hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 01/03/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Đình chỉ vụ án dân sự là gì? Đình chỉ trong trường hợp nào?

Đình chỉ vụ án dân sự là một khái niệm pháp lý quan trọng, được áp dụng trong một số trường hợp nhất định. Cụ thể, đình chỉ vụ án dân sự là gì, áp dụng khi nào? Cùng theo dõi tại bài viết sau.

Mục lục bài viết
  • Đình chỉ vụ án dân sự là gì?
  • Đình chỉ vụ án dân sự trong trường hợp nào?
  • Phân biệt đình chỉ và tạm đình chỉ vụ án dân sự?
Câu hỏi: Chào Luật sư, hiện tôi và một người quen có tranh chấp về quyền sử dụng đất, và tôi là Nguyên đơn trong vụ kiện đang được Tòa án xử lý. Gần đây, tôi được thông tin Bị đơn đã bị tai nạn nghiêm trọng và có nguy cơ mất đi tính mạng. Cho tôi hỏi nếu chẳng may Bị đơn mất thì vụ án này có bị đình chỉ không hay xử lý như thế nào? Mong được sự phản hồi từ phía Luật sư. Xin cảm ơn.

Đình chỉ vụ án dân sự là gì?

Đình chỉ vụ án dân sự có thể hiểu là quá trình mà toà án quyết định tạm ngừng việc xử lý một vụ án dân sự dựa trên các căn cứ được quy định bởi pháp luật. Khi một vụ án bị đình chỉ, có nghĩa là toà án quyết định chấm dứt/ngừng việc tiến hành các hoạt động tố tụng liên quan đến vụ án đó.

Đình chỉ vụ án dân sự là gì?

Đình chỉ vụ án dân sự là gì?

Đặc điểm quan trọng của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là một khi quyết định được đưa ra, các bên liên quan sẽ phải tuân thủ và tạm thời ngừng mọi hoạt động pháp lý liên quan đến vụ án. 

Đình chỉ vụ án dân sự trong trường hợp nào?

Theo Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13, Tòa án có quyền ra quyết định về việc đình chỉ vụ án dân sự nếu xét thấy vụ án rơi vào một trong các trường hợp sau:

Đình chỉ vụ án dân sự trong trường hợp nào?

Đình chỉ vụ án dân sự trong trường hợp nào?

- Nguyên đơn/ bị đơn là cá nhân đã chết nhưng không có người thừa kế quyền và nghĩa vụ của họ;

- Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể/ phá sản mà quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ không được bất cứ cá nhân/tổ chức/cơ quan nào kế thừa;

- Người khởi kiện thực hiện rút lại hết các yêu cầu khởi kiện;

- Nguyên đơn của vụ án đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ khi người này đề nghị xét xử vắng mặt hoặc có xảy ra sự kiện bất khả kháng/ trở ngại khách quan;

- Doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án nhưng đã bị Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến các nghĩa vụ và tài sản của các tổ chức đó;

- Nguyên đơn không thực hiện nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí và chi phí tố tụng khác theo quy định. Nếu bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập mà không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác thì Tòa án đình chỉ việc giải quyết yêu cầu phản tố và yêu cầu độc lập đó.

- Đương sự/Các bên có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước thời điểm Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết;

- Các trường hợp Tòa án phải trả lại đơn khởi kiện đã thụ lý theo quy định tại khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;

- Các trường hợp khác theo quy định mà phải đình chỉ vụ án.

Phân biệt đình chỉ và tạm đình chỉ vụ án dân sự?

Mời bạn đọc cùng theo dõi bảng sau để phân biệt đình chỉ vụ án dân sự và tạm đình chỉ vụ án dân sự: 

TIÊU CHÍ

ĐÌNH CHỈ 

TẠM ĐÌNH CHỈ 

Tính chất

Là phương thức giải quyết vụ án dân sự, làm chấm dứt tất cả quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình tố tụng 

Không phải là phương thức giải quyết vụ án mà chỉ là tạm dừng lại quá trình xử lý, và vụ án sẽ được thực hiện giai đoạn tiếp theo vào thời điểm thích hợp.

Căn cứ pháp lý

Khoản 1 Điều 217 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

Khoản 1 Điều 214 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

Giai đoạn áp dụng

Đình chỉ chỉ được áp dụng trong giai đoạn sơ thẩm.

Tạm đình chỉ có thể áp dụng trong giai đoạn sơ thẩm/phúc thẩm.

Hậu quả pháp lý

- Vụ án bị đình chỉ giải quyết sẽ được xoá tên trong sổ thụ lý.

- Đương sự không có quyền khởi kiện giải quyết lại vụ án dân sự đó, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định

-Tiền tạm ứng án phí do đương sự nộp sẽ được xung vào công quỹ hoặc được trả lại (tùy trường hợp cụ thể).

- Vụ án dân sự không bị xoá tên mà chỉ được ghi sổ thụ lý về số và  thời gian ra quyết định tạm đình chỉ vụ án đó.

- Trong thời gian tạm đình chỉ, Thẩm phán vẫn phải có trách nhiệm về việc xử lý, giải quyết vụ án đó.

- Tiền tạm ứng án phí, lệ phí sẽ được chuyển đến kho bạc nhà nước và được xử lý sau khi Tòa án tiếp tục giải quyết lại vụ án dân sự.

Thẩm quyền

- Trước khi mở phiên tòa: Thẩm quyền đình chỉ/tạm đình chỉ thuộc về Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án dân sự;

- Tại phiên tòa: thẩm quyền đình chỉ/tạm đình chỉ thuộc về Hội đồng xét xử.

Bài viết đã trình bày chi tiết về nội dung về khái niệm và các trường hợp đình chỉ vụ án dân sự, nếu cần cung cấp thêm thông tin, bạn đọc vui lòng liên hệ tới số tổng đài  19006199  để được giải đáp thắc mắc.

Bài viết vẫn chưa giải quyết hết thắc mắc của bạn? Đừng ngần ngại, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số  1900.6199 để hỗ trợ, giải đáp

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X