hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 03/11/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Hàng cấm là gì? Danh mục hàng cấm mới nhất

Kinh doanh hàng cấm là hành vi vi phạm pháp luật nhưng thực tế, việc trao đổi, mua bán và kinh doanh hàng cấm vẫn còn tồn tại. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về hàng cấm là gì? Danh mục hàng cấm mới nhất.

Câu hỏi: Hôm trước tôi lướt mạng xã hội và vô tình thấy bài đăng quảng cáo bán súng và các loại vũ khí, mã tấu. Theo tôi được biết thì ở Việt Nam không được sở hữu và mua bán súng đạn vì nó là hàng cấm. Luật sư cho tôi hỏi hàng cấm là gì? Hiện nay ở nước ta những hàng hóa nào là hàng cấm? Xin cảm ơn Luật sư.

Hàng cấm là gì?

Hàng cấm là gì?

Hàng cấm là gì?

Hàng cấm có thể hiểu là các sản phẩm, hàng hóa bị cấm sản xuất, mua bán, sử dụng tại một quốc gia, lãnh thổ nào đó và nằm dưới sự kiểm soát của pháp luật. Thông thường, các hàng hóa bị cấm vì chúng gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, y tế, môi trường và an ninh quốc phòng của quốc gia.

Theo quy định, một số sản phẩm, hàng hóa là hàng cấm bao gồm:

- Vũ khí: bao gồm các loại súng, máy bay, xe tăng, thuốc nổ, các vũ khí khác.

- Ma túy, và các chất gây nghiện;

- Hóa chất có hại, thuốc lá, pháo nổ;

- Thực vật, động vật hoang dã, quý hiếm và các loại giống cây trồng gây hại;

- Văn hóa phẩm đồi trụy,....

Theo đó, các mặt hàng này bị cấm sản xuất, kinh doanh, mua bán, sử dụng vì chúng gây ảnh hưởng đến xã hội, an ninh quốc gia, sức khỏe con người và sinh thái môi trường tự nhiên.

Danh mục hàng cấm mới nhất 

Danh mục hàng cấm được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP, bao gồm:

Danh mục hàng cấm mới nhất

Danh mục hàng cấm xuất khẩu

Danh mục hàng cấm nhập khẩu

- Vũ khí, đạn, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), thiết bị kỹ thuật quân sự.

- Các sản phẩm mật mã bảo vệ bí mật Nhà nước.

- Di vật và bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật.

- Các loại sản phẩm văn hóa cấm phổ biến, lưu hành/có quyết định đình chỉ phổ biến, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy tại Việt Nam.

- Các loại xuất bản phẩm cấm lưu hành tại Việt Nam.

- Tem bưu chính cấm kinh doanh, trao đổi, trưng bày.

- Gỗ tròn, gỗ xẻ từ các gỗ rừng tự nhiên trong nước.

- Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm; mẫu vật thực vật rừng.

- Mẫu vật và sản phẩm của tê giác trắng, tê giác đen, voi Châu Phi.

- Các loài hoang dã, quý, hiếm nhóm I.

- Thủy sản cấm xuất khẩu.

- Giống vật nuôi và cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu.

- Hóa chất để sản xuất, sử dụng phá hủy vũ khí hóa học.

- Hóa chất khác cấm xuất khẩu theo quy định.

- Vũ khí, đạn, vật liệu gây nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), thiết bị kỹ thuật quân sự.

- Pháo, đèn trời và các thiết bị khác gây nhiễu máy đo tốc độ của phương tiện giao thông.

- Hóa chất độc

- Hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, và phương tiện đã qua sử dụng.

- Các loại sản phẩm văn hóa cấm phổ biến, lưu hành/có quyết định đình chỉ phổ biến, tịch thu, tiêu hủy tại Việt Nam.

- Sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng.

- Xuất bản phẩm bị cấm lưu hành tại Việt Nam.

- Tem bưu bị cấm kinh doanh, trao đổi, trưng bày.

- Thiết bị vô tuyến điện, ứng dụng sóng vô tuyến không đúng quy chuẩn kỹ thuật.

- Phương tiện vận tải tay lái bên phải, trừ các loại phương tiện gồm: xe cần cẩu; máy đào kênh rãnh; xe quét đường, tưới đường; xe chở rác,..

- Các loại ô tô, mô tô, xe máy chuyên dùng, xe gắn máy, rơ moóc, sơ mi rơ moóc bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung.

- Hóa chất thuộc Phụ lục III của Công ước Rotterdam.

- Thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng.

- Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm nhập khẩu vì mục đích thương mại.

- Mẫu vật và sản phẩm của tê giác trắng, tê giác đen, voi Châu Phi.

- Phế liệu, phế thải, và các thiết bị làm lạnh có sử dụng C.F.C.

- Sản phẩm, vật liệu có chứa chất amiăng và thuộc nhóm amfibole.

Kinh doanh hàng cấm bị xử phạt thế nào?

Theo Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, kinh doanh hàng cấm bị xử phạt hành chính, từ 01 - 100 triệu đồng, tùy theo từng tính chất, mức độ, số lượng, loại hàng cấm cụ thể. Đồng thời, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau:

- Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm cấm kinh doanh.

- Buộc nộp lại số lợi nhuận thu được bất hợp pháp từ thực hiện hành vi vi phạm.

Theo Điều 190 Bộ luật Hình sự 2015, hành vi sản xuất, kinh doanh hàng cấm có thể bị phạt tiền từ 100 triệu đồng - 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 01 năm - 05 năm, tuỳ theo tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.

Bài viết đã gửi đến bạn đọc thông tin về hàng cấm là gì và danh mục hàng cấm mới nhất. Mong rằng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về nội dung này. Nếu cần giải đáp thắc mắc liên quan, hãy liên hệ tổng đài  19006199 để được hỗ trợ nhanh chóng.

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X