hieuluat
Chia sẻ email

Công an xã có được kiểm tra giấy phép kinh doanh không?

Hiện nay, để đảm bảo an ninh trật tự, phát hiện và phòng ngừa tội phạm trên địa bàn, nhiều công an xã yêu cầu doanh nghiệp phải cung cấp giấy phép kinh doanh để kiểm tra. Vậy công an xã có được kiểm tra giấy phép kinh doanh của cơ sở kinh doanh không? 

 
Mục lục bài viết
  • Giấy phép kinh doanh là gì?
  • Công an xã có quyền kiểm tra giấy phép kinh doanh không?
  • Nhiệm vụ, quyền hạn của công an xã hiện nay
Câu hỏi: Tôi đang kinh doanh một cửa hàng bán phân bón, hôm nay có một anh công an xã đến kiểm tra và yêu cầu tôi cung cấp giấy phép kinh doanh. Cho tôi hỏi là công an xã có được quyền kiểm tra giấy phép kinh doanh của tôi không? Công an xã có nhiệm vụ, quyền hạn gì?

Giấy phép kinh doanh là gì?

Giấy phép kinh doanh là gì?

Giấy phép kinh doanh là gì?

Pháp luật nước ta cho phép doanh nghiệp được quyền tự do kinh doanh nhưng đối với một số ngành nghề theo luật định thì các doanh nghiệp phải đáp ứng những điều kiện nhất định mới được phép kinh doanh.

Hiện nay, không có văn bản nào định nghĩa thế nào là giấy phép kinh doanh, mà đây là thuật ngữ thông dụng được dùng để chỉ những loại giấy phép như giấy chứng nhận đủ điều kiện, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, văn bản xác nhận,... mà các tổ chức, cá nhân phải có để thực hiện kinh doanh ngành, nghề có điều kiện.

Nhìn chung, có thể hiểu giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện theo quy định để tiến hành hoạt động kinh doanh đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, có giá trị chứng minh doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh ngành nghề đó.

Ví dụ về một số loại giấy phép kinh doanh phổ biến như: Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm,...

Công an xã có quyền kiểm tra giấy phép kinh doanh không?

Công an xã có quyền kiểm tra giấy phép kinh doanh không?

Công an xã có quyền kiểm tra giấy phép kinh doanh không?

Để trả lời câu hỏi công an xã có quyền kiểm tra giấy phép kinh doanh không thì phải xét xem chủ thể nào có quyền kiểm tra giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp. Theo quy định tại khoản 3 Điều 50 Nghị định 96/2016/NĐ-CP thì thẩm quyền thẩm tra, thanh tra các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp như sau:

“a) Cơ quan Công an cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và trực tiếp quản lý cơ sở kinh doanh có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra định kỳ hàng năm hoặc đột xuất;

b) Các đơn vị nghiệp vụ thuộc Công an các cấp chỉ được tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh trên địa bàn quản lý khi phát hiện cơ sở kinh doanh có vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến an ninh, trật tự cần phải xử lý ngay; có đơn khiếu nại, tố cáo của tổ chức hoặc cá nhân liên quan đến an ninh, trật tự trong cơ sở kinh doanh trên địa bàn do mình quản lý. Sau khi kiểm tra phải có văn bản thông báo kết quả kiểm tra và xử lý vi phạm (nếu có) cho cơ quan Công an đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho cơ sở kinh doanh đó;

c) Công an các cấp theo chức năng, nhiệm vụ được giao khi có yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị, tăng cường bảo vệ an ninh, trật tự cần tiến hành kiểm tra đột xuất thì phải được thủ trưởng cơ quan Công an từ cấp huyện trở lên phê duyệt bằng văn bản hoặc có văn bản chỉ đạo của Công an cấp trên”.

Từ quy định trên, có thể thấy cơ quan công an nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận điều kiện kinh doanh về an ninh, trật tự và trực tiếp quản lý cơ sở kinh doanh thì mới có thẩm quyền kiểm tra việc chấp hành quy định và giấy phép kinh doanh của cơ sở kinh doanh đó.

Đặc biệt, công an cấp xã chỉ được phép tiến hành kiểm tra, thanh tra đột xuất các hoạt động của doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trên địa bàn mà mình quản lý khi phát hiện các cơ sở kinh doanh này có hành vi vi phạm, dấu hiệu vi phạm liên quan đến an ninh trật tự của khu vực hoặc khi có đơn khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân hoặc khi được giao nhiệm vụ tăng cường bảo vệ an ninh trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan cấp trên.

Do đó, nếu không có văn bản chỉ đạo của cơ quan cấp trên hoặc đơn khiếu nại, tố cáo cơ sở kinh doanh liên quan đến trật tự, an ninh của khu vực thì cơ quan công an cấp xã không được phép kiểm tra giấy phép kinh doanh của cơ sở kinh doanh.

Nhiệm vụ, quyền hạn của công an xã hiện nay

Nhiệm vụ, quyền hạn của công an xã

Nhiệm vụ, quyền hạn của công an xã

Theo quy định của pháp luật, công an xã là lực lượng vũ trang bán chuyên trách, thuộc hệ thống tổ chức của Công an nhân dân, làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã.

Nhiệm vụ, quyền hạn của công an xã được quy định cụ thể tại Điều 9 Pháp lệnh Công an xã số 06/2008/PL-UBTVQH12 như sau:

Thứ nhất, công an xã có trách nhiệm nắm tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã, đề xuất về kế hoạch bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội và tổ chức thực hiện kế hoạch đó.

Thứ hai, làm nòng cốt xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quy định của pháp luật theo thẩm quyền.

Thứ ba, tham mưu cho Uỷ ban nhân dân xã và tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về quản lý, giáo dục các đối tượng phải chấp hành hình phạt quản chế, cải tạo không giam giữ, người bị kết án tù nhưng được hưởng án treo cư trú trên địa bàn xã; quản lý người được đặc xá, người sau cai nghiện ma túy và người chấp hành xong hình phạt tù thuộc diện phải tiếp tục quản lý theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức khác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội; bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Thứ năm, thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý cư trú, các giấy tờ đi lại khác; quản lý vật liệu nổ, vũ khí, công cụ hỗ trợ, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường; quản lý về an ninh, trật tự đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trên địa bàn xã theo phân cấp.

Thứ sau, tiếp nhận, phân loại, xử lý theo thẩm quyền các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật trên địa bàn xã; kiểm tra người, đồ vật, thu giữ vũ khí, hung khí của người có hành vi vi phạm pháp luật quả tang; tổ chức cấp cứu nạn nhân, bảo vệ hiện trường và báo cáo ngay cho cơ quan có thẩm quyền; lập hồ sơ ban đầu, lấy lời khai người bị hại, người biết vụ việc, thu giữ, bảo quản vật chứng và cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng, thông tin thu thập được theo quy định;

Thứ bảy, tổ chức bắt người phạm tội quả tang, người có quyết định truy nã, truy tìm đang lẩn trốn trên địa bàn xã; dẫn giải người bị bắt lên cơ quan Công an cấp trên trực tiếp.

Thứ tám, xử phạt vi phạm hành chính; lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác đối với người vi phạm pháp luật trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an.

Thứ chín, được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn xã phối hợp hoạt động, cung cấp thông tin, thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội và được huy động người, phương tiện của tổ chức, cá nhân trong trường hợp cấp thiết.

Thứ mười, được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và thực hiện một số biện pháp công tác công an theo quy định của pháp luật để bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã.

Thứ mười một, tham gia thực hiện công tác tuyển sinh, tuyển dụng vào lực lượng vũ trang nhân dân; luyện tập, diễn tập các phương án quốc phòng, an ninh, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai và các sự cố nghiêm trọng khác.

Cuối cùng, thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp cho bạn đọc về vấn đề công an xã có được kiểm tra giấy phép kinh doanh không và nhiệm vụ, quyền hạn của công an xã. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến tổ chức của công an xã, vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Lê Ngọc Khánh

Tham vấn bởi: Luật sư Lê Ngọc Khánh

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X