hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 11/01/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Đấu thầu thuốc là gì? Quy trình đấu thầu thuốc mới nhất

Để đảm bảo nguồn thuốc điều trị cho bệnh nhân thì các bệnh viện đều phải thực hiện đấu thầu thuốc theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Vậy đấu thầu thuốc là gì? Quy trình đấu thầu thuốc mới nhất được quy định ra sao?

Mục lục bài viết
  • Đấu thầu thuốc là gì?
  • Các hình thức đấu thầu được sử dụng trong đấu thầu thuốc ở các cơ sở y tế công lập
  • Quy trình đấu thầu thuốc tại các bệnh viện hiện nay
Câu hỏi: Tôi là nhân viên mới vào làm tại một bệnh viện. Bệnh viện tôi đang chuẩn bị tổ chức đấu thầu thuốc vào tháng 4/2024. Tuy nhiên tôi chưa hiểu rõ đấu thầu thuốc là gì? Quy trình đấu thầu thuốc mới nhất được quy định thế nào?

Đấu thầu thuốc là gì?

Đấu thầu thuốc là gì?

Đấu thầu thuốc là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Luật Đấu thầu năm 2023 thì đấu thầu được quy định là một quá trình để lựa chọn ra nhà thầu, nhà đầu tư phù hợp có thể ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ, mua sắm hàng hoá, xây lắp, các dự án đầu tư kinh doanh theo yêu cầu của bên mời thầu.

Đấu thầu được tổ chức thực hiện trên nguyên tắc cạnh tranh, minh bạch, công bằng, mang lại hiệu quả kinh tế và đảm bảo về trách nhiệm giải trình.

Theo quy định trên thì mua sắm hàng hoá là một trong những hoạt động cần tổ chức đấu thầu theo quy định hiện hành. Bên cạnh đó, tại khoản 17 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023 cũng quy định thuốc chính là đối tượng của đấu thầu mua sắm hàng hoá.

Theo đó, có thể hiểu đấu thầu thuốc chính là một dạng đấu thầu cụ thể của đấu thầu mua sắm hàng hoá.

Tại khoản 2 Điều 2 Luật Dược năm 2016 đã quy định thuốc là một loại chế phẩm, trong đó có chứa các dược liệu hoặc dược chất được sử dụng nhằm phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh,.. cho người. Thuốc bao gồm: thuốc dược liệu, thuốc hoá dược, thuốc cổ truyền, sinh phẩm, vắc xin.

Từ những quy định trên, có thể kết luận đấu thầu thuốc chính là thực hiện một quá trình chọn ra nhà thầu phù hợp để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp thuốc hoá dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, sinh phẩm và vắc xin cho bệnh viện/cơ sở y tế/… trên nguyên tắc cạnh tranh, minh bạch, công bằng, mang lại hiệu quả kinh tế và có trách nhiệm giải trình.

Các hình thức đấu thầu được sử dụng trong đấu thầu thuốc ở các cơ sở y tế công lập

Các hình thức đấu thầu được sử dụng trong đấu thầu thuốc ở các cơ sở y tế công lập

Các hình thức đấu thầu được sử dụng trong đấu thầu thuốc ở các cơ sở y tế công lập

Việc đấu thầu thuốc trong các cơ sở y tế công lập được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 15/2019/TT-BYT, đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 15/2021/TT-BYTThông tư số 06/2023/TT-BYT.

Các hình thức đấu thầu được sử dụng trong đấu thầu thuốc ở các cơ sở y tế công lập hiện nay được thực hiện theo quy định tại Mục 2 Thông tư số 15/2019/TT-BYT, cụ thể như sau:

  • Hình thức đấu thầu rộng rãi (Điều 19) được áp dụng thực hiện với mọi gói thầu thuốc, trừ trường hợp đặc biệt phải thực hiện theo hình thức đấu thầu khác được quy định từ Điều 20 đến Điều 24 của Thông tư này;

  • Hình thức đấu thầu hạn chế (Điều 20) được áp dụng với các gói thầu thuốc phải đáp ứng các yêu cầu kiểm soát đặc biệt theo quy định của Bộ Y tế và những loại thuốc có tính đặc thù riêng mà chỉ có một số nhà đầu nhất định đáp ứng được yêu cầu;

  • Hình thức chỉ định thầu (Điều 21):

  • Hình thức chỉ định thầu thông thường được áp dụng thực hiện với các gói thầu thuốc có hạn mức không quá 01 tỷ đồng;

  • Hình thức chỉ định thầu rút gọn được áp dụng thực hiện với các gói thầu thuốc cần phải triển khai ngay để đảm bảo cho công tác phòng, chống dịch bệnh hoặc để bảo đảm duy trì hoạt động của cơ sở khám chữa bệnh trong trường hợp cấp bách để tránh nguy hại đến sức khoả của người dân… theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu năm 2023.

  • Hình thức chào hàng cạnh tranh (Điều 22) được áp dụng với các gói thầu mua thuốc đáp ứng các điều kiện sau:

  • Giá trị của gói thầu mua thuốc không vượt quá 05 tỷ đồng;

  • Thuốc được đấu thầu thuộc Danh mục thuốc thiết yếu được Bộ Y tế ban hành hoặc những loại thuốc thông dụng và có sẵn trên thị trường, chất lượng của thuốc đã được tiêu chuẩn hoá;

  • Đã có kế hoạch lựa chọn nhà thầu và được người có thẩm quyền chấp thuận, phê duyệt;

  • Trường hợp mua thuốc từ Ngân sách Nhà nước thì phải có dự toán mua thuốc và đã được phê duyệt. Trong trường hợp mua thuốc từ nguồn thu khác của cơ sở y tế thì cơ sở đó phải bảo đảm nguồn vốn để thanh toán theo đúng tiến độ thực hiện gói thầu.

  • Hình thức mua sắm trực tiếp (Điều 23) được áp dụng thực hiện với các gói thầu mua thuốc đáp ứng các điều kiện sau:

  • Nhà thầu đã trúng thầu cung cấp thuốc theo yêu cầu của cơ sở y tế thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã thực hiện ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó;

  • Gói thầu cung cấp thuốc có nội dung, tính chất tương tự và có quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã được ký hợp đồng trước đó;

  • Đơn giá của các loại thuốc thuộc gói thầu thực hiện đấu thầu theo hình thức mua sắm trực tiếp không vượt quá đơn giá của các loại thuốc tương ứng thuộc gói thầu đã được ký kết hợp đồng thực hiện trước đó;

  • Thời hạn được tính từ khi ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không được quá 12 tháng.

  • Hình thức tự thực hiện (Điều 24) được áp dụng với các gói thầu cung cấp thuốc đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Đấu thầu hiện hành.

Tuy các quy định tại Thông tư số 15/2019/TT-BYT xây dựng trên cơ sở của Luật Đấu thầu năm 2013 và luật này đã hết hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023 nhưng đến nay vẫn chưa có Thông tư nào thay thế hoàn toàn Thông tư này để phù hợp với quy định của Luật Đấu thầu năm 2023.

Do đó, hiện nay vẫn thực hiện theo 06 hình thức đấu thầu thuốc theo quy định của Thông tư số 15/2019/TT-BYT.

Quy trình đấu thầu thuốc tại các bệnh viện hiện nay

Quy trình đấu thầu thuốc tại các bệnh viện hiện nay

Quy trình đấu thầu thuốc tại các bệnh viện hiện nay

Hiện nay, tuỳ thuộc vào mỗi bệnh viện sẽ có cách tổ chức đấu thầu và quy định về tiến độ đấu thầu khác nhau, phù hợp với nhu cầu của mỗi bệnh viện. Tuy nhiên, việc đấu thầu thuốc tại các bệnh viện thường được thực hiện theo quy trình cơ bản sau:

  • Bước 1: Bệnh viện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc

Khi bệnh viện có nhu cầu mua sắm thêm thuốc để phục vụ cho việc khám bệnh, chữa bệnh và điều trị bệnh cho bệnh nhân thì sẽ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc. Trong kế hoạch đấu thầu của bệnh viện phải nêu rõ các nội dung sau:

+ Tên gói thầu;

+ Tên thuốc;

+ Dạng bào chế của thuốc;

+ Giá gói thầu mua sắm thuốc;

+ Nguồn vốn để mua sắm;

+ Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc;

+ Thời tổ chức lựa chọn nhà thầu;

+ Loại hợp đồng cung cấp thuốc;

+ Thời gian thực hiện hợp đồng với nhà thầu trúng thầu.

  • Bước 2: Tiến hành lập, thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu

Bệnh viện tiến hành lập hồ sơ mời thầu tương ứng theo phương thức lựa chọn nhà thầu phù hợp. Sau khi lập hồ sơ hoàn tất, bệnh viện sẽ thực hiện thẩm định hồ sơ và báo cáo thẩm định lên Thủ trưởng bệnh viện xem xét để phê duyệt.

  • Bước 3: Tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu phù hợp để cung cấp thuốc cho bệnh viện.

Các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và nộp bảo đảm dự thầu theo yêu cầu trong hồ sơ mời thầu đã được cung cấp trước đó. Bên mời thầu- bệnh viên tiến hành đánh giá hồ sơ dự thầu của các nhà thầu để lựa chọn ra nhà thầu phù hợp với yêu cầu trong hồ sơ mời thầu.

Sau khi lựa chọn nhà thầu phù hợp, bệnh viên sẽ phê duyệt và thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu. Sau đó các bên ký hợp đồng cun cấp thuốc, bảo đảm việc thực hiện hợp đồng và bệnh viện sử dụng thuốc đã trúng thầu.

Trên đây là giải đáp về đấu thầu thuốc và các vấn đề liên quan. Nếu còn vấn đề nào thắc mắc, hay gặp khó khăn trong các vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài:  19006199 để được hỗ trợ.
Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X