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi có được xóa tên cha trong giấy khai sinh con không?

Có được xóa tên cha trong giấy khai sinh con không?

Việc xóa tên cha trong giấy khai sinh con được xem là một trong những thay đổi hộ tịch của công dân. Theo khoản 10 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014 thì thay đổi hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thay đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân khi có lý do chính đáng theo quy định của pháp luật dân sự hoặc thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, tại khoản 2 Điều 26 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định có 2 trường hợp được thay đổi hộ tịch, cụ thể:

- Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự;

- Thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi.

Như vậy, pháp luật cho phép xóa tên cha trong giấy khai sinh con nếu thuộc trường hợp người con được nhận làm con nuôi của người khác và cha mẹ nuôi đổi tên cha trong giấy khai sinh.

Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có nói rằng: Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định. 

Điều này có nghĩa là nếu như Toà án công nhận bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật về việc không xác định cha, mẹ con thì có thể thực hiện việc xóa tên cha trong giấy khai sinh.

Tóm lại, có 02 trường hợp được xóa tên cha trong giấy khai sinh:

- Thứ nhất, khi người con được nhận làm con nuôi của người khác và cha mẹ nuôi đổi tên cha trong giấy khai sinh.

- Thứ hai, khi Tòa án công nhận bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật về việc không xác định cha, mẹ con.

Có được xóa tên cha trong giấy khai sinh con không?

Có được xóa tên cha trong giấy khai sinh con không?

Có được xóa tên cha trong giấy khai sinh con sau ly hôn không?

Như đã đề cập ở trên, muốn xóa tên cha trong giấy khai sinh con thì phải thuộc một trong hai trường hợp:

- Thứ nhất, khi người con được nhận làm con nuôi của người khác và cha mẹ nuôi đổi tên cha trong giấy khai sinh.

- Thứ hai, khi Tòa án công nhận bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật về việc không xác định cha, mẹ con.

Như vậy, pháp luật hiện hành không có phép xóa tên cha trong giấy khai sinh con sau ly hôn, trừ khi thuộc một trong hai trường hợp kể trên.

Có được xóa tên cha trong giấy khai sinh con sau ly hôn không?

Có được xóa tên cha trong giấy khai sinh con sau ly hôn không?

Thủ tục xóa tên cha trong giấy khai sinh con mới nhất

Về thủ tục xóa tên cha trong giấy khai sinh con được thực hiện như sau:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

Bộ hồ sơ xóa tên cha trong giấy khai sinh gồm:

- Tờ khai thay đổi hộ tịch;

- Giấy tờ liên quan: Chứng cứ chứng minh không phải cha con hoặc giấy xác nhận việc nuôi con nuôi.

Bước 2. Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

- Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ tịch trước đây hoặc UBND cấp xã nơi cư trú giải quyết thay đổi hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú thay đổi hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi cư trú trong nước.

Bước 3. Công chức tư pháp, hộ tịch xem xét hồ sơ và trả kết quả

Trong thời 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu công chức tư pháp, hộ tịch thấy việc thay đổi hộ tịch là có cơ sở, phù hợp pháp luật thì sẽ ghi vào sổ hộ tịch, ký và cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trên đây là nội dung tư vấn về xóa tên cha trong giấy khai sinh.

Nếu cần giải đáp về các quy định của pháp luật, hãy gọi ngay các chuyên viên pháp lý theo số  1900.6199 để được hỗ trợ

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X