hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 06/11/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Hàng nhập lậu có phải hàng giả không? Bị phạt thế nào?

Hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng là những thuật ngữ có thể gây nhầm lẫn và khiến bạn đọc khó có thể phân biệt chúng. Vậy hàng nhập lậu có phải hàng giả không? Kinh doanh hàng nhập lậu bị phạt thế nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.

 
Mục lục bài viết
  • Hàng nhập lậu có phải hàng giả không? 
  • Phân biệt hàng nhập lậu và hàng giả
  • Kinh doanh hàng nhập lậu bị phạt thế nào?
Câu hỏi: Xin chào Luật sư, vừa rồi Công ty tôi có mua hàng hoá từ một Công ty khác để thưởng quà 20/10 cho nhân viên. Tuy nhiên, tôi được biết rằng hàng hoá này được nhập lậu. Luật sư cho tôi hỏi hàng nhập lậu có phải hàng giả hay không? Và kinh doanh hàng nhập lậu bị xử phạt như thế nào? Xin cảm ơn Luật sư.

Hàng nhập lậu có phải hàng giả không? 

Hàng nhập lậu có phải hàng giả không?

Hàng nhập lậu có phải hàng giả không? 

Hàng nhập lậu không phải là hàng giả theo quy định pháp luật, mà chúng là hai khái niệm khác nhau. Cụ thể như sau:

Hàng nhập lậu là các sản phẩm, hàng hóa được nhập khẩu vào một quốc gia theo cách bất hợp pháp, không tuân thủ quy định về nhập khẩu, thuế quan và các chi phí khác liên quan đến nhập khẩu của quốc gia đó. 

Còn hàng giả là các hàng hoá, sản phẩm giả mạo, sao chép các hàng hóa, sản phẩm của các thương hiệu khác một cách trái phép, không đảm bảo đúng tiêu chuẩn quy định. 

Hàng giả được sản xuất và đưa ra thị trường mà không được cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhằm mục đích lừa dối khách hàng để kiếm lợi nhuận.

Tóm lại, hàng nhập lậu và hàng giả là hai loại hàng hoá khác nhau và hàng nhập lậu không phải là hàng giả.

Phân biệt hàng nhập lậu và hàng giả

Để phân biệt hàng nhập lậu và hàng giả, mời bạn đọc tham khảo nội dung sau đây:

Theo Khoản 6 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, hàng nhập lậu bao gồm:

- Hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm/tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật;

- Hàng nhập khẩu yêu cầu giấy phép nhưng không có giấy phép nhập khẩu;

- Hàng nhập khẩu không đáp ứng điều kiện nhập khẩu theo quy định;

- Hàng nhập khẩu không đi qua cửa khẩu; không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật;

- Hàng nhập khẩu nhưng gian lận về số lượng và chủng loại khi làm thủ tục hải quan;

- Hàng nhập về lưu thông trên thị trường mà không có hóa đơn, chứng từ hoặc có hóa đơn, chứng từ không hợp pháp;

- Hàng nhập khẩu phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán hoặc có tem giả, tem đã qua sử dụng.

Còn hàng giả, theo Khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, bao gồm:

- Hàng hóa có công dụng, giá trị không đúng với nguồn gốc tự nhiên, tên gọi của hàng hóa;

- Hàng hóa không có giá trị, công dụng/giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với nội dung đã công bố;

- Hàng hóa chỉ đạt mức chất lượng, tiêu chuẩn dưới 70% so với mức tối thiểu quy định về tiêu chuẩn chất lượng đã công bố/ ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

- Thuốc giả và dược liệu giả theo quy định của Luật Dược 2016;

- Thuốc thú y, bảo vệ thực vật không có/không đủ hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác hoặc hàm lượng hoạt chất đạt dưới 70% so với mức tối thiểu đã công bố áp dụng;

- Hàng hóa có nhãn giả mạo thông tin tổ chức, cá nhân khác: bao gồm giả mạo mã số đăng ký, mã số công bố, mã số mã vạch, tên hàng hóa, bao bì, nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa,..

- Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.

Kinh doanh hàng nhập lậu bị phạt thế nào?

Kinh doanh hàng nhập lậu bị phạt thế nào?

Kinh doanh hàng nhập lậu bị phạt thế nào?

Theo Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, hành vi kinh doanh hàng nhập lậu bị xử phạt như sau:

Giá trị hàng nhập lậu

Mức xử phạt

< 3.000.000 đồng

500.000 đồng - 1.000.000 đồng

3.000.000 đồng - < 5.000.000 đồng

1.000.000 đồng - 2.000.000 đồng

5.000.000 đồng - < 10.000.000 đồng

2.000.000 đồng - 4.000.000 đồng

10.000.000 đồng - <  20.000.000 đồng

4.000.000 đồng - 6.000.000 đồng

20.000.000 đồng - < 30.000.000 đồng

6.000.000 đồng - 10.000.000 đồng

30.000.000 đồng - < 50.000.000 đồng

10.000.000 đồng - 20.000.000 đồng

50.000.000 đồng - < 70.000.000 đồng

20.000.000 đồng - 30.000.000 đồng

70.000.000 đồng - < 100.000.000 đồng

30.000.000 đồng - 40.000.000 đồng

> 100.000.000 đồng

40.000.000 đồng - 50.000.000 đồng

Bên cạnh đó, phạt tiền gấp 02 lần mức phạt trên nếu rơi vào các trường hợp vi phạm sau:

- Trực tiếp nhập lậu hàng hóa dưới 100 triệu đồng hoặc trên 100 triệu đồng mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Hàng nhập lậu là hàng cấm/tạm ngừng nhập khẩu;

- Hàng nhập lậu là thực phẩm, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến, bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn…

Ngoài ra, hành vi nhập lậu còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự nếu vi phạm Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể là tội buôn lậu. Theo đó, người kinh doanh hàng nhập lậu là hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có thể phạt tiền từ 50 - 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm.

Trên đây là thông tin gửi đến bạn đọc về hàng nhập lậu có phải hàng giả không. Nếu còn thắc mắc vấn đề liên quan, vui lòng liên hệ tổng đài  19006199 để được hỗ trợ.

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X