hieuluat
Chia sẻ email
Chủ Nhật, 08/10/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Điều động cán bộ là gì? Một số quy định về điều động cán bộ

Điều động cán bộ là hoạt động diễn ra phổ biến tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức của Nhà nước. Vậy điều động cán bộ là gì? Một số quy định về điều động cán bộ hiện nay.

 
Mục lục bài viết
  • Cán bộ là gì?
  • Điều động cán bộ là gì?
  • Quy định về điều động cán bộ
  • Khi nào cần điều động cán bộ?
  • Điều động cần đáp ứng những điều kiện nào?

Cán bộ là gì?

Tại khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 giải thích khái niệm “cán bộ” như sau:

“Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”

Theo quy định trên thì cán bộ làm việc trong cơ quan Nhà nước tại Việt Nam trước hết phải là:

  • Công dân Việt Nam;

  • Được làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn vị từ trung ương đến địa phương bằng cách bầu cử, phê chuẩn hoặc bổ nhiệm;

  • Làm việc theo chế độ biên chế và được hưởng lương trực tiếp từ nguồn ngân sách Nhà nước.

Điều động cán bộ là gì?

Điều động cán bộ là gì?

Điều động cán bộ là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 10 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 thì “điều động cán bộ” là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định chuyển cán bộ từ cơ quan, đơn vị, tổ chức này đến làm việc ở cơ quan, đơn vị, tổ chức khác. 

Hay hiểu đơn giản thì việc điều động cán bộ là việc chuyển cán bộ sang làm việc ở một nơi khác với vị trí và chức vụ tương đương vị trí và chức vụ đang nắm giữ. 

Khác với luân chuyển cán bộ, việc điều động cán bộ được thực hiện trong một thời gian dài, có thể là cố định với mục đích bố trí cán bộ làm việc ở một vị trí khác với chức vụ tương đương chức vụ mà người đó đang nắm giữ.

Quy định về điều động cán bộ

Cán bộ là người làm việc trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức của hệ thống Cơ quan Nhà nước Việt Nam. Do đó, việc điều động cán bộ phải thực hiện theo nguyên tắc và quy định của pháp luật. Cụ thể việc điều động cán bộ cần lưu ý một số quy định sau:

Khi nào cần điều động cán bộ?

Khi nào cần điều động cán bộ

Khi nào cần điều động cán bộ

Điều động cán bộ là một hoạt động quản lý cán bộ nên việc điều động phải được thực hiện theo quy định cũng như căn cứ xác đáng. 

Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và khoản 1 Điều 30 Quy định số 80/QĐ-TW do Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành năm 2022 thì việc điều động cán bộ chỉ được thực hiện khi có căn cứ vào quy hoạch cán bộ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Theo đó, điều động cán bộ phải được thực hiện theo quy định pháp luật và sự xem xét, quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Người được điều động phải đáp ứng được những điều kiện tương ứng với chức vụ được điều động để làm việc.

Điều động cần đáp ứng những điều kiện nào?

Cũng theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Quy định số 80/QĐ-TW thì cán bộ thuộc diện được điều động phải đáp ứng các điều kiện phù hợp với chức vụ được điều động đến như:

  • Có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt;

  • Có năng lực, sở trường phù hợp với công việc được giao;

  • Có khả năng đáp ứng được các yêu cầu về nhiệm vụ của công việc tương ứng với chức vụ cán bộ được đảm nhiệm;

  • Có sự uy tín để được điều động.

Theo đó, khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện trên và thuộc diện quy hoạch nguồn cán bộ được điều động thì sẽ được điều động làm cán bộ với chức vụ tương đương với chức vụ mà người đó đang nắm giữ.

Trình tự, thủ tục điều động cán bộ

Trình tự, thủ tục điều động cán bộ

Trình tự, thủ tục điều động cán bộ

Việc điều động cán bộ được thực hiện trên nguyên tắc phát huy và sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ của hệ thống Cơ quan Nhà nước Việt Nam nên phải được thực hiện nghiêm túc theo trình tự, thủ tục luật định. 

Theo quy định tại mục 1.2 khoản 1 Điều 30 Quy định số 80/QĐ-TW ban hành năm 2022 thì việc điều động cán bộ được thực hiện theo trình tự các bước sau:

  • Bước 1: Cơ quan tham mưu trong việc tổ chức cán bộ của cấp uỷ, cơ quan, đơn vị, tổ chức Đảng có thẩm quyền thực hiện trao đổi và lấy ý kiến của ban lãnh đạo nơi tiếp nhận cán bộ thuộc diện dự kiến điều động;

  • Bước 2: Trao đổi, lấy ý kiến về thông tin cán bộ được điều động với tập thể ban lãnh đạo nơi cán bộ đang công tác: Cán bộ được giới thiệu chỉ được điều động khi đạt trên 50% số phiếu của tổng số người được triệu tập trong phiên họp lấy ý kiến. Tuy nhiên, trong trường hợp tỷ lệ đồng ý không quá bán thì người đứng đầu nơi cán bộ đang công tác sẽ xem xét và đưa ra quyết định;

  • Bước 3: Lấy ý kiến đánh giá và nhận xét của cơ quan, đơn vị cũng như địa phương đối với cán bộ thuộc diện được điều động;

  • Bước 4: Gặp trực tiếp cán bộ được điều động để trao đổi về nội dung công việc, nhiệm vụ được phân công công tác khi điều động;

  • Bước 5: Phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định về nhận sự được điều động và lập báo cáo gửi lên cơ quan có thẩm quyền xem xét và ra quyết định. Tuy nhiên, trong trường hợp cán bộ được điều động đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, điều kiện của vị trí được điều động nhưng chính cán bộ được điều động hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan còn chưa thống nhất ý kiến thì cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ tổng hợp các ý kiến và lập báo cáo có tổng hợp tất cả các ý kiến để trình lên cấp có thẩm quyền xem xét và đưa ra quyết định.

  • Bước 6: Cấp có thẩm quyền xem xét và ban hành Quyết định điều động cán bộ theo quy định. 

Trên đây là một số quy định về điều động cán bộ mà chúng tôi cung cấp đến quý bạn đọc. Nếu có thắc mắc về các quy định trên, vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ.

Lê Ngọc Khánh

Tham vấn bởi: Luật sư Lê Ngọc Khánh

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X