hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 14/09/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Đảng viên xin ra khỏi Đảng: Đối tượng, thủ tục thế nào?

Đảng viên xin ra khỏi Đảng có được không? Các trình tự, thủ tục để xin ra khỏi Đảng bao gồm những bước nào? Qua bài viết dưới đây cùng chúng tôi tìm hiểu về quy định về vấn đề này.

 

 

Đối tượng Đảng viên xin ra khỏi Đảng

Đối tượng Đảng viên xin ra khỏi Đảng

Đối tượng Đảng viên xin ra khỏi Đảng

Quy định về đảng viên xin ra khỏi Đảng thực hiện theo điểm 11.2 tại Hướng dẫn số 01-HD/TW ngày 20/9/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XII); cụ thể như sau:

  • Đảng viên xin ra khỏi Đảng phải làm đơn, nói rõ lý do xin ra khỏi Đảng, báo cáo chi bộ.

  • Chi bộ, đảng uỷ bộ phận (nếu có), đảng uỷ cơ sở xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền xét, quyết định cho ra khỏi Đảng và làm thủ tục xoá tên trong danh sách đảng viên.

Bên cạnh đó, quy định về những đối tượng đảng viên xin ra khỏi Đảng theo Hướng dẫn cần lưu ý:

  • Chỉ xem xét cho ra khỏi Đảng đối với những đảng viên chưa vi phạm về tư cách. Nếu vi phạm tư cách đảng viên thì phải xử lý kỷ luật về Đảng, sau đó mới xét cho ra khỏi Đảng.

  • Đảng viên đã được cấp uỷ có thẩm quyền quyết định cho ra khỏi Đảng, nếu có nhu cầu được cấp giấy xác nhận tuổi đảng thì cấp uỷ có thẩm quyền xét, cấp “Giấy xác nhận tuổi đảng” cho những người đó.

Thủ tục, trình tự xin ra khỏi Đảng

Theo quy định hiện hành, đảng viên có mong muốn xin ra khỏi Đảng đầu tiên cần chuẩn bị hồ sơ nộp lên chi bộ, bao gồm:

  • Đơn xin ra khỏi Đảng (nêu rõ lý do xin ra khỏi Đảng).

  • Văn bản đề nghị và Biên bản họp chi bộ, đảng uỷ bộ phận (nếu có).

  • Văn bản đề nghị của đảng uỷ cơ sở, báo cáo Đảng ủy Khối xét, quyết định.

Sau khi chuẩn bị và nộp đầy đủ hồ sơ, quá trình đảng viên xin ra khỏi Đảng được thực hiện theo những bước sau đây:

  • Đảng viên làm bản tự kiểm điểm và kiểm điểm trước chi bộ.

  • Đối với chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở: Xem xét, nếu có hai phần ba đảng viên chính thức trở lên biểu quyết đồng ý xoá tên đảng viên thì ra nghị quyết, báo cáo đảng ủy cấp trên.

  • Đảng uỷ cơ sở xem xét, nếu có hai phần ba đảng uỷ viên trở lên biểu quyết đồng ý xóa tên đảng viên thì ra nghị quyết, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

  • Đối với chi bộ cơ sở: Xem xét, nếu có hai phần ba đảng viên chính thức trở lên biểu quyết đồng ý xóa tên đảng viên dự bị thì ra nghị quyết, báo cáo  cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Trong trường hợp chi uỷ đã yêu cầu đến lần thứ 3 nhưng đảng viên đó không làm bản kiểm điểm hoặc không đến dự họp để kiểm điểm thì chi bộ vẫn xem xét, xử lý đối với đảng viên đó. Trường hợp đảng viên cố tình không làm bản kiểm điểm theo yêu cầu của chi bộ thì chi bộ thực hiện ngay quy trình đề nghị xóa tên đảng viên.

Việc biểu quyết để ban hành nghị quyết xóa tên đảng viên được thực hiện bằng thẻ đảng viên hoặc bằng phiếu kín.

Sau khi Đảng viên và chi bộ thực hiện theo quy trình xin ra khỏi Đảng, Đảng uỷ có nhiệm vụ thực hiện các trình tự và thủ tục liên quan đến xóa tên Đảng viên.

Đảng viên xin ra khỏi Đảng có được kết nạp lại không?

Đảng viên xin ra khỏi Đảng có được kết nạp lại không?

Đảng viên xin ra khỏi Đảng có được kết nạp lại không?

Quy định số 24/QĐ-TW năm 2021 về thi hành Điều lệ Đảng đã nêu rõ về điều kiện đối với người xin xét kết nạp lại, bao gồm:

  • Có đủ điều kiện và tiêu chuẩn của người vào Đảng theo quy định tại Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 như sau:

    Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện : thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm.

  • Ít nhất là 36 tháng kể từ khi ra khỏi Đảng (riêng người bị án hình sự về tội ít nghiêm trọng thì phải sau 60 tháng kể từ khi được xoá án tích; đảng viên đã bị đưa ra khỏi Đảng do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình thì thực hiện theo quy định của Ban Bí thư), làm đơn xin kết nạp lại vào Đảng;

    Đồng thời phải được ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ (hoặc tương đương) đồng ý bằng văn bản, cấp uỷ có thẩm quyền (huyện uỷ và tương đương) xem xét, quyết định.

Bên cạnh đó, có những trường hợp không được xem xét kết nạp lại: Tự bỏ sinh hoạt đảng; làm đơn xin ra Đảng (trừ trường hợp vì lý do gia đình đặc biệt khó khăn); gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng; bị kết án vì tội tham nhũng; bị kết án về tội nghiêm trọng trở lên.

Cũng theo Mục 3 tại Quy định, chỉ xem xét kết nạp lại vào Đảng 1 lần và Đảng viên được kết nạp lại phải trải qua thời gian dự bị.

Trên đây là những thông tin về vấn đề đảng viên xin ra khỏi đảng mà chúng tôi cung cấp đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc về các quy định của tổ chức Đảng, kỷ luật Đảng, vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ.

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X