hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 03/01/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Cover và reaction có vi phạm bản quyền không?

Hiện nay, trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Youtube, Tiktok,... trào lưu cover bài hát nổi tiếng và reaction các video đang rất phổ biến. Vậy cover và reaction mà không xin phép có vi phạm bản quyền không?

Mục lục bài viết
  • Cover có vi phạm bản quyền không?
  • Reaction có vi phạm bản quyền không?
  • Vi phạm bản quyền tác phẩm âm nhạc bị phạt bao nhiêu tiền?
Câu hỏi: Tôi muốn cover một bài hát của một ca sĩ nổi tiếng trong một show âm nhạc nhỏ tại địa phương. Vậy có vi phạm bản quyền không?

Cover có vi phạm bản quyền không?

Căn cứ theo Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, quy định rõ âm nhạc là một trong những loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, ca sĩ trình bày bài hát sẽ được bảo hộ quyền liên quan.

Do đó, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền đối với bài hát thực hiện hoặc cho phép người khác được thực hiện việc làm tác phẩm phái sinh và biểu diễn tác phẩm trước công chúng, sao chép, truyền tác phẩm đến với công chúng thông qua các phương tiện kỹ thuật, truyền thông,...

Cover bài hát được hiểu là hát lại một bài hát đã có từ trước đó. Theo khoản 2 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì việc cover bài hát cũng được xem là một dạng tác phẩm phái sinh và được pháp luật bảo hộ.

Cover có vi phạm bản quyền?

Cover bài hát của người khác có phải là vi phạm bản quyền?

Vì vậy, để cover bài hát của người khác thì bắt buộc phải được sự cho phép của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả đối với bài hát, trừ các trường hợp sau đây thì không cần phải xin phép, không trả tiền bản quyền bài hát những phải thông tin về tên tác giả của bài hát theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 và sửa đổi, bổ sung năm 2022, gồm:

- Tự sao chép 01 bản cho mục đích nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân mà không nhằm mục đích thương mại.

- Sử dụng hợp lý tác phẩm nhằm minh hoạ trong bài giảng, ấn phẩm hoặc cuộc biểu diễn, bản ghi âm/ghi hình, chương trình phát sóng cho mục đích giảng dạy.

- Biểu diễn tác phẩm tại các buổi sinh hoạt tuyên truyền cổ động, văn hoá mà không thu tiền dưới mọi hình thức.

- Chuyển tác phẩm sang hình thức chữ nổi hoặc loại ngôn ngữ khác dành cho người khiếm thị,...

Tuy nhiên, dù trong bất kỳ trường hợp nào thì việc cover bài hát của người khác cũng cần phải:

- Không làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường đối với bài hát.

- Không được gây hại đến quyền tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả đối với bài hát.

- Cần ghi, thông tin đầy đủ về tác giả, nguồn gốc và xuất xứ của bài hát.

Như vậy, từ các quy định trên thấy rằng muốn cover bài hát của người khác thì phải được tác giả, người sở hữu bài hát đồng ý, trừ các trường hợp không phải xin phép nêu trên. Nếu chưa được sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu bài hát mà vẫn cover thì được xác định là hành vi vi phạm pháp luật.

Reaction có vi phạm bản quyền không?

Reaction video có vi phạm bản quyền không?Reaction video có vi phạm bản quyền không?

Cũng theo các quy định được đề cập nêu trên, thấy rằng bản quyền tác giả được pháp luật bảo vệ rất chặt chẽ, chỉ cần sử dụng trái phép một đoạn nhạc trong một thời gian ngắn cũng có thể vi phạm bản quyền. Do đó, việc sử dụng video của người khác cũng là vi phạm bản quyền, trừ một số trường hợp không phải xin phép gồm:

- Tự sao chép 01 bản cho mục đích nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân mà không nhằm mục đích thương mại.

- Sử dụng hợp lý tác phẩm nhằm minh hoạ trong bài giảng, ấn phẩm hoặc cuộc biểu diễn, bản ghi âm/ghi hình, chương trình phát sóng cho mục đích giảng dạy.

Căn cứ theo Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2022 về các hành vi xâm phạm quyền tác giả, theo đó các hành vi bị xem là xâm phạm bản quyền khi sử dụng video của người khác nếu có một trong các hành vi sau:

- Sửa đổi, cắt xén video dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến uy tín, danh dự của tác giả.

- Cố ý phát sóng, truyền đạt hoặc cung cấp đến công chúng bản sao của video khi biết hoặc có cơ sở biết thông tin quản lý quyền đã bị xóa/gỡ bỏ/thay đổi mà không được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép.

Vì vậy, để tránh xảy ra các trường hợp bị đánh bản quyền và vi phạm pháp luật thì khi reaction video của người khác cần phải xin phép tác giả, chủ sở hữu bản quyền.

Vi phạm bản quyền tác phẩm âm nhạc bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 và khoản 2, 3 Điều 13 Nghị định 131/2013/NĐ-CP, hành vi vi phạm bản quyền tác phẩm âm nhạc có thể bị xử phạt với mức phạt sau đây:

- Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng đối với hành vi hát lại bài hát của người khác mà chưa được sự đồng ý của tác giả. Đồng thời phải gỡ bỏ các bản sau của bài hát dưới các hình thức điện tử, trên mạng xã hội,...

- Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng đối với hành vi biểu diễn trực tiếp bài hát của người khác trước công chúng khi chưa được chủ sở hữu quyền tác giả đồng ý.

- Phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng đối với hành vi biểu diễn bài hát qua chương trình ghi âm, ghi hình hoặc bắt kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác mà công chứng có thể tiếp cận được khi chưa được chủ sở hữu quyền tác giả đồng ý. Đồng thời phải gỡ bỏ bản sao của các bản ghi âm, ghi hình vi phạm đó.

Trên đây là những thông tin về cover có vi phạm bản quyền, reaction có vi phạm bản quyền không. Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ đến tổng đài: 19006199 để được tư vấn, hỗ trợ.
Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X