hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 18/12/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Công chứng CCCD ở tỉnh khác được không?

Việc công chứng (chứng thực) CCCD có bắt buộc phải thực hiện ở nơi thường trú hay có thể công chứng CCCD ở các tỉnh khác được không? Cùng theo dõi câu trả lời dưới đây.

Mục lục bài viết
  • Công chứng CCCD ở tỉnh khác được không?
  • Công chứng CCCD khác tỉnh cần những giấy tờ gì?
  • Công chứng căn cước công dân online được không? 
  • Công chứng CCCD hết bao nhiêu tiền?

*Công chứng CCCD hay chính xác là chứng thực bản sao CCCD từ bản chính. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả sẽ dùng công chứng CCCD (cách thường gọi) thay cho chứng thực CCCD. 

Công chứng CCCD ở tỉnh khác được không?

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về thẩm quyền chứng thực như sau:

- Đối với căn cước công dân do cơ quan Việt Nam cấp:

  • Uỷ ban Nhân dân xã, phường

  • Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

  • Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

  • Tổ chức hành nghề công chứng

- Đối với bản dịch căn cước công dân được dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại:

  • Phòng Tư pháp cấp quận, huyện

  • Văn phòng công chứng tư nhân

Công chứng CCCD ở tỉnh khác được không?

Công chứng CCCD ở tỉnh khác được không?

Theo nội dung trên, thì việc chứng thực căn cước công dân không phụ thuộc vào địa chỉ thường trú của người yêu cầu chứng thực căn cước công dân. Bạn có thể chứng thực căn cước công dân tại các cơ quan nêu trên ở bất cứ địa phương nào trên cả nước. 

Như vậy, chúng ta có thể công chứng căn cước công dân ở bất kỳ nơi nào thuận tiện.

Công chứng CCCD khác tỉnh cần những giấy tờ gì?

Khi chứng thực căn cước công dân, người dân phải cung cấp cho người có thẩm quyền chứng thực các giấy tờ được quy định tại Điều 20 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, cụ thể:

- Bản chính của căn cước công dân để người có thẩm quyền chứng thực đối chiếu giữa bản sao với bản chính

- Nếu là căn cước công dân do nước ngoài cấp thì phải hợp pháp hóa lãnh sự căn cước công dân

Ngoài ra, nếu khi cơ quan chứng thực không có phương tiện để in, photo CCCD từ bản chính thì người yêu cầu chứng thực phải chuẩn bị thêm bản sao CCCD.

Công chứng căn cước công dân online được không? 

Việc chứng thực bản sao từ bản chính online được quy định tại khoản 9 Điều 3 Nghị định 45/2020/NĐ-CP là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền dựa vào bản chính bằng bản giấy để chứng thực bằng phương tiện điện tử.

Tuy nhiên, việc thực hiện thủ tục này chỉ để dùng đặt lịch công chứng căn cước công dân bản sao từ bản chính trên Cổng dịch vụ công Quốc gia. 

Công dân vẫn phải tới trực tiếp tại cơ quan đã đăng ký công chứng căn cước công dân và phải xuất trình căn cước công dân bản chính để được công chứng.

Công chứng CCCD hết bao nhiêu tiền?

Công chứng CCCD hết bao nhiêu tiền?

Công chứng CCCD hết bao nhiêu tiền?

Mức phí chứng thực được Nhà nước quy định cụ thể tại Thông tư 226/2016/TT-BTC. Theo đó,  lệ phí chứng thực căn cước công dân là 2.000 đồng/trang. Từ trang thứ 3 trở lên thì mỗi trang thu 1000 đồng/trang. Và mỗi bản công chứng không quá 200.000 đồng. 

Trên đây là tư vấn về Công chứng CCCD ở tỉnh khác được không? Hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về những nội dung liên quan. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ.
Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X