hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 09/11/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Công an bị kỷ luật trong trường hợp nào? Các hình thức kỷ luật Công an

Lực lượng công an phải tuân thủ thêm một số quy định đặc thù ngành, trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý. Công an bị kỷ luật trong trường hợp nào? 

 

 
Mục lục bài viết
  • Công an bị kỷ luật trong trường hợp nào?
  • Các hình thức kỷ luật Công an nhân dân
  • Công an bị kỷ luật khiển trách có được thăng chức?
Câu hỏi: Công an vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý như thế nào? Công an bị kỷ luật trong trường hợp nào? Các hình thức kỷ luật Công an hiện nay là gì? Rất mong nhận được tư vấn.

Công an bị kỷ luật trong trường hợp nào?

Công an bị kỷ luật trong trường hợp nào?

Hiện nay, chúng ta chưa có văn bản pháp luật cụ thể quy định về việc xử lý kỷ luật cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân. Hơn nữa, theo Luật cán bộ, công chức 2008, sửa đổi bổ sung năm 2019 thì công an là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo biên chế chuyên nghiệp, công nhân công an trong biên chế không phải là công chức nên không thể xử lý kỷ luật theo Nghị định 112/2020/NĐ-CP.

Tuy nhiên, theo dự thảo Thông tư quy định về việc xử lý kỷ luật Cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân thì công an sẽ bị xử lý kỷ luật trong các trường hợp sau:

- Có hành vi vi phạm các nội quy, quy định, quy chế, quy trình công tác, chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định của pháp luật và Bộ Công an;

- Có hành vi vi phạm Quy tắc ứng xử của Công an nhân dân;

- Có hành vi vi phạm phẩm chất đạo đức, tư cách của người cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân.

Như vậy, khi các cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân khi có các hành vi vi phạm trên thì sẽ bị xử lý kỷ luật.

Các hình thức kỷ luật Công an nhân dân

Các hình thức kỷ luật Công an nhân dân

Hiện nay, Thông tư 02/2021/TT-BCA chỉ quy định các hình thức xử lý vi phạm điều lệnh Công an nhân dân. Cụ thể tại Điều 7 như sau:

Đối với đơn vị vi phạm điều lệnh Công an nhân dân

Đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân vi phạm điều lệnh Công an nhân dân

- Phê bình;

- Hạ bậc danh hiệu thi đua năm;

- Không xét tặng danh hiệu thi đua năm.

- Phê bình;

- Hạ bậc danh hiệu thi đua năm;

- Không xét tặng danh hiệu thi đua năm;

- Xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ;

- Khiển trách;

- Cảnh cáo;

- Giáng cấp bậc hàm, hạ bậc lương;

- Cách chức, giáng chức;

- Tước danh hiệu Công an nhân dân.

Còn về xử lý kỷ luật đối với công an nhân dân hiện chỉ códự thảo Thông tư quy định về việc xử lý kỷ luật Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân thì các hình thức:

- Đối với cán bộ, chiến sĩ Công an không giữa chức vụ lãnh đạo, chỉ huy thì có 5 mức xử lý kỷ luật, bao gồm: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương hoặc giáng cấp bậc hàm, giáng nhiều cấp bậc hàm hoặc giáng cấp bậc hàm và hạn bậc lương hoặc hạ nhiều bậc lương; tước danh hiệu Công an nhân dân hoặc buộc thôi việc đối với công nhân công an;

- Đối với cán bộ Công an nhân dân giữ chức vụ lãnh đạo thì có 5 mức xử lý kỷ luật bao gồm:

+ Khiển trách;

+ Cảnh cáo;

+ Giáng chức và giáng cấp bậc hàm;

+ Cách chức và giáng cấp bậc hàm hoặc cách chức, hạ bậc lương và giáng cấp bậc hàm;

+ Bị tước danh hiệu Công an nhân dân.

Trong dự thảo xử lý kỷ luật, tùy vào mức độ gây hậu quả của hành vi vi phạm từ ít nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng để xem xét mức kỷ luật đối với từng cán bộ, chiến sĩ.

Công an bị kỷ luật khiển trách có được thăng chức?

Theo dự thảo Thông tư xử lý kỷ luật chiến sĩ, cán bộ Công an nhân dân, công an bị kỷ luật khiển trách khi có các hành vi vi phạm ở mức độ gây hậu quả ít nghiêm trọng khi vi phạm các nội dung như:

- Vi phạm về quan điểm chính trị và kỷ luật phát ngôn;

- Vi phạm các nguyên tắc tập trung dân chủ;

- Vi phạm quy định bầu cử;

- Vi phạm quy định về việc bảo vệ bí mật nhà nước;

- Vi phạm quy định về quan hệ với tổ chức, đơn vị, cá nhân nước ngoài và quy định về xuất nhập cảnh;

- Vi phạm trong các hoạt động kiểm tra, thanh tra, kiểm toán;

- Vi phạm về hoạt động khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo;

- Vi phạm về phòng chống tham nhũng, chống lãng phí;

- Vi phạm trong khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ được phân công;

- Các vi phạm khác như: vi phạm trong công tác phòng chống tội phạm, vi phạm quy định của Đảng viên và quy tắc ứng xử của cán bộ chiến sĩ Công an ……

Trong khi đó, theo quy định tại Điều 22 Luật công an nhân dân 2018 có quy định điều kiện để thăng cấp bậc hàm bao gồm:

+ Phải hoàn thành nhiệm vụ, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, đảm bảo sức khỏe;

+ Có cấp bậc hàm thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất theo quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;

+ Đủ thời hạn xét thăng hạng.

Như vậy, có thể thấy một cá nhân đang bị kỷ luật khiển trách thì sẽ không đảm bảo các tiêu chí về chính trị, phẩm chất đạo đức hoặc chuyên môn nghiệp vụ. Vì vậy, nếu đang bị kỷ luật khiển trách thì cá nhân Công an đó sẽ khó để được xét thăng chức.

Như vậy, nếu như nội dung dự thảo trên được thông qua thì quy định về xử lý kỷ luật với công an nhân dân sẽ cụ thể, rõ ràng, chi tiết hơn.

Trên đây là nội dung “Công an bị kỷ luật trong trường hợp nào? Các hình thức kỷ luật Công an” mà chúng tôi tổng hợp và cung cấp. Nếu còn vấn đề nào chưa rõ hoặc cần giải đáp các vấn đề pháp luật khác, các bạn có thể liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được hỗ trợ.

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X