hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 20/11/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Cập nhật danh mục hàng cấm nhập khẩu mới nhất [2024]

Thương nhân khi muốn nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam phải xác định xem hàng hóa có thuộc diện cấm nhập khẩu hay không. Dưới đây là tổng hợp danh mục hàng cấm nhập khẩu vào Việt Nam mới nhất.

Mục lục bài viết
  • Quy định về nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam
  • Danh mục hàng cấm nhập khẩu vào Việt Nam
  • Danh mục hàng hóa phải xin giấy phép nhập khẩu vào Việt Nam 
Câu hỏi: Công ty tôi kinh doanh bán lẻ nhiều mặt hàng, muốn nhập khẩu các sản phẩm như mỹ phẩm, thuốc và một số sản phẩm gia dụng từ Trung Quốc về Việt Nam nhưng không rõ thủ tục. Có thể cung cấp giúp tôi danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu mới nhất không? Và công ty tôi có đủ điều kiện được nhập khẩu trực tiếp hàng hóa trên về Việt Nam không?

Quy định về nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam

Theo quy định tại Điều 5 Luật Quản lý ngoại thương 2017 và Điều 3 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, quyền tự do nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam được thể hiện như sau:

- Thương nhân Việt Nam (không bao gồm công ty có vốn đầu tư nước ngoài) được quyền kinh doanh nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ:

  • Hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này; 

  • Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu khác theo quy định của pháp luật; 

  • Hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu

- Đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, khi thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam phải:

Thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (Cam kết WTO, Hiệp định ACFTA, ATIGA,...), các danh mục hàng hóa và thực hiện lộ trình do Bộ Công thương công bố. 

Bên cạnh đó, thương nhân nước ngoài khi nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam buộc phải thực hiện đúng các quy tắc, quy định theo pháp luật Việt Nam.

Theo quy định tại Chương II Nghị định 69/2018/NĐ-CP, hàng hóa nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam được chia thành các nhóm như sau:

- Hàng hóa nhập khẩu thông thường: Thương nhân chỉ phải giải quyết các thủ tục liên quan đến nhập khẩu hàng hóa tại cơ quan hải quan.

- Hàng hóa cấm nhập khẩu: Áp dụng đối với hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu

- Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện: Áp dụng đối với hàng hóa thuộc danh mục phải có giấy phép của các bộ, ban ngành liên quan và chịu sự quản lý của các cơ quan này; hoặc hàng hóa phải đáp ứng các điều kiện chuyên ngành mà pháp luật Việt Nam quy định.

Quy định về nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam

Quy định về nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam

Danh mục hàng cấm nhập khẩu vào Việt Nam

Căn cứ Điều 10 Luật Quản lý ngoại thương 2017 và Điều 5 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:

STT

Chi tiết hàng hóa cấm nhập khẩu

CQNN có thẩm quyền quản lý

1

- Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (không bao gồm vật liệu nổ công nghiệp)

 - Trang thiết bị kỹ thuật dùng trong quân sự.

Bộ Quốc phòng

2

- Các loại pháo (không bao gồm pháo hiệu an toàn hàng hải theo hướng dẫn của Bộ GTVT)

 - Đèn trời

 - Các dạng thiết bị làm nhiễu máy đo tốc độ xe

Bộ Công an

3

- Hóa chất Bảng 1 ban hành kèm Công ước CWC và Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 38/2014/NĐ-CP 

 - Hóa chất nằm trong Danh mục hóa chất cấm 

Bộ Công Thương

4

- Mặt hàng tiêu dùng bao gồm:

  • Hàng hóa dệt may, quần áo, giày dép.

  • Hàng hóa điện tử.

  • Hàng hóa điện lạnh.

  • Hàng hóa điện gia dụng.

  • Hàng hóa dùng để trang trí nội thất.

  • Hàng gia dụng chất liệu gốm, sứ, thủy tinh, kim loại, nhựa, cao su, chất dẻo và các chất liệu khác.

- Trang thiết bị y tế.

- Các loại xe đạp, xe mô tô, xe gắn máy đã qua sử dụng.

Bộ Công Thương

5

Hàng hóa là sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam; hoặc đã có quyết định của cơ quan chức năng về việc đình chỉ phổ biến, lưu hành, thu hồi, tịch thu và tiêu hủy tại Việt Nam.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

6

Mặt hàng công nghệ đã qua sử dụng.

Bộ Thông tin và Truyền thông

7

-  Các loại xuất bản phẩm thuộc danh mục cấm phổ biến và cấm lưu hành tại Việt Nam.

 - Tem bưu chính thuộc danh mục cấm theo Luật Bưu chính 2010.

 - Thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện không phù hợp theo quy định.

Bộ Thông tin và Truyền thông

8

- Phương tiện vận tải tay lái bên phải (bao gồm dạng tháo rời, dạng được chuyển đổi tay lái trước khi nhập khẩu). Không áp dụng đối với các loại xe chuyên dùng có tay lái bên phải hoạt động trong phạm vi hẹp và không lưu thông trên đường.

 - Các loại xe ô tô, xe 04 bánh gắn động cơ và linh kiện lắp ráp đã bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ trước khi nhập khẩu.

 - Các loại xe rơ moóc, sơ mi rơ moóc đã bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung trước khi nhập khẩu

 - Các loại xe mô tô, xe máy đã bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ trước khi nhập khẩu

Bộ Giao thông vận tải

9

- Các loại vật tư và phương tiện đã qua sử dụng, bao gồm:

  • Máy, khung, săm, lốp, phụ tùng và động cơ của xe ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe 04 bánh gắn động cơ.

  • Khung gầm của xe ô tô, xe máy kéo gắn động cơ (bao gồm khung gầm mới gắn động cơ đã qua sử dụng, khung gầm đã qua sử dụng gắn động cơ mới)

  • Các loại xe ô tô đã có sự thay đổi so với xe ban đầu về kết cấu để chuyển đổi công năng.

  • Các loại xe ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc (không bao gồm các loại xe rơ moóc, sơ mi rơ moóc chuyên dùng), xe chở người 04 bánh gắn động cơ đã qua sử dụng loại trên 05 năm kể từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu.

  • Xe ô tô cứu thương.

Bộ Giao thông Vận tải

10

Các dạng hóa chất thuộc Phụ lục III ban hành kèm Công ước Rotterdam.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

11

Thuốc bảo vệ thực vật quy định cấm sử dụng tại Việt Nam.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

12

- Mẫu vật động thực vật thuộc diện hoang dã nguy cấp, quý hiếm thuộc Phụ lục I CITES, có nguồn gốc từ tự nhiên và nhập khẩu cho mục đích thương mại.

- Mẫu vật và sản phẩm chế tác của các loài sau đây như tê giác trắng, tê giác đen, voi Châu Phi

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

13

Các loại phế liệu, phế thải, thiết bị làm lạnh có sử dụng C.F.C

Bộ Tài nguyên và Môi trường

14

Các loại sản phẩm và vật liệu trong đó có chứa amiăng thuộc nhóm amfibole.

Bộ Xây dựng

Danh mục hàng cấm nhập khẩu vào Việt Nam

Danh mục hàng cấm nhập khẩu vào Việt Nam

Danh mục hàng hóa phải xin giấy phép nhập khẩu vào Việt Nam 

Căn cứ Điều 31 Luật Quản lý ngoại thương 2017 và Điều 7 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:

Bộ Công Thương

1

Hàng hóa cần kiểm soát nhập khẩu theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên do Bộ Công Thương công bố cho từng thời kỳ.

2

Hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động: Bộ Công Thương công bố danh mục hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động cho từng thời kỳ và tổ chức cấp phép theo quy định hiện hành về cấp phép.

3

Hàng hóa áp dụng chế độ hạn ngạch thuế quan:

  • Muối.

  • Thuốc lá nguyên liệu.

  • Trứng gia cầm.

  • Đường tinh luyện, đường thô.

4

Tiền chất công nghiệp.

 

Bộ Giao thông Vận tải

1

Pháo hiệu các loại cho an toàn hàng hải.

 

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1

- Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam để tạm nhập, tái xuất hoặc nhập khẩu để sản xuất tại Việt Nam nhằm mục đích xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với nước ngoài;

- Thuốc bảo vệ thực vật để xông hơi khử trùng chứa hoạt chất methyl bromide và các hoạt chất có độ độc cấp tính loại I, II theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS);

- Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam nhập khẩu để khảo nghiệm nhằm mục đích đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;

- Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam nhập khẩu để thử nghiệm, nghiên cứu; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam; thuốc bảo vệ thực vật làm hàng mẫu, hàng phục vụ triển lãm, hội chợ và sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam nhưng nhập khẩu để làm chất chuẩn.

2

Giống vật nuôi ngoài danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam; côn trùng các loại chưa có ở Việt Nam; tinh, phôi của giống vật nuôi nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam.

3

Giống cây trồng, sinh vật sống thuộc lĩnh vực bảo vệ thực vật và các vật thể khác trong danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.

4

Giống cây trồng chưa có trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nhập khẩu để nghiên cứu, khảo nghiệm, sản xuất thử hoặc nhập khẩu với mục đích hợp tác quốc tế, để làm mẫu tham gia triển lãm, làm quà tặng hoặc để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư.

5

Thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi; thức ăn thủy sản và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản ngoài danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam.

6

Phân bón chưa được công nhận lưu hành tại Việt Nam trong các trường hợp sau:

  • Phân bón để khảo nghiệm;

  • Phân bón chuyên dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí;

  • Phân bón chuyên dùng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong phạm vi của doanh nghiệp; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam;

  • Phân bón làm quà tặng; làm hàng mẫu;

  • Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm;

  • Phân bón nhập khẩu để sản xuất phân bón xuất khẩu;

  • Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học;

  • Phân bón làm nguyên liệu để sản xuất phân bón.

7

Nguồn gen của cây trồng, vật nuôi, vi sinh phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học, kỹ thuật.

 

Bộ Thông tin và Truyền thông

1

Tem bưu chính, ấn phẩm tem bưu chính và các mặt hàng tem bưu chính.

2

Sản phẩm an toàn thông tin mạng, bao gồm:

  • Sản phẩm kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng;

  • Sản phẩm giám sát an toàn thông tin mạng;

  • Sản phẩm chống tấn công, xâm nhập.

 

Bộ Y tế

1

Thuốc phải kiểm soát đặc biệt.

2

Nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt.

3

Thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam.

4

Nguyên liệu làm thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, trừ nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt.

5

Chất chuẩn, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc.

6

Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu để nghiên cứu khoa học hoặc kiểm nghiệm hoặc hướng dẫn sử dụng, sửa chữa trang thiết bị y tế.

7

Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu để phục vụ mục đích viện trợ.

8

Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu để sử dụng cho mục đích chữa bệnh cá nhân.

9

Hóa chất, chế phẩm nhập khẩu để nghiên cứu.

10

Chế phẩm nhập khẩu phục vụ mục đích viện trợ; sử dụng cho mục đích đặc thù khác (là quà biếu, cho, tặng hoặc trên thị trường không có sản phẩm và phương pháp sử dụng phù hợp với nhu cầu sử dụng của tổ chức, cá nhân xin nhập khẩu).

 

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

1

Vàng nguyên liệu.

Trên đây là toàn bộ các mặt hàng thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu vào Việt Nam mới nhất. Nếu Quý bạn đọc đang có nhu cầu nhập khẩu nhưng chưa hàng hóa có bị cấm nhập khẩu hay không, vui lòng liên hệ chúng tôi tại hotline  19006199 .
Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X